Hợp thức xe không chính chủ: Sợ lọt xe gian
Nhiều ý kiến lo ngại kẻ xấu có thể lợi dụng việc Bộ Công an sửa Thông tư 36/2010 theo hướng tạo điều kiện cho những người mất chứng từ mua bán xe qua nhiều đời chủ làm thủ tục sang tên, đổi chủ để hợp thức hóa xe gian.
Chiều 13/12, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp, cho biết trong cuộc họp tại Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) – Bộ Công an vừa diễn ra đã có nhiều ý kiến phản biện xung quanh các nội dung sửa đổi trong Thông tư 36 về đăng ký xe.
Cần mở rộng thời gian sang tên, đổi chủ
“Cơ quan soạn thảo đang hình dung việc thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện quá đơn giản, chưa đi vào chiều sâu vấn đề. Bản chất của sự việc liên quan đến quyền sở hữu tài sản, sở hữu phương tiện nên nếu không quy định chặt chẽ thì người dân sẽ bị cán bộ gây phiền hà hoặc dễ xảy ra những tranh chấp giữa chủ cũ và mới của chiếc xe” – ông Sơn nhận định.
Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 quy định trường hợp người đang sử dụng xe (chủ xe) không có chứng từ chuyển nhượng thì phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe và xác nhận của công an xã/phường/thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của chủ xe.
Xử lý một trường hợp vi phạm giao thông tại TP Hà Nội. Ảnh: Đỗ Du
Nếu thấy đáp ứng yêu cầu, cơ quan đăng ký xe cấp giấy đăng ký tạm thời (theo biển số cũ), thời hạn 30 ngày và đóng dấu “Không được chuyển nhượng xe” vào giấy đăng ký tạm để quản lý đồng thời gửi thông báo tới địa chỉ của người đứng tên trong giấy đăng ký xe và niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký. Sau 30 ngày từ ngày gửi thông báo, nếu không có khiếu kiện, tranh chấp thì cấp giấy đăng ký cho chủ xe.
Theo ông Sơn, phải quy định cụ thể trong hồ sơ xin xác nhận tại công an xã/phường/thị trấn gồm những loại giấy tờ gì? Thời gian xác nhận là bao lâu? Trong trường hợp chủ cũ của chiếc xe sau khi nhận được thông báo mà tìm tới cơ quan đăng ký để phản ánh chiếc xe đó bị mất trộm chứ không phải mua bán thì giải quyết thế nào? Lúc ấy, có căn cứ vào trình báo của người dân tại thời điểm mất xe hay không?
Video đang HOT
Những người không trình báo nhưng lại có người làm chứng thì giải quyết ra sao? “Hiện có khoảng 30% – 40% xe không chính chủ nên khi được tạo điều kiện sẽ có tình trạng ồ ạt làm thủ tục. Chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp phức tạp nên chỉ cho người dân thời hạn 6 tháng để làm thủ tục sang tên, đổi chủ là chưa hợp lý mà cần mở rộng lên 1 năm” – ông Sơn kiến nghị.
Chuyển qua tòa nếu có tranh chấp
Trao đổi với phóng viên, thượng tá Nguyễn Kim Hải, Trưởng Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt – Bộ Công an – người trực tiếp tham gia soạn thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36, khẳng định không có chuyện quy định tạo kẽ hở để kẻ xấu dễ dàng lợi dụng hợp thức hóa xe gian. “Đồng thời với việc sửa Thông tư 36, chúng tôi sẽ sửa cả các văn bản khác liên quan đến nghiệp vụ của công an làm thủ tục cấp đổi đăng ký xe, trong đó có Thông tư 37/2010 về quy trình đăng ký xe. Đối với những trường hợp mất chứng từ mua bán và xe đã được mua bán qua nhiều đời chủ chỉ khi xác định chắc chắn mới được sang tên, đổi chủ” – ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, nếu lực lượng công an phát hiện hành vi gian dối để hợp thức hóa xe gian thì sẽ tịch thu xe, đồng thời chuyển hồ sơ để xử lý hình sự. Trường hợp xảy ra tranh chấp dân sự giữa chủ cũ và mới của xe mà không thể giải quyết được thì cơ quan công an sẽ chuyển hồ sơ vụ việc qua tòa án.
Ông Hải cho biết việc sửa đổi Thông tư 36 và các quy định liên quan vẫn đang được Bộ Công an tiến hành trên cơ sở phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính. “Bộ Tài chính quy định mỗi lần bán xe phải xuất trình đầy đủ giấy tờ và nộp phí sang tên, đổi chủ. Tuy nhiên, thực hiện theo cách của chúng tôi sẽ thuận tiện cho người dân nhưng có thể gây thất thu thuế nên phải được Bộ Tài chính đồng ý” – ông Hải nói.
Phải giảm phí hết mức
TS Lê Hồng Sơn cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an rốt ráo thực hiện sửa quy trình, thủ tục để người dân dễ dàng thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện thì Bộ Tài chính cũng phải nhanh chóng sửa quy định về lệ phí. “Trước đây, người dân không đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện vì chính sách trong quá khứ (Hà Nội không cho đăng ký xe tại 4 quận nội thành mức lệ phí trước bạ tại TPHCM, Hà Nội cao gấp nhiều lần so với địa phương khác mỗi người chỉ đăng ký 1 xe…). “Đa số phương tiện không chính chủ hiện nay là xe máy nên phải giảm phí hết mức để người dân chủ động làm thủ tục và phải thực hiện cùng lúc với thời điểm thông tư về đăng ký xe có hiệu lực”- ông Sơn nói.
Theo 24h
Chính chủ là ai, chính chủ là ta...
Thật là phiền toái, khi bạn phải đi xe không chính chủ và vì thế, bạn cảm thấy hơi bực bội hoặc ghen tị với cái gã đứng tên chính chủ trên giấy tờ xe mình. Vì cái tên gã đó mà bạn sẽ phải bỏ ra cỡ vài trăm ngàn đến dăm bảy chục triệu, kèm theo một chuỗi các thủ tục hành chính rắc rối khác để được thay thế hắn trong ngôi "chính chủ".
Thế nhưng, bạn có bao giờ tự hỏi, có thể ở đâu đó, một người đi xe không chính chủ khác cũng đang bực mình vì cái tên của bạn cũng chình ình trên giấy tờ xe của người đó. Bạn đã đứng tên bao nhiêu cái xe, và giờ nó đang ở đâu, liệu có một mối liên hệ gì giữ nó với bạn không?
Người xưa có câu "Khuyển mã tri tình". Con chó mình nuôi, con ngựa mình cưỡi, qua bao nhiêu lần đổi chủ, những nếu vô tình gặp lại, rất có thể chúng vẫn nhận ra chủ cũ, và rỏ nước mắt trước cố nhân.
Người hiện đại không cưỡi ngựa nữa, mà cưỡi xe. Sau vài lần đổi xe, theo chiều hướng đi lên (tức lên đời xe), tôi nghiệm ra rằng, khi mình cưỡi xe thì ân cần với nó, nhưng khi đổi xe rồi thì quên phắt nó đi ngay. Có mới nới cũ mà. Nếu bạn có nhu cầu mua xe cũ, thì hời nhất là tìm được anh nào có xe cũ muốn bán để lên đời xe mới, và anh ta đã tìm được cái xe mới ưng ý rồi. Lúc đó, tâm lý của anh ta là chỉ muốn bán tống bán táng cái xe cũ đi cho khuất mắt.
Tôi nhớ hồi anh trai tôi, đi cái xe Cub 79 suốt 4 năm liền, từ năm 1995 (thời kỳ rộ lên xe bãi của Nhật nhập về) đến năm 1999. Quãng thời gian đó, anh giữ cái xe như vàng, đến tôi mượn đi đón bạn gái một tí cũng khó. Nhưng đến khi anh gom đủ tiền, sang nhà bạn chơi, trông thấy con DD đỏ đẹp long lanh của anh bạn đang cần bán, anh thậm chí vứt ngay con Cub 79 về, mà vứt trong ví ra cái Giấy đăng ký xe, sai tôi đi lấy, rồi bảo "gán" nợ luôn cho mày (anh vay tôi số tiền chỉ bằng 2/3 giá trị của chiếc xe). Tất nhiên, vì là anh em ruột, nên giấy tờ chẳng phải sang tên đổi chủ, mà nếu có phải thì lúc đó làm gì đã có Nghị định 71 đâu mà... sợ.
Cũng như anh trai tôi sau con Cub 79, chúng tôi đã thay rất nhiều đời xe. Nếu tình cờ gợi lại con Cub 79, có lẽ rất lâu anh tôi mới có thể nhớ ra, giống như nhớ ra một chuyện từ... kiếp trước (thì mỗi lần lên đời xe, khác gì đổi đời đâu). Giữa chúng tôi với con Cub 79, chẳng còn bất cứ mối liên hệ gì với nhau. Cho đến lúc này, nhân cơn sốt xe chính chủ, có lẽ ở đâu đó, chẳng biết ở nông thôn, thành thị hay miền núi cao, một người buôn gà hay buôn chó nào đó, mới tình cờ giở cái đăng ký xe và lẩm nhẩm đọc tên của anh trai tôi trên giấy đăng ký. Người đó chắc sẽ phải thở dài đánh sượt mấy cái.
Nhân nói đến xe chính chủ, tôi lại nhớ đến chiếc xe đầu tiên mang tên mình, đó là một con Viva liên doanh, mua ở cửa hàng xe Toàn Thắng trên phố Nguyễn Lương Bằng cách đây đã... thập kỷ rưỡi rồi. Tôi có một ông anh họ bị thương tật ở quê nhà, rất chăm chỉ ghi "lịch sử" của dòng họ. Lần đó, anh hớn hở thông báo: Tao đã ghi vào lịch sử dòng họ rằng mày là người đầu tiên của dòng họ mua xe máy mới, đăng ký tên mình.
Ôi chao, anh ghi thật. Ghi vào cuốn sổ của mình với biết bao nhiêu "sự kiện" khác của dòng họ, từ ngày người bọn người kia lấy vợ, gả chồng, sinh con, xây nhà mới... đến chuyện người đầu tiên trong họ được đi... máy bay. Với dòng họ tôi trong quãng thời gian đó, sắm được một chiếc xe Nhật "xịn" đập hộp mang tên mình đúng là một "sự kiện" chưa từng có.
Sau 15 năm, chiếc xe Viva ấy vẫn giữ được "gia phả" khi nhượng lại cho ông bạn bố tôi ở đầu làng. Tôi nghĩ giữa mình với cái xe Viva còn nhiều duyên nợ, chứng cớ là hãn hữu mới về làng, nhưng tôi vẫn thường xuyên bắt gặp chiếc xe Viva đó để ở sân nhà ông, nước sơn vẫn long lanh như hồi tôi đi đăng ký... Rất có thể, tối nay, hay tối mai, tôi sẽ nhận được một cú điện thoại của ông để nhờ... ký giấy sang tên đổi chủ. Tôi luôn sẵn sàng.
Thực ra tôi sẵn sàng còn có một ý khác. Cách đây khoảng nửa năm, về quê, tôi tình cờ biết đứa con trai lêu lổng của ông thường lấy con xe Viva ấy đi tụ tập. Tôi gặp nó một vài lần, đầu cắt cua, xăm trổ đầy người, phóng xe bốc đầu đi như ăn cướp. Máy con xe Viva tôi mua khỏe thật!
Một ngày nào đó, rất có thể sẽ có một cuộc gọi đến số máy của tôi, vào giữa đêm, không phải là bố nó muốn nhờ tôi sang tên đổi chủ cho chiếc xe, mà có thể là... các chú công an. Tôi thoáng lo. Chiếc xe Viva do nó điều khiển có thể gây ra một chuyện gì đó dính dáng đến pháp luật, và người ta có thể không biết nó là ai, nhưng người ta đọc được biển kiểm soát xe đó. Và từ biển kiểm soát, đương nhiên họ sẽ liên hệ với tôi.. Biết đâu đấy. Cầu trời cho chuyện rắc rối đó đừng xảy ra...
Thế nhưng, nếu có một chuyện gì đó, rất có thể là tôi sẽ phải đến để chứng minh là tôi đã bán nó đi rồi, và giữa tôi và - người mang tên chính chủ chiếc xe - với người sử dụng nó hoàn toàn không có mối liên hệ nào nữa, từ nhiều năm rồi.
Viết đến đây tôi lại nhớ chuyện "Tôi bị mất tay" của một nhà văn Ấn Độ. Chứng minh rằng mình vốn có một cái tay và cái tay đó bỗng dưng bị biến mất cũng khó khăn vô cùng, không thể đùa được. Huống chi là chứng minh "chứng cớ ngoại phạm" của mình liên quan đến chiếc xe máy, không hề thân thiết như cái tay, nhỡ người ta không tin thì sao?
Thưa các bạn, chính chủ là ai? Chính chủ cũng là các bạn thôi, kể cả những người đang đi xe chính chủ hay không chính chủ. Ta không chính chủ ở chiếc xe này thì lại là chính chủ ở chiếc khác...
Nhiều người lo lắng khi chiếc xe mình đang đi không phải là xe chính chủ (Ảnh minh họa)
Có thể quy định phạt xe không chính chủ sẽ bị tạm hoãn lại, hoặc được áp dụng một cách chính xác hơn, hay thậm chí có thể bị đưa ra khỏi Nghị định 71 như một số ý kiến đề xuất. Nhưng nếu bạn vẫn là chính chủ của một chiếc xe mà bạn đã bán/tặng rồi, thì rất có thể một ngày nào đó phiền toái sẽ xảy ra với bạn vì chiếc xe đó.
Vì thế trách nhiệm sang tên đổi chủ không chỉ là của người mua, mà cả người bán nữa. Hãy thông báo với cơ quan chức năng ngay khi bạn đã bán xe và hãy giúp đỡ người mua xe của bạn được sang tên đổi chủ, làm như thế không chỉ đẻ giúp các cơ quan chức năng dễ bề kiểm soát phương tiện giao thông, mà còn vì chính bạn: Bạn trao được cái gánh nặng "chính chủ" của mình cho họ, kể từ giờ phút đó.
Thiết nghĩ, cho dù việc sang tên đổi chủ hoàn toàn là trách nhiệm dân sự, tức là CSGT không có quyền kiểm tra xem xe có chính chủ hay không, thì các cơ quan chức năng cũng cần ràng buộc nhiều hơn nữa trách nhiệm của người bán xe. Nếu người bán xe không thông báo với cơ quan chức năng, không thực hiện "nghĩa vụ" sang tên đổi chủ, thì khi xảy ra bấ kỳ chuyện gì liên quan đến chiếc xe, thì chính chủ của chiếc xe cũng phải có nghĩa vụ đến để giải quyết. Cho dù chỉ là đến để chứng minh, mình đã... bán xe rồi. Khi buộc được trách nhiệm đó, thì có lẽ, bất kỳ người bán nào cũng sẽ muốn rũ bỏ trách nhiệm bằng cách bắt người mua phải sang tên đổi chủ ngay.
Theo 24h
Chính chủ bên ta, chính chủ bên tây Đã là xe thì phải có chủ, có đăng ký đàng hoàng Phàm đã là người thì ai cũng phải làm chủ cái gì đó, một giấc mơ của bất kỳ ai sống trên hành tinh này, từ già đến trẻ, người giàu, người nghèo. Thế nhưng chuyện mua bán xe máy ở ta thủ tục quá rườm rà. Dân ngại thủ tục,...