Hợp tác Nga – Ấn trong ngành kim cương ‘phát triển với tốc độ tên lửa’
Một trong những công ty chế tác kim cương lớn của Ấn Độ đã ca ngợi sự hợp tác của họ với Nga trong ngành kim cương: “Cả thế giới đeo kim cương Nga với đường cắt của Ấn Độ”.
Sự phát triển của quan hệ Nga – Ấn trong sản xuất kim cương khiến ngành công nghiệp này phát triển cực mạnh – Ảnh: INDIA TIMES
Theo ông Arpit Narola, thành viên ban giám đốc của Shree Ramkrishna Exports, một trong những công ty chế tác kim cương lớn nhất Ấn Độ, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này “đang phát triển và lớn mạnh với tốc độ của tên lửa S-400″.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang tích cực phát triển quan hệ với Nga. Công ty nhận làm đá chất lượng cao chưa qua xử lý. Chúng tôi cắt và đánh bóng những viên kim cương thô của Nga. Đồng thời, kim cương được sản xuất theo bộ để làm dây chuyền, hoa tai, vòng tay, nhẫn cho các nhà trang sức hoặc khách hàng cá nhân trên khắp thế giới”, ông Narola nói.
Công ty cắt kim cương có trụ sở tại thành phố Surat thuộc bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, được coi là trung tâm chế tác kim cương của cả nước.
Ngành công nghiệp kim cương của Surat chế biến từ 30% đến 35% kim cương của Nga. Họ cũng nhận kim cương thô từ châu Phi, cũng như các mỏ kim cương trong nước.
Hợp tác Nga – Ấn Độ trong ba quý của năm 2021 đã tăng sản lượng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đại diện thương mại của Nga tại Ấn Độ, ông Alexander Rybas, nói với giới truyền thông.
Ông Rybas cho biết: “Tính đến cuối tháng 9-2021, khoảng 700 triệu USD kim cương thô đã được vận chuyển trực tiếp từ Nga đến Ấn Độ.
Ngoài ra, một phần của thương mại kim cương Nga – Ấn được thực hiện thông qua các nước thứ ba. Vì vậy, trên thực tế, thậm chí nhiều loại đá quý của Nga cuối cùng cũng được đưa vào các nhà máy cắt kim cương của Ấn Độ.
Ấn Độ là trung tâm cắt kim cương thô của thế giới, chiếm hơn 90% tổng số cơ sở cắt đá quý trên thế giới. Các khách hàng lớn của họ còn bao gồm Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia ở vịnh Ba Tư và Singapore.
Ông Narola cũng lưu ý rằng ngành công nghiệp kim cương đã được hưởng lợi từ đại dịch COVID-19, khi mọi người có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu. Họ đầu tư vào đồ trang sức làm quà tặng. Lượng mua cũng như giá bán kim cương đã tăng trong suốt 15 tháng qua.
Trực thăng Iran lượn vòng canh chừng tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư
Hãng thông tấn Tasnim vừa công bố đoạn clip cho thấy một trực thăng chiến đấu của Hải quân Iran bay phía bên trên tàu tấn công đổ bộ USS Essex trên Vịnh Ba Tư.
Tàu đổ bộ USS Essex. Ảnh: US Navy
Trong đoạn ghi hình dài 42 giây, tàu Essex lớp Wasp được quan sát từ buồng lái của chiếc trực thăng đang làm nhiệm vụ trinh sát. Những hình ảnh cũng cho thấy radar của tàu chiến đã kích hoạt khi chiếc trực thăng bay đến gần. Những ngày gần đay, tàu chiến lớp Wasp của Mỹ đang làm nhiệm vụ tuần tra vùng biển Vịnh Ba Tư.
USS Essex là một tàu chở trực thăng đổ bộ (LHD-2) của Hải quân Mỹ. Tàu chiến này là nơi triển khai 6 máy bay chiến đấu F-35, 4 máy bay trực thăng tấn công AH 1Z Viper, 12 máy bay quân sự hỗ trợ tấn công MV 12B, 4 máy bay trực thăng nâng hạng nặng CH-53E Super Stellan và nhiều máy bay cất cánh thẳng đứng khác. Ngoài ra, tàu chiến còn được trang bị nhiều vũ khí sát thương như 2 RIM-116, 2 RIM-7C và hệ thống vũ khí đánh gần Phalanx CIWS.
Theo Đài Sputnik, sự việc này xảy ra trong bối cảnh mối căng thẳng giữa Tehran và Washington ở vùng Vịnh vẫn kéo dài âm ỉ từ năm 2018. Khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, đồng thời khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Tình hình đã thêm phần leo thang từ tháng 1/2020 sau vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, người đứng đầu đội tinh nhuệ Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Ông Soleimani đã bị một máy bay không người lái Mỹ tấn công gần sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq.
Iran diễn tập tại khu vực hơn một triệu km2 Quân đội Iran bắt đầu diễn tập thường niên tại khu vực ven eo biển Hormuz, khi sắp diễn ra đàm phán về thỏa thuận hạt nhân với phương Tây vào cuối tháng. Diễn tập Zolfaghar-1400 bắt đầu ngày 7/11 nhằm "nâng cao khả năng sẵn sàng đối đầu với các mối đe dọa từ nước ngoài và bất cứ cuộc xâm lược...