Hợp tác xã tìm cách xoay chuyển, thích ứng thời Covid-19
Cửa hàng tự đến lấy hàng; các giám đốc HTX trực tiếp liên kết với nhau đưa hàng tới bán tại các chung cư, khu phố, thậm chí lên kế hoạch thành lập HTX chuỗi liên kết và bán hàng online tới tận tay người tiêu dùng. Đó là những cách mà các HTX nông nghiệp đang tìm cách xoay chuyển, thích ứng với đại dịch Covid-19.
Bán giá bình ổn tới tay người tiêu dùng
Với trên 5ha đất trồng rau hữu cơ, HTX rau hữu cơ Cuối Quý (xã Đan Phương, TP. Hà Nội) là nơi cung cấp rau tin cậy của 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch của Bác Tôm, 6 chợ đầu mối trong vùng.
Bình quân mỗi ngày HTX xuất bán 1,5-2 tạ qua củ, quả các loại. Ngoài ra, còn có chuỗi cửa hàng rau sạch Hà Nội, bà con quanh vùng và khách đến lấy tại ruộng.
Trong 1 tháng qua, bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc HTX rau hữu cơ Cuối Quý (Đan Phượng, TP. Hà Nội) đã đưa rau hữu cơ bình ổn giá tới tận tay người tiêu dùng thủ đô Hà Nội.
Thế rồi, đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh của HTX bị nhiều thay đổi. “Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, HTX vừa cho toàn bộ 11 công nhân nghỉ việc. Công việc của họ ở đây chỉ là bắt sâu, làm cỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất” – bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc HTX rau hữu cơ Cuối Quý chia sẻ.
Tuy nhiên, việc các trường cho học sinh nghỉ học, rồi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội nên việc giao nhận rau hiện nay hoàn toàn do các cửa hàng cử người về tận nơi lấy và giao hàng online cho các khách hàng.
“Rau của HTX sản xuất ra đến đâu bán hết tới đó, nhưng chúng tôi vẫn xuất bán với mức giá bình ổn, thậm chí còn giảm để các mối hàng bán rau tới tay người tiêu dùng bằng với mức giá xuất bán từ HTX” – bà Cuối cho hay.
Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, dù đầu ra thuận lợi nhưng với mong muốn đưa sản phẩm rau hữu cơ tới tận tay người tiêu dùng với mức giá bình ổn, bà Cuối đã phối hợp Giám đốc các HTX ở Phú Xuyên, Đông Anh để đa dạng nguồn hàng như: rau ăn lá, củ quả, gà, vịt nhằm tổ chức bán tại khu phố ngay cạnh Đài Truyền hình Việt Nam, rồi các chung cư với mức giá bình ổn.
Video đang HOT
“Mỗi tuần chúng tôi kết hợp lại đem hàng đến 3-4 chung cư, mỗi chung cư 1-2 lần. Chúng tôi bán hàng bình ổn giá chỉ trong vòng 2 giờ hết mấy tạ rau, gà, vịt; còn thừa thì chúng tôi đem tặng hết cho trẻ khuyến tật và trẻ mồ côi” – bà Đặng Thị Cuối nói và cho biết việc bán hàng này đã duy trì hơn 1 tháng qua và các giám đốc HTX đều đã xin phép các cấp chính quyền sở tại.
Trong cái khó ló cái khôn
Không thuận như mặt hàng rau, việc sản xuất và bán cá của HTX sản xuất và thương mại Xuyên Việt (huyện Gia Lộc, Hải Dương) gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn.
“Trước khi có dịch bệnh Covid-19, bình thường HTX xuất bán từ 10-15 tấn cá thành phẩm/ngày, đến bây giờ chỉ cung cấp 5.000 tấn cá/ngày. Và như ngày 1/4 khi được thông báo cách ly toàn xã hội, hàng hóa không di chuyển được” – ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX sản xuất và thương mại Xuyên Việt cho hay.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX sản xuất và thương mại Xuyên Việt (huyện Gia Lộc, Hải Dương) đang lên kế hoạch thành lập HTX chuỗi liên kết để đưa các sản phẩm nông sản tới tay người tiêu dùng qua kênh online.
Không chỉ vậy, việc cung ứng con giống để sản xuất cũng khó khăn khi toàn bộ các chuyến bay từ Thái Lan về Việt Nam đã tạm dừng nên không thể nhập khẩu được giống bố mẹ. Những kế hoạch liên quan đến phát triển sản xuất, triển khai xây dựng chuỗi liên kết, rồi nhà máy chế biến của HTX cũng bị ảnh hưởng do tâm lý dè dặt trong đầu tư, mở rộng sản xuất.
Ông Lê Văn Việt cho biết, trước đây HTX đưa hàng vào các chợ đầu mối, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, chứ ít khi bán trực tiếp tới người dân: “Kênh để hàng thủy sản tươi sống hầu hết vào các chợ đầu mối. Mọi người không đi chợ, các nhà hàng không kinh doanh thì tự nhiên người dân lại không biết ra chợ đầu mối để mua. Họ không có thói quen ra chợ đầu mối mua, bây giờ ai là người đưa hàng đến cho người dân mới là quan trọng” – ông Việt nói.
Để thích ứng với bệnh dịch Covid-19 và hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm, HTX đã và đang thay đổi cách tiếp cận tiêu dùng của người dân. Cụ thể, HTX đã liên hệ với các chung cư, các cửa hàng trực tiếp ở các chung cư. Với những điểm bán hàng không chuyên tại các chung cư, theo ông Việt, họ chủ yếu lấy hàng để sử dụng trong gia đình và bạn bè, người trong khu dân cư.
Tuy nhiên, việc bán hàng này chỉ là tạm thời trước mắt, chưa thành hệ thống hoàn chỉnh. Chính vì thế, ông Việt đã lên kế hoạch hình thành HTX chuỗi liên kết, mỗi tỉnh huy động 10-12 thành viên gồm có rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, gia vị tham gia vào để cung cấp nguồn hàng với giá cả ổn định. Đồng thời, HTX cũng triển khai nền tảng bán hàng trực tuyến Cocofood.
Theo ông Việt, vào ngày 5/5 tới, HTX Xuyên Việt sẽ cho ra chuỗi liên kết đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, sau đó sẽ mở rộng ra các địa phương khác, ít nhất là tại 16 tỉnh phía Bắc.
“Trong bối cảnh dịch Covid-19 cần có đơn vị uy tín cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân thì phải chung tay vào làm thật nhanh. Việc lập các HTX này sẽ tạo ra liên kết chuỗi của các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc” – ông Việt khẳng định.
Giá gia cầm hôm nay 2/4: Gà vịt rớt giá, nhà nông xoay sở cầm cự
Cập nhật giá gia cầm hôm nay 2/4, ghi nhận của PV cho thấy nhiều vùng giá gà vịt tiếp tục giảm. Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay tại trại còn khoảng 24.000 - 25.000 đồng/kg, gà lông màu trên dưới 40.000 đồng/kg. Để cầm cự được, nhiều hộ chăn nuôi đã phải xoay sở đủ kiểu, giảm cám công nghiệp, tăng cường cho gà vịt ăn rau, thân cây chuối...
Do khó bán buôn cả đàn, nhiều chủ trại đã phải nhận các đơn hàng lẻ và kiêm luôn ship (vận chuyển) cho khách hàng.
Giá gà, vịt giảm nhẹ
Khảo sát tại nhiều vùng ở ba miền, PV Dân Việt nhận thấy, giá gà lông màu đã giảm từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/kg. Cụ thể như tại huyện Tân Yên (Bắc Giang), gà Dabaco chỉ được lái thu mua với giá chưa đến 40.000 đồng/kg, giá gà mía Sơn Tây bán được giá 83.000 - 86.000 đồng/kg.
Ông Phạm Như Thanh, chủ một trang trại gà ở Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, so với thời điểm trước cuối tháng 3, giá gà, vịt hôm nay đã giảm nhẹ, việc tiêu thụ của bà con cũng chậm hơn.
"Sau khi có thông tin cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều người hạn chế ra đường, các chợ bán thực phẩm cũng hoạt động cầm chừng nên việc tiêu thụ gia cầm vốn đã chật vật, nay lại càng khó khăn hơn", ông Thanh nói.
Hai ngày nay, vợ chồng bà Nguyễn Thị Minh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) liên tục gọi điện thoại mời chào thương lái mua gà, vịt nhưng cũng không nhận được phản hồi tích cực.
"Cả đàn gà, vịt gần chục nghìn con mà giờ mới bán được gần một nửa, thương lái mua ít lắm", bà Minh buồn rầu nói.
Để cắt giảm chi phí chăn nuôi, nhiều chủ trại chăn nuôi đã phải giảm cám công nghiệp và bổ sung thêm rau, thân cây chuối vào thức ăn phục vụ đàn gà, vịt của gia đình.
Xoay sở đủ kiểu để cầm cự
Đến giờ đàn gà, vịt của bà Minh đều đã quá tuổi xuất chuồng (khoảng 6 tháng tuổi). Để cắt giảm chi phí, bớt thiệt hại vì giá giảm, bà Minh đã bắt đầu giảm thức ăn công nghiệp và cho vật nuôi ăn thêm các loại rau, thân cây chuối thái nhỏ. "Nếu không thay đổi nhanh cách chăn nuôi, chúng tôi sẽ càng phải chịu thua lỗ nặng hơn", bà Minh khẳng định.
Theo bà Minh, một khi gà, vịt nuôi đủ tuổi xuất bán, nếu người nuôi vẫn tiếp tục giữ lại cho ăn thì chúng không những không tăng thêm trọng lượng mà vật nuôi chỉ săn chắc thịt hơn.
"Thời điểm này, nếu cho gà ăn thức ăn công nghiệp thì trung bình mỗi con tiêu tốn khoảng 1.000 đồng/ngày, tương đương với 1 triệu đồng/1.000 con. Thay vào đó, bà con cho gà ăn thêm rau, thân chuối sẵn có thì sẽ giảm được khá nhiều tiền thức ăn", bà Minh khẳng định.
Cùng trong tình cảnh với bà Minh, những ngày này, vợ chồng ông Phạm Minh Chính ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đang tích cực rao bán gà, vịt qua mạng facebook. Nếu có khách đặt, hai vợ chồng ông lại thay nhau mổ và ship hàng cho khách.
Do khó bán nên vợ chồng ông Chính đã phải giảm giá gà, vịt xuống thấp hơn giá thị trường tại chợ dân sinh để dễ tiêu thụ. Trung bình mỗi con vịt có trọng lượng trên 2kg (mổ sẵn) được ông Chính giao cho khách khoảng 100.000 đồng/con (gồm tiền ship 20.000 đồng/con); gà thịt sẵn có giá 65.000 đồng/kg.
"Hiện cũng có khá nhiều khách đặt nhưng do điều kiện và phương tiện hạn chế nên chúng tôi chỉ nhận các đơn hàng tại các xã của địa phương", ông Chính chia sẻ.
Tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch Diễn đàn "Trách nhiệm với cộng đồng trong phòng dịch" tiếp tục nhận được nhiều email của bạn đọc. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị thực hiện cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, nhiều ý kiến tập trung vào việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch. Các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh...