Hợp tác Mekong-Lan Thương đem lại lợi ích to lớn cho các nước thành viên
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea đã khẳng định cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) đã đem lại lợi ích to lớn cho các quốc gia thành viên.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea (bên trái) trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN thường trú tại Phnom Penh. Ảnh: Hoàng Minh/Pv TTXVN tại Campuchia
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea đã nêu bật ý nghĩa của cơ chế hợp tác này trong thông cáo báo chí mà Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đưa ra ngày 23/8, sau khi ông tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 9 diễn ra tại Chiang Mai (Thái Lan) vào tuần trước.
Thông cáo báo chí cho biết Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên của cơ chế hợp tác này đã đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong việc triển khai các kết quả thực chất của Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 diễn ra hồi tháng 12/2023 cũng như Kế hoạch Hành động 5 năm Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương (2023-2027). Các bộ trưởng cũng nhất trí cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương cần duy trì đà phát triển nhanh chóng bằng cách tăng cường hợp tác thiết thực, cùng nhau xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai hòa bình và thịnh vượng giữa các nước Mekong-Lan Thương.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương cũng kêu gọi sự phối hợp giữa cơ chế hợp tác này cùng các sáng kiến khu vực và quốc tế cũng như các chiến lược hợp tác nhằm đạt được tầm nhìn mà Hợp tác Mekong-Lan Thương đưa ra về hòa bình, phát triển và thịnh vượng lâu dài.
Theo thông cáo báo chí, Phó Thủ tướng Sok Chenda Sophea đánh giá cao những kết quả thực chất đạt được từ việc triển khai các dự án tại tiểu vùng sông Mekong theo Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương kể từ năm 2017 và mong muốn triển khai hiệu quả các dự án mới được phân bổ cho Campuchia.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Campuchia cũng cho rằng các nước cần tiếp tục tăng cường nỗ lực thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch và phát triển xanh trong khu vực, đồng thời thúc đẩy hơn nữa hợp tác nông nghiệp, đặc biệt là với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo.
Ông Sok Chenda Sophea cũng cho biết 6 quốc gia ven sông Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương) cần cùng nhau giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, vấn đề không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn đe dọa nền kinh tế, an ninh lương thực, nước và khí hậu của khu vực, đồng thời nỗ lực chung để chống lại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến, tội phạm mạng, buôn người và các hoạt động tội phạm khác.
Các nước nằm trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Cơ chế hợp tác này tập trung vào 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, cụ thể là kết nối, năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, quản lý tài nguyên nước cùng với nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam đánh giá cao các ưu tiên của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong năm 2024
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Luang Prabang, Bắc Lào, ngày 24/3, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 31 đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.
Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá - Xã hội 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Đây là sự kiện quan trọng, là kỳ họp đầu tiên trong năm 2024 với sự tham dự của các Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá - Xã hội 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu đến từ Timor Leste tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên.
Đoàn Việt Nam do ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn đã tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và Tự cường". Năm 2024 được đánh giá là thời điểm quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng với việc ASEAN cơ bản hoàn tất Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 để chuyển tiếp sang Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.
Hội nghị hoan nghênh và mong đợi việc hiện thực hóa các ưu tiên của trụ cột Văn hóa - Xã hội trong năm 2024 gồm có: (i) Văn hóa và Nghệ thuật: Thúc đẩy vai trò của Văn hóa và Nghệ thuật ASEAN vì sự sự hòa nhập và bền vững; (ii) Thúc đẩy hợp tác môi trường: Thích ứng với biến đổi khí hậu; (iii) Phụ nữ và Trẻ em: Thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em nhằm chuyển đổi hành động trong khu vực ASEAN, và (iv) Y tế: Khả năng phục hồi phát triển y tế ASEAN trong bối cảnh mới.
Hội nghị cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa bản sắc ASEAN, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường đối thoại về các giá trị văn minh chung cũng như giữa các nền văn hóa và tôn giáo đa dạng trong khu vực.
Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước thành viên ASEAN, đã chia sẻ quan điểm, một số sáng kiến và hoạt động cấp quốc gia hưởng ứng chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và Tự cường" cũng như các ưu tiên của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội trong năm nay. Trong bối cảnh có nhiều xu hướng và cơ hội văn hóa - xã hội mới nổi, bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế, các nước đều coi các mục tiêu về văn hóa - xã hội, an sinh xã hội là nhân tố quan trọng cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
Với vai trò Phó Chủ tịch Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Malaysia đã khởi động các hoạt động hướng tới cộng đồng bền vững toàn diện trong 20 năm tới, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tái cấu trúc Tham vấn chung ASEAN (JCM), đề cao văn hóa nghệ thuật và thúc đẩy giao lưu với các quốc gia khác. Campuchia ưu tiên thúc đẩy và hiện thực hóa chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh ở cấp quốc gia; chú trọng công tác bảo tồn các di sản văn hóa, khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước.
Philippines ưu tiên bảo đảm môi trường bền vững, phòng chống và ứng phó với thiên tai và an ninh lương thực. Singapore quan tâm thúc đẩy vai trò của văn hóa, các vấn đề liên quan đến gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trong đó chia sẻ về việc đang đồng chủ trì với Việt Nam xây dựng Lộ trình ASEAN về Xóa bỏ bắt nạt trẻ em. Chính phủ Indonesia quan tâm tới việc giải quyết vấn đề ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đến người lao động di cư.
Hội nghị Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 31. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao các ưu tiên của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN do Lào đưa ra trong năm 2024 và tin tưởng rằng, các kết quả trong năm 2024, dưới sự dẫn dắt của nước Chủ tịch Lào, sẽ đóng góp quan trọng cho hợp tác khu vực, khẳng định uy tín, vị thế và vai trò của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế.
Nhất trí với các định hướng tập trung cho phát triển bền vững, tăng cường hợp tác văn hóa-nghệ thuật và thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em, Việt Nam khẳng định, bên cạnh việc ủng hộ vai trò Chủ tịch Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN trong năm 2024, Việt Nam sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ trong việc triển khai các sáng kiến, ưu tiên thuộc lĩnh vực chuyên ngành như quá trình hoàn thiện các Tuyên bố ASEAN về phòng chống và xóa bỏ lao động trẻ em, Tuyên bố về khả năng dịch chuyển, công nhận lẫn nhau và phát triển kỹ năng nghề cho lao động di cư để trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN, các hướng dẫn, báo cáo đánh giá khu vực cũng như việc tổ chức một số hoạt động và sự kiện quan trọng, trong đó có Diễn đàn Trẻ em ASEAN lần thứ 8, Đối thoại liên ngành cấp cao ASEAN về An sinh xã hội và Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ về Kinh tế chăm sóc.
Kết thúc hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đã ra Tuyên bố chung và đồng ý thông qua về nguyên tắc đối với Danh mục các Văn kiện, Tuyên bố của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN dự kiến sẽ trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 vào cuối năm nay.
Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn cũng thống nhất về nội dung của Báo cáo Hội nghị Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN lần thứ 31 để trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN.
Cam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN Trong hai ngày 21-22/8/2024, tại thành phố di sản Luang Prabang của Lào, đã diễn ra các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á (EAS) dưới sự chủ trì của Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2024. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đã...