Hợp tác trồng cây để bảo vệ môi trường, nỗ lực thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26
Chiều 25/11, tại Hà Nội, Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Vinamilk tổ chức Lễ ký biên bản hợp tác triển khai hoạt động trồng cây để trung hòa carbon và hướng đến Net Zezo giai đoạn 2023-2027.
Đại diện Công ty Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường ký biên bản hợp tác.
Hoạt động nhằm hưởng ứng và mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm và cân bằng carbon trong không khí, tăng độ che phủ rừng trên cả nước và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân.
Ngoài trồng cây, hai bên cũng sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động bên lề khác nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, về tầm quan trọng của cây xanh trong việc giảm thiểu lượng khí CO2 trong khí quyển, từ đó thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng, ứng xử thân thiện với môi trường, sống xanh và chan hòa với thiên nhiên, vì một môi trường sống trong lành, an toàn và bền vững.
Phát biểu khai mạc lễ ký kết, ông Hoàng Mạnh Hà, Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường cho biết, hoạt động trồng cây để trung hòa carbon, hướng đến Net Zero là dự án hợp tác ý nghĩa giữa Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), được quản lý, giám sát một cách hệ thống, bài bản và chuyên nghiệp từ khâu khảo sát, đánh giá tiền khả thi đến khâu lập kế hoạch trồng chi tiết, lên phương án chăm sóc và bảo vệ cây, lập báo cáo phân tích và đo đạc số liệu về lượng khí CO2 được hấp thụ, kiểm kê khí nhà kính… “Hoạt động được kỳ vọng tạo ra những cánh rừng, những khu vực trồng cây xanh rộng lớn mang dấu ấn riêng của Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường”, ông Hoàng Mạnh Hà nhấn mạnh.
Nhiều quốc gia và tổ chức môi trường đã xác định trồng rừng, trồng thêm cây xanh là giải pháp hiệu quả và cấp thiết để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, trồng thêm cây xanh, trồng rừng cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu để chống lại tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời cải thiện cảnh quan, nâng cao chất lượng sống cho người dân và hướng đến phát triển bền vững.
Để giảm nhanh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có khí carbon dioxide (CO2) thì trồng cây được xem là giải pháp cấp thiết được nhiều quốc gia triển khai. Với đặc tính sinh trưởng tự nhiên, cây xanh có khả năng hấp thụ lượng lớn khí CO2 qua quá trình quang hợp. Ngoài CO2, cây xanh còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại khác từ không khí như SO2, Clo, NH3, HCL,… Bên cạnh đó, cây xanh còn có thể hấp thụ, chuyển hóa nhiều chất độc hại trong đất và nguồn nước.
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Điều hành Sản xuất của Vinamilk chia sẻ, tiếp nối thành công của Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020, Vinamilk tiếp tục phối hợp cùng Báo Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050 của Vinamilk nhằm hưởng ứng cam kết của Việt Nam tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về “0″ vào năm 2050.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến, cam kết của Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trong việc trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero giai đoạn 2023 – 2027. Thứ trưởng tin tưởng rằng, với những định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu rõ nét, góp phần chung tay và hưởng ứng các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc.
Video đang HOT
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang đề xuất với Chính phủ sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở triển khai như: Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia để triển khai thực hiện; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Đây là những văn bản pháp lý, công cụ để thực hiện các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng “0″ vào năm 2050 và các cam kết được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị COP26.
Thứ trưởng Lê Công Thành cũng đề nghị Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tiếp tục đồng hành, chung tay cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các chương trình, hoạt động khác có hiệu quả, ý nghĩa trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Bảo tồn quần thể san hô Hòn Yến - Bài 1: Giao quyền cho cộng đồng
Dự án "Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên" (gọi tắt là dự án Hòn Yến Phú Yên) được Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam (Global Environment Fund - Small Grants Program, viết tắt là: GEF SGP) thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Việc làm ý nghĩa này đã giúp người dân địa phương nâng cao nhận thức về bảo vệ san hô và tạo sinh kế bền vững. UNDP kỳ vọng, mô hình bảo tồn rạn san hô ở Hòn Yến sẽ trở thành hình mẫu của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hòn Yến cũng sẽ là điểm du lịch học tập trong nước và quốc tế về mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ hệ sinh thái san hô.
Đoàn viên thanh niên tỉnh Phú Yên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại danh thắng quốc gia Hòn Yến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Bài 1: Giao quyền cho cộng đồng
Dự án "Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên" đặt ra mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái. Qua hai năm triển khai thực hiện, cộng đồng dân cư khu vực Hòn Yến đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Hợp sức bảo vệ môi trường Hòn Yến
Quần thể Hòn Yến thuộc địa bàn thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ở đây có hệ sinh thái phong phú cả dưới nước lẫn trên cạn, tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, hệ sinh thái rạn san hô rất đa dạng, phong phú với 17 loài phân bố trên diện tích khoảng 12,71 ha. San hô ở Hòn Yến nhiều màu sắc, gắn với đặc điểm địa chất, địa mạo,... tạo nên nét đặc trưng riêng và trở thành biểu tượng riêng cho tỉnh Phú Yên.
Quần thể Hòn Yến bị tác động của ô nhiễm môi trường do người dân địa phương và khách du lịch vứt rác; chất thải từ khu vực nuôi trồng thủy sản đều xả trực tiếp ra môi trường biển, không qua xử lý... Ngoài ra, cũng như các địa phương ven biển khác ở miền Trung, Hòn Yến đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những điều này đã làm suy giảm chất lượng các hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển; nhiều rạn san hô bị phá hủy nhanh chóng.
Trước thực trạng này, từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2022, Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã tài trợ tỉnh Phú Yên thực hiện dự án Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 3,2 tỷ đồng. Trong đó, GEF SGP/UNDP tài trợ gần 1,1 tỷ đồng; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) tài trợ 900 triệu đồng và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đối ứng gần 1,2 tỷ đồng.Theo ông Huỳnh Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, Phó Ban điều hành dự án: Mục tiêu quan trọng nhất của dự án này là nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái. Đặc biệt, người dân được giao quyền quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Đối tượng hạt nhân là 19 thành viên tổ hợp tác, 20 tuyên truyền viên cộng đồng và cán bộ trong hệ thống chính trị của xã An Hòa Hải, huyện Tuy An.
Dự án đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, lợi ích về bảo tồn và khai thác bền vững hệ sinh thái. Các thành viên tham gia dự án đã trực tiếp tuyên truyền cho 1.025 hộ dân ở thôn Nhơn Hội và Hội Sơn (xã An Hòa Hải).
Anh Phạm Đình Long (ở thôn Nhơn Hội) chia sẻ: Lúc đầu người dân ở đây cũng thấy bất tiện, không thoải mái. Nhưng khi được tuyên truyền, nhìn thấy mọi người cùng đi nhặt rác bỏ vào thùng, dần dần người dân thay đổi nếp nghĩ. Bây giờ bà con trong thôn vận động nhau không vứt rác ra biển, đi chợ hạn chế dùng túi nilon, đồ nhựa một lần...
Khi nhận thức về việc giữ gìn môi trường được thay đổi, người dân ở khu vực ven biển Hòn Yến đã tích cực tham gia phân loại rác thải tại nguồn; trồng hàng trăm cây xanh tạo cảnh quan; thí điểm nuôi trùn quế xử lý rác thải hữu cơ...
Theo ông Huỳnh Vũ Minh, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa Hải: Trước đây, người dân sinh sống gần khu vực Hòn Yến có thói quen vứt rác ra biển. Qua việc tuyên truyền vận động, người dân đã dần ý thức được việc xử lý rác thải nên đến nay cơ bản đã chấm dứt được tình trạng trên. Môi trường, nước biển ở Hòn Yến đã dần xanh, sạch đẹp trở lại.
Sẽ trở thành hình mẫu
Đoàn viên thanh niên tỉnh Phú Yên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại danh thắng quốc gia Hòn Yến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Nhằm thúc đẩy cộng đồng tham gia giám sát, bảo vệ môi trường và rạn san hô, dự án Hòn Yến Phú Yên đã có sự "đột phá" trong việc giao quyền cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Hoạt động này được thực hiện thông qua mô hình "Tổ hợp tác" với quy chế hoạt động cụ thể dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Tổ hợp tác gồm 19 thành viên thực hiện "mục tiêu kép", vừa quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản rạn san hô vừa khai thác thế mạnh du lịch độc đáo của danh thắng Hòn Yến. Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu vực được thực hiện theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019).
Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với công tác nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhận định rằng: Rạn san hô và biển Hòn Yến đã nuôi dưỡng nguồn lợi tôm cá và cả những con tôm hùm giống rất nhỏ. Hệ sinh thái rạn san hô Hòn Yến là của cộng đồng và chỉ có cộng động mới đích thực kết nối rạn san hô trở lại với sự sống!
Bước đầu phạm vi vùng san hô được Ủy ban nhân dân huyện Tuy An giao quyền cho người dân trong Tổ hợp tác quản lý và bảo vệ là 2,87 ha. Các thành viên tham gia được khai thác nguồn lợi thủy sản trong khu vực; thực hiện tuần tra, bảo vệ san hô và thủy sản; ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật... Tổ hợp tác cộng đồng này đang hướng tới phát triển và quản lý theo các nhóm gồm bảo tồn quần thể sạn san hô Hòn Yến; đánh bắt thủy sản, chế biến truyền thống; dịch vụ và nông nghiệp thuận thiên.
Thông qua việc giám sát, bảo vệ của cộng đồng, du khách được sắp xếp tham quan Hòn Yến bằng thúng chai hoặc ca nô du lịch nên không còn tình trạng giẫm đạp lên các bãi san hô. Để bảo tồn lâu dài các bãi san hô, người dân địa phương đang được vận động dịch chuyển 20 ha nuôi tôm hùm giống đảm bảo cách bờ 400m và độ sâu trên 6m.
Là thành viên Tổ hợp tác bảo vệ san hô Hòn Yến, ông Dương Ngọc Thắng, người dân thôn Nhơn Hội chia sẻ: Trước đây, bà con ngày nào cũng qua lại trên bãi san hô này, nhưng không ai nghĩ đến việc phải bảo vệ, gìn giữ nó. Bây giờ đã được giao quyền quản lý, bảo vệ nên dù chưa có kinh phí, bà con rất tự giác phân công nhau tham gia bảo vệ rạn san hô. Mọi người ở thôn Nhơn Hội, Hội Sơn luôn có suy nghĩ san hô ở Hòn Yến là tài sản quý giá mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người và cần phải giữ nó. Giữ được vẻ đẹp của san hô và môi trường ở Hòn Yến là giữ miếng cơm, manh áo của bản thân và gia đình mình.
Với tinh thần "đồng quản lý", Ủy ban nhân dân huyện Tuy An đã hỗ trợ Tổ hợp tác cộng đồng dân cư ở Hòn Yến trong việc thả phao bù thực địa mốc giới; khoanh vùng diện tích san hô cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản để không ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn rạn san hô.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia GEF SGP/UNDP khẳng định: Thành công bước đầu của dự án là bài học kinh nghiệm trong giao quyền đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái san hô và phát huy các giá trị văn hóa bản địa để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững cho cư dân địa phương. Có thể xem Hòn Yến là mô hình điểm để các địa phương trong và ngoài tỉnh Phú Yên học tập kinh nghiệm. Tầm nhìn đến năm 2030, Hòn Yến sẽ có tên trên bản đồ về nỗ lực của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rạn san hô, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Hòn Yến cũng là điểm du lịch học tập trong nước và quốc tế về mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ hệ sinh thái san hô.
Hiện thực hóa ước mơ kết nối các tuyến đường sắt trên cao Sau một thời gian đi vào hoạt động, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã thể hiện một hình ảnh mới khác biệt của dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô, hiện đại và văn minh, được nhiều người dân lựa chọn làm phương tiện đi lại hàng ngày. Tuy nhiên, để tuyến đường sắt...