HoREA đề nghị xem xét bất cập trong quy định kê khai và hoàn thuế của doanh nghiệp
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đề nghị xem xét xử lý các bất cập về quy định kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định về hoàn thuế đối với thuế thu nhập mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thừa.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM đề nghị xem xét bất cập trong quy định kê khai và hoàn thuế của doanh nghiệp (ảnh minh họa)
Theo HoREA, Nghị định 126/2020 ngày 19/10/2020 và Nghị định 132/2020 ngày 3/11/2020 có một số quy định bất cập về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo điểm b, khoản 6 Điều 8 Nghị định 126, “tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước”.
Bên cạnh đó, Nghị định 126 quy định chậm nhất đến ngày 31/10, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 và số tạm nộp thuế 3 quý đầu năm, không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm, lúc này phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3, đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA – cho rằng, quy định này rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Doanh nghiệp thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý IV mà không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Bởi lẽ, chỉ cần phát sinh một vài thương vụ ngoài kế hoạch thì doanh nghiệp có thể vi phạm quy định trên đây do doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến.
Chủ tịch HoREA đề nghị Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế cần quan tâm xem xét khi hướng dẫn thi hành Nghị định 126, có phân biệt trường hợp cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận để chiếm dụng tiền thuế; hoặc trường hợp ngay tình, không cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận đối với các khoản doanh thu, lợi nhuận đột xuất.
Chủ tịch HoREA cũng đề nghị không xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp đã nộp báo cáo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận quý IV, kèm theo danh mục các dự án, hoặc hoạt động kinh doanh mà có phát sinh doanh thu và lợi nhuận ngoài kế hoạch đã kê khai đăng ký với ngành thuế.
Bên cạnh đó, HoREA cũng nêu ra bất cập về hoàn thuế đối với thuế thu nhập mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thừa năm 2017-2018 tại Nghị định 132.
Theo đó, trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
HoREA nhận thấy, Nghị định 132 quy định hoàn thuế đối với mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ, mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thừa) trong năm 2017-2018 với tổng giá trị khoảng 4.875 tỷ đồng.
Nhưng do không quy định doanh nghiệp được hoàn thuế bằng tiền mặt, mà chỉ được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024, nên chưa thật “sòng phẳng” với doanh nghiệp.
Do đó, để giải quyết bất cập này, HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo bổ sung thêm quy định trường hợp doanh nghiệp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế, hoặc còn một phần tiền hoàn thuế, thì số tiền hoàn thuế này sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
Công ty liên quan ông Trịnh Văn Quyết có tân chủ tịch
FLC GAB vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Công làm chủ tịch HĐQT trước thềm nhận sáp nhập hai công ty liên quan là FLC Faros và FLC Stone.
Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) vừa công bố thông tin thay đổi vị trí chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Đức Công sẽ thay ông Trần Thế Anh ngồi vào ghế lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
Ông Công sinh năm 1981, được bổ nhiệm làm tổng giám đốc FLC GAB từ tháng 2 năm nay. Ông cũng đang tham gia ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác liên quan đến FLC như Công ty Nông dược H.A.I, Công ty Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone.
Với việc ông Nguyễn Đức Công trở thành chủ tịch HĐQT, nhiều khả năng FLC GAB sẽ sớm thay đổi chức danh CEO. Ngày 1/8, quy định chủ tịch không được kiêm nhiệm tổng giám đốc tại cùng một công ty đại chúng sẽ có hiệu lực.
FLC GAB là một hiện tượng đặc biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020. Công ty này chỉ có vốn điều lệ 138 tỷ đồng, lợi nhuận cả năm 2019 vỏn vẹn 6 tỷ nhưng thị giá cổ phiếu lên tới 152.800 đồng, tăng phi mã khi mới niêm yết chỉ 10 tháng.
Giá cổ phiếu GAB hiện cao thứ 3 trên sàn chứng khoán, chỉ xếp sau VCF - Vinacafe Biên Hòa (211.000 đồng/cổ phiếu) và SAB - Sabeco (172.200 đồng/cổ phiếu). Đặc biệt, hồi đầu năm, cổ phiếu GAB còn giao dịch ở vùng giá chỉ 17.000 đồng nhưng đã tăng gần 800% sau 5 tháng.
Trong giai đoạn cả thị trường chứng khoán lao dốc trong tháng 3, thị giá GAB không chịu ảnh hưởng đáng kể nào.
Cổ phiếu GAB tăng phi mã bất chấp thị trường chứng khoán chao đảo trong tháng 3. Ảnh: VNDS.
Trong cơ cấu sở hữu FLC GAB, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là một trong những cổ đông lớn với 9% cổ phần. Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết nắm 8% vốn FLC GAB khi vừa mua vào cổ phiếu đầu tháng 3.
Hai cổ đông lớn còn lại là ông Trần Thế Anh, người vừa từ nhiệm chức chủ tịch và bà Trần Thị Thúy, một thành viên trong ban điều hành công ty.
Sắp tới, FLC GAB sẽ nhận sáp nhập hai doanh nghiệp trong họ FLC gồm FLC Faros và FLC Stone. HĐQT doanh nghiệp đã thông qua chủ trương sáp nhập và đang xây dựng phương án triển khai cụ thể.
Hồi tháng 2, FLC GAB triệu tập đại hội cổ đông bất thường để tái cấu trúc lại hoạt động của công ty. Doanh nghiệp này sẽ mở rộng kinh doanh từ sản xuất vật liệu xây dựng sang các lĩnh vực mới gồm quản lý tài sản, du lịch - nghỉ dưỡng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản, năng lượng tái tạo, vận tải hành khách, hàng hóa hàng không.
Cạnh tranh ngành xây lắp nhìn từ kế hoạch giảm sâu biên lợi nhuận của HBC Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh nghiệp xây lắp với quy mô doanh thu nhiều năm nay vượt trên 10.000 tỷ đồng, vừa công bố kế hoạch kinh doanh với biên lãi ròng chỉ vỏn vẹn 1%. Địa ốc Hòa Bình đặt kế hoạch kinh doanh giảm sâu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đặt mục tiêu doanh thu...