Hợp tác thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Đến nay có 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường TP.HCM đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất; 63 trang trại, cụm trang trại ở các tỉnh, thành Đông-Tây Nam Bộ, vốn đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Ngày 24/9, tại Hội nghị Chương trình hợp tác thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2020, do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, đại diện nhiều địa phương đánh giá sau 5 năm (2016-2020) triển khai, chương trình đã có sức lan tỏa sâu rộng.
Thông qua chương trình, sở, ngành các địa phương đã gắn kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong liên kết đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, hệ thống phân phối, bình ổn thị trường…
Hàng chục tỷ đồng bao tiêu sản phẩm
Báo cáo tại hội nghị, Ban tổ chức Chương trình hợp tác thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành cho biết tính đến nay có 28 doanh nghiệp Bình ổn thị trường Thành phố đã đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất; 63 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các tỉnh, thành Đông-Tây Nam Bộ tổng vốn đầu tư trên 18.000 tỷ đồng.
Hoạt động liên kết, ứng vốn cho nông dân nuôi trồng, bao tiêu sản phẩm nông sản trong khuôn khổ chương trình đạt 3.200 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, thông qua chương trình đã có 3.193 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết giữa các bên với giá trị thực hiện bình quân khoảng 4.500 tỷ đồng/năm. Những con số này được xem là động lực cho sự hợp tác và mở ra giai đoạn mới của các địa phương.
Còn theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn doanh nghiệp bình ổn thị trường thành phố đều xây dựng các chuỗi liên kết, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại các tỉnh, thành.
Điển hình, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop) có hệ thống kho bãi, logistics, siêu thị phủ khắp cả nước và là đầu mối liên kết, thu mua tại chỗ mặt hàng nông sản với sản lượng lớn và cung cấp ra thị trường.
Theo đó, một số doanh nghiệp như công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan liên kết với nhiều trang trại chăn nuôi tại các địa phương tiêu thụ bình quân 31.000 tấn lợn hơi/năm; 1.241 tấn bò hơi/năm.
Video đang HOT
Công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm sài Gòn (Sagrifood)cung cấp bình quân mỗi năm 80.000 con lợn hậu bị, lợn con giống đến trang trại chăn nuôi tại 23 tỉnh, thành trên cả nước; trong đó 80% tại 15 tỉnh, thành miền Đông-Tây Nam Bộ…
[Kích cầu nội địa thúc đẩy thị trường trong nước phát triển]
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết phần lớn doanh nghiệp Bình ổn thị trường thành phố áp dụng chính sách một giá trên cả nước và có hệ thống phân phối toàn quốc. Vì vậy, sản phẩm bình ổn thị trường của Thành phố Hồ Chí Minh cũng được phân phối đến các tỉnh, thành với giá bình ổn thị trường, góp phần đồng hành thực hiện bình ổn thị trường tại các địa phương.
“Mặt khác, mạng lưới ba chợ đầu mối của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu mối tiếp nhận bình quân 8.000 tấn/ngày những mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các địa phương để tiêu thụ trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng nâng cao năng lực trở thành điểm trung chuyển hàng hóa đi nhiều tỉnh, thành khác; góp phần điều phối lưu thông hàng hóa, cân đối cung cầu tại khu vực phía Nam,” bà Nguyễn Huỳnh Trang chia sẻ thêm.
Đồng quan điểm, bà Châu Thị Lệ, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho rằng, hàng hóa của doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường tỉnh Long An.
Thông qua mạng lưới phân phối bán buôn, bán lẻ, Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong định hướng dẫn dắt thị trường sản xuất nông sản của các tỉnh, thành, cũng như đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Riêng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Nguyên Phú Hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood cho hay với việc hỗ trợ kết nối nối giao thương của các chính quyền địa phương, Nutifood đã được tạo điều kiện thuận lợi ở khâu vận hành, sản xuất và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng trên cả nước. Hiện nay, sản phẩm của Nutifood đã có mặt ở 63 tỉnh, thành trên cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới.
Xây dựng chuỗi cung ứng, phân phối
Thống kê trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 238 chợ (3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng I, 52 chợ hạng 2, 169 chợ hạng 3), 206 siêu thị (55 siêu thị hạng I, 72 siêu thị hạng II, 79 siêu thị hạng III), 49 trung tâm thương mại (20 trung tâm hạng I, 6 trung tâm hạng II, 23 trung tâm hạng III) và 2.656 cửa hàng tiện lợi.
Riêng tại các địa phương, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư 336 siêu thị tổng hợp/chuyên doanh, gần 2.500 cửa hàng tiện lợi/chuyên doanh tại các tỉnh, thành trên cả nước (không tính Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong đó, một số đơn vị lớn như Saigon Co.op với 84 siêu thị Coopmart tại 42 tỉnh, thành; Lotte Mart đầu tư 11 siêu thị tại 8 tỉnh, thành; Big C đầu tư 27 siêu thị tại 20 tỉnh, thành; MM Mega Market đầu tư 17 siêu thị tại 14 tỉnh, thành; Bách Hóa Xanh đầu tư 1.093 cửa hàng tiện lợi tại 23 tỉnh, thành; Nguyễn Kim đầu tư 45 siêu thị chuyên ngành (điện máy) tại 29 tỉnh, thành…
Ngoài ra, doanh nghiệp Bình ổn thị trường lớn, chuyên sản xuất, cung ứng sản phẩm thiết yếu như Vinamilk, Nutifood, TH Truemilk, Vissan, Cầu Tre, Vĩnh Tiến, Hương Mi, Nakydaco, Thành Thành Công… đều đã phát triển mạng lưới đại lý tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ký kết Chương trình hợp tác thương mại, giai đoạn 2020-2025. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Đại diện sở, ngành các địa phương cho hay việc phát triển mạng lưới phân phối tại các tỉnh, thành trong thời gian qua đã giúp doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh gắn kết và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hợp tác ngày càng thiết thực giữa doanh nghiệp thành phố và các tỉnh, thành. Song song đó, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phát triển mạng lưới gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động…
Đáng chú ý hơn, trong giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tham gia 322 hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành Đông-Tây Nam bộ.
Ngược lại, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh, thành tham gia 2.766 hội chợ triển lãm được tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, hoạt động xúc tiến thương mại đã trở thành công cụ thiết thực, hiệu quả để triển khai Chương trình hợp tác Thương mại, tạo điều kiện người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt.
Để phát huy những kết quả đạt được, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình hợp tác thương mại giai đoạn 2020-2025. Cụ thể, các địa phương tăng cường công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công thương, sản xuất, kinh doanh và thế mạnh của từng tỉnh, thành.
Cùng với đó, chương trình này dự kiến hướng tới mở rộng tiêu thụ hàng hóa, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, gia dụng (sản phẩm may mặc, nhựa); xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, đặc sản ở từng địa phương, vùng, miền và chuỗi thực phẩm an toàn.
Đặc biệt, sở, ngành nâng cao hiệu quả chương trình thông qua triển khai hiệu quả bình ổn thị trường và kết nối cung cầu hàng hóa tại mỗi địa phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được của Chương trình hợp tác thương mại giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong giai đoạn 2020-2025, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ đạo sở, ngành thành phố phối hợp với các địa phương thúc đẩy đa dạng hoạt động kết nối thương mại, xuất nhập khẩu…
Đơn vị tham gia chương trình sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh từng địa phương để tao đầu ra cho hàng hóa sản xuất trong nước và có tiềm năng xuất khẩu.
Đặc biệt, chương trình sẽ phối hợp các bên tham gia cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ liên kết thương mại, đến liên kết sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước./.
Hình thành nhiều chuỗi liên kết giữa TPHCM với các tỉnh thành
Thông qua chương trình Hợp tác thương mại giữa TPHCM với các tỉnh, thành, nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa đã được hình thành. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành, vùng miền, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ ký kết hợp tác thương mại giữa TPHCM và các tỉnh thành giai đoạn 2021-2025. Ảnh: N.H
Ngày 24/9, Sở Công Thương TPHCM phối hợp cùng Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình hợp tác thương mại giai đoạn 2016-2020 và kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM nhận định, mở rộng kết nối cung cầu là con đường tất yếu và quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và thị phần, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trong sản xuất, thương mại. Qua 5 năm triển khai, chương trình hợp tác giữa TPHCM và các tỉnh thành đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được mối quan hệ hợp tác toàn diện trên lĩnh vực thương mại giữa TPHCM và các tỉnh thành Đông Nam bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong liên kết đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và là cầu nối kết nối giao thương, cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội.
Theo báo cáo của Sở Công Thương TPHCM, hiện phần lớn các doanh nghiệp bình ổn thị trường TPHCM đều đã xây dựng các chuỗi liên kết, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại các tỉnh, thành. Điển hình như Saigon Coop có hệ thống kho bãi, logistics, siêu thị phủ khắp cả nước, là đầu mối liên kết, thu mua tại chỗ các mặt hàng nông sản, với những mặt hàng có sản lượng lớn được thu mua, cung cấp cho thị trường cả nước; Vissan liên kêt vơi cac trang trai chăn nuôi tai cac đia phương tiêu thu bình quân 31.000 tân heo hơi/năm, 1.241 tân bo hơi/năm.
Các doanh nghiệp TPHCM cũng mở rộng hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại các tỉnh thành, giúp thúc đẩy phân phối hàng hóa chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, giá cả cạnh tranh đến tay người dân.
Đối với hoạt động kết nối cung cầu được tổ chức thường niên kể từ năm 2012 đến nay, đã có 3.193 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 4.500 tỷ đồng/năm. "Đây chính là động lực cho sự hợp tác và đòn bẩy mở ra một giai đoạn mới" - ông Vũ đánh giá.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, thời gian tới sở sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành triển khai hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp mới, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành phố và các tỉnh, thành liên kết hợp tác, tiến đến liên kết sản xuất, liên kết xuất khẩu.
Hội nghị Kết nối cung cầu năm 2020 diễn ra trong 4 ngày (từ 24 đến 27/9) với 598 doanh nghiệp đến từ 41 tỉnh, thành tham dự. Theo đó, gần 500 gian hàng giới thiệu các loại đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản, thực phẩm an toàn từ các tỉnh, thành.
Nhiều loại thực phẩm, đặc sản vùng miền được giới thiệu tại chương trình kết nối. Ảnh: N.H
Một trong những điểm mới của chương trình năm nay là bổ sung phương thức kết nối theo chiều sâu. Ban tổ chức bố trí 2 khu vực với 14 văn phòng giao dịch cho 14 đơn vị, gồm 10 hệ thống phân phối lớn nhất TPHCM, 1 đơn vị phân phối của An Giang, 1 đơn vị logistics và 2 đơn vị xuất nhập khẩu, để các doanh nghiệp cung ứng tiếp cận, đàm phán chi tiết và giao dịch trực tiếp.
Ông Nguyễn Anh Đức điều hành HĐQT Saigon Co.op 6/6 thành viên của HĐQT thống nhất cử ông Nguyễn Anh Đức điều hành HĐQT Saigon Co.op sau khi ông Diệp Dũng được điều động công tác khác. Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op. Ảnh: Saigon Co.op. Quyết định trên được đưa ra sau khi các thành viên HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op)...