HoREA: Bong bóng bất động sản 2018 vừa xuất hiện đã bị dập tắt
Đây là nhận định của chủ tịch hiệp hội BĐS TPHCM ông Lê Hoàng Châu trong báo cáo về thị trường bất động sản hơn 5 tháng đầu năm gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM.
Theo ông Châu, thời gian gần đây có ý kiến quan ngại về chu kỳ 10 năm lặp lại khủng hoảng của thị trường bất động sản, Hiệp hội nhận định, nhìn tổng thể thị trường bất động sản kể từ năm 2007, có thể thấy có hai thời điểm thị trường “bong bóng”. Đó là năm 2007, đầu 2008 và năm 2010, các giai đoạn này biên độ cách nhau khoảng 03 năm. Hai giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng là từ 2008-2009, và 2011-2013 biên độ cách nhau cũng khoảng 03 năm.
Thị trường bất động sản đã phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013 cho đến nay. Năm 2015, thị trường bất động sản đã đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2016 có sự sụt giảm nhẹ. Năm 2017 thị trường bất động sản tăng trưởng nhẹ trở lại, mức tăng khoảng 4,07% so với năm 2016, nhưng trong hơn 05 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu sụt giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2017.
“Không có khả năng xảy ra bong bóng bất động sản trong năm 2018, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế; công cụ về tín dụng; công cụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu bong bóng”, chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Hiệp hội BĐS TPHCM, hiện nay chủ đầu tư, ngân hàng, nhà đầu tư thứ cấp và cả người tiêu dùng đều thông minh hơn. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước cần quan tâm kiểm soát hai nhân tố. Thứ nhất, vẫn còn có tình trạng lệch pha cung – cầu trong phân khúc bất động sản cao cấp, phân khúc bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng (condotel), và vẫn còn hiện tượng “sốt giá ảo” đất nền, đất 4 nông nghiệp tại một số khu vực.
Video đang HOT
Thứ hai, hiện thị trường cũng đang xuất hiện nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, trong đó, có cả giới đầu cơ, đầu nậu. cò đất chuyên nghiệp làm giá, thổi giá, tạo sóng, lướt sóng. đẩy giá ảo đất nền, đất nông nghiệp rất cao so với giá trị thực để trục lợi (đính kèm Văn bản số 69/CV-HoREA ngày 22/05/2018 của Hiệp hội).
Trước đó, đề cập đến khả năng xảy ra “bong bóng” bất động sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết thị trường bất động sản không có biến động nhiều trong thời gian qua nhưng tại các khu vực ven đô thị lớn, đặc biệt tại một số đặc khu kinh tế thì việc buôn bán, chuyển nhượng đất nền diễn ra phức tạp.
Theo ông Ninh rất khó để đưa ra kết luận có xuất hiện bong bóng BĐS hay không ở thời điểm này bởi cần phải tiến hành rà soát, xem xét ở nhiều khía cạnh.
“Hiện Chính phủ cũng đang giao Bộ xây dựng nghiên cứu vấn đề này và sẽ báo cáo trong quý 2 năm 2018 nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời, không để tình trạng bong bóng xảy ra”, ông Ninh cho biết.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
HoREA: Định giá đất ở phố đi bộ Nguyễn Huệ thấp hơn thị trường cả tỷ đồng mỗi m2
Trong kiến nghị mới đây gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi giá đất tại Luật Đất đai năm 2013, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã góp ý về sự bất cập trong công tác định giá đất hiện nay.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA,Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc "Giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường"; Quy định giá đất theo "Bảng giá đất" và "Giá đất cụ thể".
Tuy nhiên, hiện nay, giá đất trong bảng giá đất ở các địa phương được quy định thấp hơn so với giá đất phổ biến trên thị trường. Giá đất quy định trong Bảng giá đất của các địa phương chỉ tương đương khoảng 30-50% giá đất thị trường.
"Tại thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Trong đó, quy định giá đất tối đa tại đây là 162 triệu đồng/m2. Bảng giá đất của thành phố Hồ Chí Minh đã xác định 03 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) áp dụng mức giá cao nhất, tính theo công thức: 162 triệu đồng/m2 (162 x 30%) = 210,6 triệu đồng/m2. Mức giá này vẫn rất thấp so với giá thị trường hơn 01 tỷ đồng/m2 tại khu vực này", ông Châu nhấn mạnh.
Trong trường hợp tính giá đất tại các tuyến đường này theo hệ số điều chỉnh giá đất cho khu vực 1 (hệ số 2,1) theo Quyết định 09/2018/QĐ-UBND ngày 15/03/2018 của UBND TPHCM để xác định đơn giá thuê đất hàng năm, giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê... thì cũng chỉ có giá 210,6 triệu đồng x 2,1 = 442,26 triệu đồng/m2. Theo ông Châu, đây vẫn là mức giá thấp hơn giá thị trường hơn 1 tỷ đồng mỗi mét vuông.
Cơ chế và quy trình thực hiện công tác định giá đất cụ thể hiện nay trong nhiều trường hợp còn chậm, kéo dài 1 - 3 năm, chưa đáp ứng kịp tiến độ tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi thường... Từ đó dẫn đến quy trình hành chính xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất thiếu minh bạch, có sơ hở tạo cơ chế "xin - cho", "cưa đôi, cưa ba" làm thất thu ngân sách.
Để việc định giá đất được thực hiện theo tinh thần "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường", đại diện HoREA kiến nghị bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần" tại Điều 113 Luật Đất đai. Đồng thời, sửa đổi Điều 114 theo hướng giao thẩm quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành Bảng giá đất và giá đất cụ thể.
Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai, theo hướng giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; bổ sung đại diện người có đất thu hồi vào thành phần Hội đồng định giá đất.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Bất chấp cảnh báo "nóng", nhiều đại gia địa ốc vẫn "chuộng" đầu tư dự án condotel Từ khoảng năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển một loại hình sản phẩm bất động sản du lịch mới, đó là căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự, nhà phố trong các khu du lịch nghỉ dưỡng, tập trung phát triển tại các khu vực ven biển. Theo một báo cáo...