Họp trực tuyến Bộ trưởng Lao động và Việc làm G20 về tác động của Covid-19
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động và Việc làm G20 bàn về các biện pháp ứng phó tác động của dịch Covid 19 đối với thị trường lao động toàn cầu.
Tối 23/4 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động và Việc làm G20 bàn về các biện pháp ứng phó tác động của dịch Covid 19 đối với thị trường lao động toàn cầu được tổ chức. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tham dự tại điểm cầu Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Lê Văn Thanh tham dự tại điểm cầu Việt Nam.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các quốc gia đều bày tỏ sự cần thiết tổ chức “Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động và Việc làm đặc biệt G20 về Covid-19″, để cùng nhau bàn bạc và đưa ra các giải pháp, nỗ lực chung, trên tinh thần đoàn kết để giải quyết những ảnh hưởng đan xen về Y tế, xã hội, kinh tế; bảo vệ việc làm và thu nhập của người dân.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ahmed AlRajhi, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Xã hội Ả rập Xê út – nước chủ nhà đăng cai Hội nghị này nhìn nhận: Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều người lao động đến nay không đủ lương để sống. Vì thế, thách thức toàn cầu hiện nay là ổn định thị trường lao động, đồng thời phải thay đổi hệ thống bảo trợ xã hội, cũng như cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tác động của dịch đối với thị trường lao động và nền kinh tế toàn cầu.
Đồng quan điểm này, ông Katsunobu Kato, Bộ trưởng Y tế Lao động, Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng cho rằng, trước khủng hoảng gây ra bởi dịch bệnh, thị trường lao động toàn cầu gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là người dân mất việc làm và thu nhập. Để vượt qua những thách thức này, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 10.000 tỷ Yên cùng các gói hỗ trợ duy trì việc làm, mở rộng phạm vi hỗ trợ đối với người lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khẳng định sự cần thiết tổ chức Hội nghị này, bà Nunzia Catalfo, Bộ trưởng Bộ lao động và Chính sách Italia nhấn mạnh: Ảnh hưởng bởi Covid-19 là rất lớn và các quốc gia đều nỗ lực tìm ra các giải pháp, các chính sách phù hợp; các Chính phủ chuẩn bị cho cách ly xã hội và cũng thừa nhận rằng, sự cách ly để bảo đảm an toàn tránh lây lan dịch bệnh đã ảnh hưởng đến lao động là rất lớn. Bộ trưởng Bộ lao động và Chính sách Italia cũng cho biết: Italia là một nước Châu Âu có số lượng lây lan dịch bệnh lớn và nước này đã có các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người lao động. Các biện pháp trong hệ thống phúc lợi xã hội đã thống nhất bảo vệ những người lao động, nhân viên Y tế.
Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo G20 đã ủng hộ việc đưa ra Tuyên bố cấp Bộ trưởng về Covid-19 và đã ra Tuyên bố của Bộ trưởng Lao động và Việc làm G20 về Covid-19.
Tuyên bố nhấn mạnh, các Bộ trưởng Lao động và Việc làm G20 sẽ tiếp tục hợp tác và phối hợp với các Bộ trưởng G20 khác trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp toàn diện, hiệu quả để giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với xã hội và thị trường lao động trong nước cũng như trên toàn cầu./.
Hà Nam
Video đang HOT
Các giải pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế trong đại dịch Covid-19
Nhiều quốc gia, định chế tài chính và tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp hỗ trợ tài chính để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Tăng cường hỗ trợ tài chính
Hàng loạt quốc gia như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... đều gần đây đã lên kế hoạch cứu trợ nền kinh tế toàn cầu khỏi chìm sâu vào suy thoái, với tổng giá trị lên tới 7.000 tỷ USD và vẫn chưa dừng lại.
Các nhà lãnh đạo G20 - đại diện cho nhóm nền kinh tế lớn nhất thế giới - vừa tuyên bố rằng sẵn sàng làm "bất cứ điều gì" để giảm thiểu thiệt hại kinh tế và khôi phục tăng trưởng toàn cầu. Họ cũng cam kết gói kích thích kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD.
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới ngày càng lớn. (Nguồn: Shutterstock)
Ở cấp độ quốc gia, nhiều nền kinh tế chịu khủng hoảng mạnh giữa đại dịch cũng có những động thái đầu tiên để giảm thiểu thiệt hại. Phản ứng của các chính phủ trong đại dịch này được đánh giá là nhanh nhẹn và rộng khắp chưa từng thấy.
Trước hết phải kể đến "liều thuốc" cứu kinh tế toàn cầu giữa dịch Covid-19 của Mỹ khi nền kinh tế số 1 quyết định chi mạnh tay nhất lịch sử. Mỹ đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD với hi vọng "phục hồi ngoạn mục".
Theo đó, chính phủ Mỹ sẽ cấp tiền và trợ cấp thất nghiệp cho người dân, chuyển tiền đến các tiểu bang và thiết lập quỹ cứu trợ dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong mùa dịch. Cụ thể, hàng triệu người Mỹ có thu nhập dưới 75.000 USD sẽ được cấp trực tiếp 1.200 USD và thêm 500 USD cho mỗi trẻ em. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được nới rộng thêm 13 tuần. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên giới lao động tự do và công nhân hợp đồng, thời vụ ở Mỹ được nhận tiền hỗ trợ.
Biện pháp cứu trợ còn cung cấp khoản vay trị giá 375 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh khoản vay 500 tỷ USD cho các công ty lớn gặp khủng hoảng (bao gồm các hãng hàng không). Ngoài ra 100 tỷ USD sẽ chuyển đến cho các bệnh viện ở tuyến đầu chống dịch.
Tại Vương quốc Anh, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cho biết chính phủ đã dành 330 tỷ bảng (tương đương 398 tỷ USD) cho các khoản vay đối với các doanh nghiệp để bảo đảm công việc của người dân, giúp đỡ duy trì thu nhập và hoạt động kinh doanh... "Bất kỳ doanh nghiệp nào cần tiền mặt đều có thể nhận khoản vay được chính phủ hỗ trợ", Bộ trưởng Rishi Sunak nêu rõ.
Hai quốc gia bị virus corona tấn công mạnh nhất châu Âu là Italy và Tây Ban Nha cũng bơm hàng tỷ USD để vực dậy nền kinh tế. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã công bố gói cứu trợ trị giá hơn 200 tỷ Euro (tương đương 219 tỷ USD), bao gồm cung cấp các khoản vay, tín dụng, viện trợ trực tiếp cho hàng loạt doanh nghiệp và người lao động. Khoản cứu trợ này tương đương với 20% GDP quốc gia.
Italy cũng thông qua khoản viện trợ kinh tế 25 tỷ Euro (tương đương 28 tỷ USD). Gói cứu trợ là một biện pháp khẩn cấp, giúp tạm đình chỉ các khoản nợ, thế chấp của doanh nghiệp và hộ gia đình. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ các doanh nghiệp trả lương cho người lao động đang phải nghỉ việc vì lệnh phong tỏa.
Trung Quốc - nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên - thận trọng khởi động lại nền kinh tế sau 2 tháng kiềm tỏa. Đến nay, Trung Quốc đã công bố ít nhất 116,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 16,4 tỷ USD) tiền cứu trợ và kích thích tài chính, cộng với 800 tỷ nhân dân tệ (tương đương 112,5 tỷ USD) giảm thuế phí. Nếu cần thiết, nước này rất có thể sẽ chi hàng nghìn tỷ USD và vay nợ khổng lồ để củng cố nền kinh tế.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cứu vãn tình thế bằng những chính sách và chiến dịch mạnh mẽ để thúc giục người lao động trở lại làm việc, khuếch trương tâm lý tự tin của các doanh nghiệp và cố gắng bảo vệ những công ty khỏi nguy cơ sụp đổ.
Tại Nhật Bản, chính phủ xem xét gói kích thích kinh tế trong những tuần tới, có thể chi 30.000 tỷ yên (tương đương 272,2 tỷ USD) để phát tiền cho người dân và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngân hàng Nhật Bản cho biết họ sẽ tăng tỷ lệ tăng quy mô mua chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) thêm 6.000 tỷ yên (tương đương 55 tỷ USD) và tăng tỷ lệ mua hàng năm của quỹ tín thác đầu tư bất động sản lên 90 tỷ yên (tương đương 822 triệu USD). Họ cũng nâng hạn mức mua lại thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp lên 2.000 tỷ yên (tương đương 18 tỷ USD).
Đáng chú ý, Nhật Bản cũng đã thông qua gói ngân sách kỷ lục 102.660 tỷ yên (tương đương 951,3 tỷ USD) cho năm tài khóa 2020, cao hơn cả gói kích thích kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Chính phủ cho biết sẽ tập trung vào hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình, mở rộng cho vay không lãi suất, không thuế chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các biện pháp tích cực để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra. Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật ngân sách bổ sung trị giá 11.700 tỷ won (tương đương 9,44 tỷ USD) để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng công bố gói tài chính trị giá 27 tỷ USD nhằm ứng phó với các tác động kinh tế của dịch Covid-19.
Ngân hàng Trung ương Saudi Arabia tuyên bố cơ quan này đã chuẩn bị một gói tài chính trị giá 13 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này khắc phục tổn thất do dịch bệnh gây ra.
Tại Australia, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương) đã tiến hành các nghiệp vụ thị trường hàng ngày để bơm khoản tiền kỷ lục 12,7 tỷ AUD (tương đương 7,37 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng, nhằm giảm bớt các hạn chế về thanh khoản trên thị trường trái phiếu đang gặp nhiều căng thẳng do lo ngại về sự lây lan của dịch Covid-19.
Các định chế và tổ chức quốc tế cùng vào cuộc
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã công bố nâng gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp thêm 2 tỷ USD lên 14 tỷ USD nhằm giúp các quốc gia và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh.
Theo đó, gói hỗ trợ này sẽ cải thiện năng lực quốc gia ứng phó với các vấn đề y tế công cộng, bao gồm chính sách ngăn chặn dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị, đồng thời cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp và người lao động để giảm bớt ảnh hưởng của dịch đối với tài chính và kinh tế.
Trước đó, WBG thông báo sẵn sàng cung cấp gói hỗ trợ ban đầu lên tới 12 tỷ USD nhằm trợ giúp khẩn cấp các quốc gia đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong đó có 6 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) để cải thiện hệ thống y tế và giám sát dịch bệnh, 6 tỷ USD từ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) hỗ trợ cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng cam kết phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ kinh tế suy giảm mạnh trước sự bùng phát của dịch Covid-19 mà các nước G7 đánh giá là "thảm kịch nhân loại".
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đồng ý tung ra chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trị giá lên tới 750 tỷ euro đến hết năm 2020 nhằm ứng phó với các rủi ro nghiêm trọng đối với cơ chế chuyển giao chính sách tiền tệ và triển vọng Khu vực đồng euro (Eurozone) do dịch bệnh gây ra.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố gói giải cứu trị giá 6,5 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cần cấp thiết của các nước thành viên đang phát triển (DMC) trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Gói giải cứu nói trên bao gồm khoảng 3,6 tỷ USD tài trợ cho các chính phủ đối phó với các tác động kinh tế và y tế của dịch bệnh, và 1,6 tỷ USD tài trợ không có đảm bảo chính phủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động thương mại trong nội địa và quốc tế, cũng như các công ty bị ảnh hưởng. ADB cũng sẵn sàng cung cấp thêm các hỗ trợ tài chính và cố vấn chính sách khi cần thiết.
Ban lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cho biết IMF sẽ cân nhắc việc tăng gấp đôi viện trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ các nước nghèo và thu nhập thấp ứng phó với đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc IMF, Kristalina Georgieva, đã kêu gọi một cuộc họp bất thường sau phát biểu trước các nhà lãnh đạo G20 rằng đại dịch có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm 2020./.
Trần Ngọc
Đại dịch COVID-19: Thời khắc đoàn kết toàn cầu Đại dịch Covid-19 không phân biệt giàu nghèo, màu da hay tôn giáo, đã đến lúc thế giới phải cùng nhau ứng phó với cuộc chiến thực sự của sinh mệnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị trực tuyến G20 cùng lãnh đạo các nước bàn giải pháp ứng phó đại dịcH . Ảnh TTXVN "Covid-19 đang đe dọa toàn...