Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 16/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, với sự tham dự của các nước thành viên, gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 1
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 9. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Tại hội nghị, các nước đ.ánh giá hợp tác Mekong – Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mekong hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đ.ánh giá việc triển khai những định hướng, được các nhà lãnh đạo 6 nước thông qua, tại Hội nghị cấp cao Mekong – Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mekong – Lan Thương, với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mekong – Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mekong – Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học – công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển. Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mekong – Lan Thương lần thứ 2 trong năm 2025.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 2
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Lan Thương. T

Video đang HOT

hứ trưởng cũng nhấn mạnh 5 kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 3
Bà Eksiri Pintaruchi, Thư ký thường trực phụ trách các vấn đề đối ngoại của Vương quốc Thái Lan chào mừng Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng (bìa trái) tham gia Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển đã được các nhà lãnh đạo Mekong – Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một s.ố đ.ề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mekong – Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mekong – Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mekong – Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong – Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một khu vực Mekong – Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, các nước Mekong – Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Meklong – Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mekong -Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mekong – Lan Thương.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 4
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Thứ ba, hợp tác Mekong – Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân 6 nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mekong – Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đ.ánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian tới.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 5
Trưởng đoàn Thái Lan và Trung Quốc chủ trì họp báo chung sau Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Thông cáo báo chí chung và thông qua 3 sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mekong – Lan Thương, đóng góp cho hòa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.

Đỗ Sinh – Huy Tiến (TTXVN)

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

Phóng viên TTXVN tại Malaysia đã có cuộc phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, ông Adnan Hussain, cùng Giám đốc Trung tâm Đối ngoại và An ninh Hàng hải, bà Sumathy Permal, về kinh nghiệm của Malaysia cũng như mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển thủy sản bền vững.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững - Hình 1
Tàu cá công suất lớn đ.ánh bắt xa bờ cập cảng cá Cửa Tùng. Ảnh minh họa: Nguyên Linh/TTXVN

Vụ trưởng Hussain cho biết Malaysia đặt ưu tiên cao trong việc đảm bảo tính bền vững của nguồn lợi thủy sản trong khi ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển ngành thủy sản. Để đảm bảo ngành thủy sản tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân và đất nước, khát vọng phát triển nghề cá bền vững đã được thể hiện trong Chính sách Nông sản Quốc gia 2.0, sau đó được chuyển thành Kế hoạch hành động chiến lược của ngành thủy sản Malaysia. Hai tài liệu hướng dẫn này cùng với các chính sách và hướng dẫn có liên quan khác, tạo thành "xương sống" cho cách Malaysia quản lý nguồn tài nguyên của mình, đồng thời phát triển ngành thủy sản.

Để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về cá và các sản phẩm thủy sản, các nỗ lực nhằm tăng sản xuất thông qua nuôi trồng thủy sản được chú trọng. Điều này nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn từ đ.ánh bắt thủy sản. Những nỗ lực liên quan khác của Malaysia bao gồm phục hồi môi trường sống thông qua các rạn san hô nhân tạo, tăng cường khu vực được bảo vệ, tăng cường năng lực giám sát, kiểm soát cùng với sự tham gia thường xuyên với các bên liên quan cũng như trao quyền cho người dân địa phương, đặc biệt là ngư dân ven biển để quản lý các khu bảo tồn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực cũng thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp nuôi trồng thủy sản tốt nhất, đồng thời tính đến các hệ thống nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, cũng như là tiêu thụ cá và các sản phẩm thủy sản an toàn và bền vững.

Hiện tại Vụ Thủy sản đang thực hiện biện pháp mới, có thể hiểu là vườn ươm giống cá trên biển nhằm bổ sung và tái cân bằng tài nguyên biển. Bên cạnh đó, các rạn san hô nhân tạo đã trở thành môi trường sống tự nhiên cho cá sinh sản và cũng sẽ cân bằng quần thể cá ở vùng biển Malaysia. Ngoài ra, việc bảo vệ rừng ngập mặn phải được duy trì để đảm bảo môi trường sống tự nhiên trong khi thực hiện khép kín mùa thu hoạch tôm ở Bờ Đông cũng là một cách tốt để đảm bảo nguồn tài nguyên được duy trì.

Theo ông Hussain, hoạt động đ.ánh bắt trái phép tràn lan ở vùng biển của Malaysia đang khiến nước này thiệt hại từ 3-6 tỷ ringgit (637 triệu USD) mỗi năm. Trung bình có 980 tấn hải sản bị đ.ánh bắt trái phép ngoài vùng biển Malaysia mỗi năm, chủ yếu do ngư dân nước ngoài đ.ánh bắt ở các khu vực bị cấm. Lượng hải sản bị đ.ánh cắp ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân và tổn thất lớn về tài nguyên biển của Malaysia. Trong nỗ lực khắc phục tình trạng đ.ánh bắt trái phép, các cơ quan chức năng đã tập trung hơn vào việc thực hiện Chương trình Giám sát và Kiểm soát (MCS) theo Đạo luật Thủy sản năm 1985. MCS là một phần không thể thiếu trong quản lý nghề cá, bao gồm việc giám sát và hành động chống lại những ngư dân không tuân thủ luật pháp địa phương và quốc gia, các công ước tiểu vùng hoặc khu vực, các điều khoản và điều kiện cấp phép. Tác động của việc đ.ánh bắt quá mức một phần do đ.ánh bắt bất hợp pháp sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ đ.ánh bắt, cuối cùng dẫn đến giảm thu nhập cho ngư dân đ.ánh bắt hợp pháp do các hoạt động không bền vững.

Malaysia hợp tác với các nước láng giềng để quản lý nguồn lợi thủy sản. Ông Hussain nhấn mạnh nếu một quốc gia đang bảo vệ các loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, cũng như nguồn sinh sản của mình thông qua đ.ánh bắt cá, thì các nước láng giềng cũng nên thực hiện điều tương tự.

Theo Vụ trưởng Hussain,tỷ lệ đ.ánh bắt trái phép tại Malaysia đã giảm tới 4% và giá trị đ.ánh bắt đã tăng lên tới 7% vào năm 2021 so với năm 2020. Tuy nhiên, để thành công hơn, Vụ Thủy sản cần hỗ trợ tài chính và đủ nhân sự để xây dựng Kế hoạch quản lý nghề cá (FMP) và Kế hoạch hành động quốc gia (NPOA) có hiệu quả.

Ông Hussain cho biết Malaysia cũng đối mặt với thách thức trước mắt là ngư dân địa phương thiếu nhận thức và hiểu biết, đặc biệt là về việc duy trì nguồn lợi thủy sản. Ngư dân cần được hiểu rõ về chính sách của chính phủ và được hỗ trợ về kinh phí, cũng như công nghệ đ.ánh bắt mới nhất để đảm bảo họ có thể tối đa hóa công suất tàu thuyền và sản lượng đ.ánh bắt. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho ngư dân Malaysia.

Về phần mình, bà Permal cho biết để đảm bảo hoạt động đ.ánh bắt cá có trách nhiệm, ngư dân Malaysia được khuyến khích sử dụng các thiết bị liên lạc và dẫn đường phù hợp, chẳng hạn như GPS, thiết bị theo dõi di động và Hệ thống nhận dạng tự động (AIS). Những thiết bị này không chỉ hỗ trợ ngư dân trong hoạt động đ.ánh bắt mà còn ngăn chặn việc vô tình xâm phạm lãnh hải của các quốc gia khác.

Chuyên gia Permal cho biết thêm Malaysia rất quan ngại về các hoạt động đ.ánh bắt trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) xảy ra trong phạm vi quyền tài phán quốc gia của mình và trên biển cả. Hậu quả của việc khai thác IUU về môi trường, xã hội và kinh tế là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến cả các loài mục tiêu và không phải mục tiêu cũng như hệ sinh thái rộng hơn. IUU có thể làm suy giảm nỗ lực quản lý để đạt được nghề cá bền vững và do đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành thủy sản do sự cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, IUU khiến những người đ.ánh cá hợp pháp bị thiệt hại về mặt kinh tế.

Ngoài ra, IUU làm suy yếu nỗ lực quốc tế, khu vực và quốc gia nhằm bảo tồn và quản lý hiệu quả trữ lượng cá và tác hại của việc đ.ánh bắt cá trái phép. Bà Permal nhấn mạnh Chính phủ Malaysia có quan điểm xử lý nghiêm khắc hành vi đ.ánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài, qua đó bảo vệ chủ quyền biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đất nước. Căn cứ luật pháp và các quy định liên quan, Malaysia thực hiện hướng dẫn, trấn áp và quản lý các hoạt động đ.ánh bắt trái phép của người nước ngoài theo hai luật chính là Đạo luật về chủ quyền hoạt động kinh tế, ngư nghiệp và Đạo luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Malaysia cam kết ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến nghề cá của ngư dân nước ngoài và địa phương thông qua các biện pháp xử lý nhiều lớp. Hoặc bị truy tố tại tòa án với các hình phạt răn đe hoặc thời hạn tạm giam lên đến 2-3 năm hoặc chịu án phạt tù không nộp t.iền phạt theo quy định của Đạo luật Thủy sản 1985.

Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà Nội; Biên bản ghi nhớ về thành lập Nhóm công tác kỹ thuật về nghề cá nơi cả hai nước có thể trao đổi song phương về vấn đề thủy sản. Malaysia và Việt Nam đã hợp tác trong các lĩnh vực khác các nền tảng đa phương cụ thể là Nhóm công tác nghề cá ASEAN (ASWGFi), Trung tâm Phát triển thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Mạng lưới Nuôi trồng thủy sản ở châu Á-Thái Bình Dương (NACA) và Kế hoạch Hành động khu vực nhằm thúc đẩy trách nhiệm các hoạt động đ.ánh bắt cá bao gồm chống lại hoạt động bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát hoạt động đ.ánh bắt cá trong khu vực (RPOA-IUU).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Australia phát lệnh truy nã quốc tế nghi phạm đổ nước nóng vào một trẻ 9 tháng t.uổi
15:24:27 10/09/2024
Yagi là siêu bão mùa thu mạnh nhất trong 75 năm qua tại Trung Quốc
14:57:57 09/09/2024
Thấy gì từ chuyến đi của ông Putin đến Mông Cổ?
07:05:43 10/09/2024
Hàn Quốc cảnh báo thiết bị hẹn giờ trên bóng bay mang rác có thể gây hỏa hoạn
16:55:36 10/09/2024
Thái Lan nỗ lực nâng tầm gạo xuất khẩu
17:30:11 09/09/2024
Sức tàn phá của siêu bão Yagi ở Trung Quốc 'vượt xa tưởng tượng'
22:36:31 09/09/2024
Thủy thủ Mỹ trở thành thiếu tá KGB
08:49:11 10/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris công bố chính sách tranh cử
15:37:20 10/09/2024

Tin đang nóng

Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội
07:12:05 11/09/2024
Vô tình để lộ dung mạo con trai, Trường Giang nhanh chóng có động thái này
06:12:21 11/09/2024
Tài tử Jo In Sung bức xúc vì mẹ lấy cớ g.ây s.ốc giục anh sinh con
06:22:28 11/09/2024
Thấy cô em gái nuôi của chồng thích 'thả rông' trong nhà, tôi liền làm giúp một việc khiến cô nàng tởn đến già
08:07:50 11/09/2024
Hyun Bin ca ngợi vợ hết lời
07:35:13 11/09/2024
Sau một đêm gần gũi người yêu bỗng bặt vô âm tín, 5 năm sau quay trở lại tìm con và cái kết khiến người xem đau lòng
08:25:13 11/09/2024
Rộ tin bạn gái Huỳnh Hiểu Minh mang thai con đầu lòng?
06:16:50 11/09/2024
Đám cưới xúc động của diễn viên Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi
08:35:39 11/09/2024

Tin mới nhất

Truyền thông Lào ca ngợi mối quan hệ Việt Nam - Lào

08:28:20 11/09/2024
Theo bài viết, bước vào giai đoạn mới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở mỗi nước

Nga vô hiệu hóa nhiều UAV hướng vào thủ đô Moskva

08:25:24 11/09/2024
Bộ Quốc phòng Nga đã vô hiệu hóa hàng chục thiết bị bay không người lái (UAV) trên đường hướng vào thủ đô Moskva.

LHQ lên án cuộc không kích của Israel vào khu vực nhân đạo ở Gaza

06:08:33 11/09/2024
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Ngoại trưởng Anh, ông David Lammy đã bày tỏ "rất sốc" về cuộc tấn công trên, đồng thời nhấn mạnh cần khẩn cấp một lệnh ngừng b.ắn.

Mỹ siết chặt hơn nữa ngành LNG của Nga

06:08:03 11/09/2024
Trong 100 ngày đầu của cuộc chiến, Nga đã thu về khoảng 100 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng, nhưng con số này giảm mạnh sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế bắt đầu có hiệu lực.

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

06:07:18 11/09/2024
Thứ tư, lạm phát không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc thực hiện chính sách t.iền tệ. Sự ổn định tài chính là một cân nhắc quan trọng khác, đặc biệt trong bối cảnh bong bóng bất động sản gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế.

Brazil hứng chịu hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử

06:04:17 11/09/2024
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Quốc gia Brazil (INPE), các vụ cháy rừng tại Amazon trong tháng 8 vừa qua tăng tới 120% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 234% so với tháng 7.

Israel không kích miền Đông Liban, 1 chỉ huy của Hezbollah t.hiệt m.ạng

05:31:38 11/09/2024
Về phần mình, quân đội Israel cho biết không quân nước này đã hạ được chỉ huy Mohammad Qassem al-Shaer tại khu vực Qaraoun, ở thung lũng Bekaa.

Thêm một UAV 30 triệu USD của Mỹ bị Houthi b.ắn hạ trong chưa đầy 72 giờ

05:29:46 11/09/2024
MQ-9 Reaper là UAV do tập đoàn General Atomics của Mỹ chế tạo cho không quân Mỹ, có thể bay ở độ cao hơn 15.000 m và hoạt động liên tục trong 24 tiếng. Mỗi chiếc MQ-9 có giá xuất xưởng khoảng 30 triệu USD

Dự báo cách EU phản ứng với kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

05:27:40 11/09/2024
Thay vì hy vọng vào một kết quả bầu cử có lợi, EU cần xác định và hành động theo những mục tiêu chiến lược riêng để duy trì tự chủ và bảo vệ lợi ích dài hạn. Các biện pháp quan trọng mà châu Âu cần triển khai bao gồm:

Cuộc tranh luận trực tiếp mang tính quyết định giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ

05:25:18 11/09/2024
Về tài chính, chiến dịch của bà Harris đã thu hút số t.iền gây quỹ vượt trội so với Trump, điều này giúp bà có đủ nguồn lực để tăng cường chiến dịch vận động của mình trong những tháng cuối cùng trước ngày bầu cử.

Băng biển Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục trong mùa đông

05:22:02 11/09/2024
Nhà nghiên cứu băng biển Will Hobbs tại AAPP nhấn mạnh mức thấp mới này là dấu hiệu cho thấy hệ thống băng biển xung quanh Nam Cực đang chuyển sang trạng thái mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel muốn sớm đạt thỏa thuận ngừng b.ắn với Hamas

05:19:49 11/09/2024
Các nước gồm Mỹ, Qatar và Ai Cập đang thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng b.ắn và trao đổi con tin giữa Hamas và Israel, song tiến trình đàm phán vẫn bị đình trệ.

Có thể bạn quan tâm

Lịch trình 4N5Đ trải nghiệm Phú Quý của nhóm bạn "gác lại công việc và xách va li để hoà mình với biển cả"

Du lịch

09:57:28 11/09/2024
Nhiều nơi miền biển nước ta đã sắp bước vào mùa mưa. Đây là lý do mà một nhóm bạn đã quyết định gác lại công việc và xách va li để hoà mình với biển cả và đây là lịch trình 4N5Đ trải nghiệm Phú Quý của họ.

Tử vi 10/9 đến 25/9: 3 con giáp đại phú đại quý, sự nghiệp sáng chói, hóa Rồng hóa Phượng

Trắc nghiệm

09:56:08 11/09/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 t.uổi sau được dự đoán t.iền của cuồn cuộn đổ về, vận may mắn hết phần thiên hạ. Bản mệnh t.uổi Ngọ nhìn chung sẽ có nhiều hoạt động giải trí trong tháng này, đó có thể là một bữa tiệc tối tại nơi làm việc

Michael Trương "ra chuồng gà" trước mỹ nam Hàn Quốc mới gia nhập Đảo Thiên Đường

Tv show

09:24:48 11/09/2024
Sở hữu chiều cao ấn tượng, ngoại hình thư sinh ấm áp chuẩn Hàn, Ieon đã trở thành nhân vật được dàn cast nữ cực kỳ quan tâm.

Thủ tướng: Chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà

Tin nổi bật

09:23:03 11/09/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân.

Triệu tập, xử lý các trường hợp đăng tin bịa đặt về sự cố sập cầu Phong Châu

Pháp luật

09:19:36 11/09/2024
Chiều 10/9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã triệu tập, xử lý các trường hợp đăng tin không đúng sự thật về tình hình mưa bão trên địa bàn tỉnh và sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).

Thấy con hàng xóm có gương mặt giống với chồng, tôi muốn làm xét nghiệm ADN thì mẹ chồng dúi cho tôi cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ

Góc tâm tình

09:17:28 11/09/2024
Việc làm của mẹ chồng quá cao tay làm tôi đỡ không nổi. Tôi về làm dâu nhà chồng đã nửa năm mà chưa biết gì về hàng xóm họ sinh hoạt thế nào.

5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt

Sức khỏe

09:13:12 11/09/2024
Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.

Sao phim "S.ex and the City" dùng 2 thực phẩm vào bữa sáng để giảm cân thần tốc, loại đầu tiên người Việt luôn sẵn

Làm đẹp

09:01:18 11/09/2024
Nixon chia sẻ rằng cô rất chú trọng đến việc quản lý hình thể và sức khỏe, bao gồm các thói quen ăn uống giúp duy trì cân nặng, chống lão hóa.

Sắc vóc mơ ước của nữ diễn viên 'vũ trụ phim VTV', mới được bạn trai cầu hôn tại Thụy Sĩ

Người đẹp

08:58:30 11/09/2024
Là gương mặt mới của vũ trụ phim VFC, Bích Thủy sở hữu gu thời trang đơn giản nhưng khoe được lợi thế hình thể, sắc vóc dáng nuột nà.

Độc đạo - Tập 5: Hồng từ chối cổ phần bố nuôi cho, một mình đi cứu Khương

Phim việt

08:29:15 11/09/2024
Ông Toàn cho Hồng mấy chục phần trăm cổ phần và muốn con trai nuôi đi cứu Khương. Dù từ chối cổ phần nhưng Hồng hứa vẫn sẽ đi cứu Khương.

Showbiz 11/9: Anh Đức cưới; Hà Anh Tuấn góp 1 tỷ đồng giúp người dân vùng lũ

Sao việt

08:25:48 11/09/2024
Hà Anh Tuấn cùng nhiều sao Việt đóng góp số t.iền từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng hỗ trợ người dân vùng lũ; Anh Đức và bạn gái tổ chức lễ cưới sau nhiều lần hoãn.