Hợp tác đầu tư nước ngoài: Lựa chọn các dự án dịch chuyển có công nghệ tiên tiến
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.
Theo Quyết định, Tổ công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó thường trực, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Bluecom Vina, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Theo Quyết định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ triển khai ngay các nhiệm vụ của Tổ công tác. Nhóm giúp việc của Tổ công tác được đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và do Tổ phó điều hành.
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để hài hòa giữ mục tiêu thu hút đầu tư chất lượng cao mà vẫn đảm bảo các yếu tố bền vững về môi trường và phát triển bền vững, Cục Đầu tư nước ngoài đề xuất, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc; lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo; công nghiệp, chế biến, chế tạo, có tính lan tỏa và có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…
Đặc biệt, Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh sẽ không chấp thuận, tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, sử dụng lãng phí tài nguyên, không thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Ngoài ra, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ phân bổ các dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và phát triển vào những địa phương có trình độ phát triển cao về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; các địa phương có trình độ phát triển trung bình, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
Cùng với đó, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ tiếp nhận đầu tư có chọn lọc phải gắn với hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh để tăng cường mỗi liên kết, làm chủ công nghệ, đủ năng lực tham gia một cách chủ động vào chuỗi giá trị cùng với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ thận trọng, ngăn chặn đối với các hiện tượng đầu tư chui, lẩn tránh xuất xứ, đầu tư núp bóng; không để các doanh nghiệp tiềm năng, chiến lược của Việt Nam (có công nghệ, có sẵn chuối cung ứng, có lợi thế về thương quyền…) bị thâu tóm với giá rẻ thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) hoặc góp vốn, mua cổ phần.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới; đồng thời, chủ động bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để tiếp cận, đàm phán với các tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi.
Tổ công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực. Nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Cùng với đó, tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao, định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư.
Cuộc dịch chuyển dòng vốn đầu tư kép FDI vào Việt Nam
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết ngày 20/42020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,33 tỉ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện ước đạt 5,15 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Dẫn đầu các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... (Ảnh minh họa)
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, vốn FDI 4 tháng đầu năm nay sụt giảm do việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy. Nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khi duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh do thiếu chuyên gia nước ngoài.
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về phòng chống dịch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh doanh. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng ít nhất và dự báo sẽ vượt qua "cơn bão" suy thoái kinh tế toàn cầu.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài cho rằng, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng chính từ dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Có một số tín hiệu lạc quan nên GS. Nguyễn Mại dự báo thu hút FDI sẽ "bùng nổ" sau dịch. Tín hiệu lạc quan, theo GS. Nguyễn Mại, đó là nỗ lực của Việt Nam chống dịch, kiểm soát dịch tốt và tránh được những cuộc phong tỏa kéo dài. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã ngày một rõ rệt và Việt Nam với yếu tố tích cực chống dịch hiệu quả đang là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị tổn thương từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc theo kế hoạch cũ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản cũng đưa tin các "ông lớn" như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam...
GS. Nguyễn Mại lưu ý: Việt Nam mong muốn thu hút được nhiều dự án lớn trên thế giới. Nếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ li ti thì tham vọng trở thành "công xưởng" thế giới của Việt Nam có thể đạt về số lượng, nhưng chất lượng không cao. Cần thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới cho tương lai.
Xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 bùng phát ngày càng được thể hiện rõ và đang được đẩy nhanh. Việt Nam được xem là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài tháng qua đã khiến nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, không chỉ tập trung tại Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, thu hút FDI của Việt Nam cho thấy những tín hiệu khá lạc quan khi tăng dần trở lại vào cuối năm nay và tạo đà cho năm 2021 do đón đầu dòng vốn tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nhờ sự hấp dẫn của môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam./.
Tổ hợp Hóa dầu miền Nam chính thức được nâng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam vừa chính thức nâng vốn đầu tư từ 3,7 tỷ USD hiện tại lên gần 5,1 tỷ USD, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thông qua điều chỉnh công nghệ, công suất. Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ...