Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông
Theo các chuyên gia, đàm phán đa phương cho vấn đề biển Đông đã mang lại tín hiệu khả quan trong thời gian qua và là xu hướng tất yếu.
Phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về biển Đông đang diễn ra tại TP.HCM, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: “Năm qua, chúng ta cũng chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của các bên trực tiếp và không trực tiếp liên quan đến tranh chấp, góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác để biển Đông tiếp tục là khu vực hòa bình”. Ông Quý nhấn mạnh: “Trong nhiều hội nghị, trên nhiều diễn đàn chính thức của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, biển Đông [...] đã trở thành chủ đề quan trọng được quan tâm và thảo luận thẳng thắn hơn, thực chất hơn trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch, vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế”.
Do vậy, với việc tranh chấp trên biển Đông trở thành mối quan tâm lẫn quan ngại chung trong cộng đồng quốc tế, phương thức thảo luận đa phương đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong những cột mốc quan trọng đánh dấu những tiến bộ trong tiến trình giải quyết bất đồng.
Các chuyên gia quốc tế thảo luận tại hội thảo – Ảnh: Ngô Minh Trí
Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội thảo, các chuyên gia quốc tế đều nhất trí với quan điểm trên. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói: “Cho dù có ý kiến cho rằng không nên quốc tế hóa vấn đề biển Đông, nhưng thực ra nó đã được quốc tế hóa từ cách đây 10 năm, ngay từ lúc Trung Quốc và ASEAN tiến hành đàm phán để cho ra đời Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Bên cạnh đó, hãy nhớ lại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm ngoái khi có ý kiến cho rằng không nên đưa biển Đông vào chương trình nghị sự, thì 16 quốc gia trong tổng số 18 nước tham gia đã không đồng ý và tiếp tục thảo luận về vấn đề này”.
GS Thayer kết luận: “Do vậy, không có gì ngăn cản được các hội nghị quan trọng trong khu vực tiếp tục thảo luận chuyện biển Đông. Điều quan trọng là chính nhờ phương thức thảo luận và đàm phán đa phương mà vào tháng 7.2011, các bên liên quan đã cho ra đời bản hướng dẫn thực thi DOC để tiến tới thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đây là kết quả quan trọng mà phương thức đa phương mang lại, nếu so với 5 hay 10 năm trước khi các bên liên quan hầu như không đạt được gì đáng kể”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Mark Valencia của Viện Nautilus (Mỹ) thì chỉ rõ điểm lấn cấn trong việc tiếp cận phương thức đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN: “Trung Quốc viện dẫn một điều khoản trong DOC cho rằng giải pháp của bất đồng trên biển Đông chỉ nên được giải quyết giữa các bên liên quan. Trong khi đó, ASEAN khẳng định phương thức đàm phán của mình nhằm hướng tới bộ quy tắc điều chỉnh hành vi”. Ông Valencia kết luận với Thanh Niên: “Và do vậy, theo quan điểm của ASEAN, thì mọi đàm phán liên quan đến vấn đề biển Đông hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở đa phương”.
Cần một ASEAN gắn kết
Các chuyên gia quốc tế cho rằng vì tính cần thiết của việc duy trì phương thức đàm phán đa phương, ASEAN càng phải gắn kết hơn bao giờ hết để đảm bảo một COC chính thức và có tính ràng buộc pháp lý ra đời. Tiến sĩ Valencia khẳng định: “ASEAN phải có quan điểm trung lập, hướng tới tương lai và khuyến khích giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề trên biển Đông”.
Thế nhưng, ngay cả những nước ASEAN được coi là có vai trò trung lập trong tiến trình đàm phán COC cũng có thể đánh mất vai trò này, xuất phát từ một vấn đề muôn thuở: yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng câu chuyện này vẫn cứ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xưa nay vẫn thế: Trung Quốc viện dẫn “đường lưỡi bò” để biện minh cho các hành động của mình trên biển Đông các chuyên gia trung lập quốc tế tiếp tục phản bác tính giá trị của nó. Thế nhưng, chủ đề trên vẫn tiếp tục là điểm nóng bàn luận tại các cuộc hội thảo quốc tế.
Tiến sĩ Valencia chỉ rõ: “Không có gì mới, nhưng đường lưỡi bò ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình đàm phán COC. Vì nếu Trung Quốc tiếp tục mập mờ về các chứng cứ nhằm tuyên bố cái gọi là chủ quyền, đường lưỡi bò sẽ liếm luôn cả vùng kinh tế đặc quyền của Indonesia – nước đang có nhiều nỗ lực trung gian trong tiến trình giải quyết các bất đồng biển Đông”. Vì thế, theo ông, dưới con mắt của Trung Quốc, Indonesia vừa không trung lập cũng chẳng khả tín trong bất kỳ tiến trình giải quyết bất đồng hay đàm phán COC.
Với những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, chặng đường trước mắt của ASEAN để tiến tới bộ COC hoàn chỉnh còn lắm gập ghềnh, theo các chuyên gia. GS Thayer kết luận: “Để ASEAN đạt được đồng thuận về một dự thảo COC đã là một nhiệm vụ khó. Càng khó hơn khi phải luôn hết sức cẩn trọng vì theo tôi: một khi ASEAN đã đồng thuận ở từng điều khoản, dù là nhỏ nhất, trong dự thảo COC thì sẽ không có cơ hội thay đổi bất cứ điều gì khi đưa bộ quy tắc này ra đàm phán với Trung Quốc”.
Theo TNO
Chấn chỉnh công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
Trước việc nhiều cơ sở giáo dục ĐH chưa xây dựng và quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định và số nơi thực hiện cấp bản sao không đúng, ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có công văn gửi các đơn vị yêu cầu chấn chỉnh.
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2012, Bộ đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại một số cơ sở giáo dục đại học. Kết quả kiểm tra cho thấy, không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như: sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, sổ gốc chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa.
Các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người học theo quy định. Một số nơi thực hiện không đúng quy định như cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền như chứng thực bản sao so với bản chính. Các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Kết quả kiểm tra cho thấy, một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc huỷ phôi văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ và thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Đối với việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ thì một số cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ không theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi chưa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt và chưa được Bộ GD-ĐT ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Các cơ sở giáo dục đại học chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt mẫu phôi và khi được ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT".
Liên quan đến việc cấp văn bằng, chứng chỉ, Bộ GD-ĐT cho hay, một số cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ khi người học hoàn thành chương trình đào tạo, chưa đến lấy văn bằng tốt nghiệp nên nhà trường chưa ghi văn bằng để cấp cho người học dẫn đến việc sau một thời gian dài khi người học đến nhận bằng thì không còn phôi văn bằng tại thời điểm người học tốt nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã được đổi tên, đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự thay đổi về thẩm quyền. Thực tế trên làm cho quyền lợi của người học không được bảo đảm. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học đúng thời hạn quy định tại Điều 18 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Ngoài ra, có cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học, vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: "Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại" thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng không đúng quy định như không ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp Giấy chứng nhận cho người học không đúng thẩm quyền. Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Về việc công bố công khai nội dung cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử thì phần lớn cơ sở giáo dục đại học được kiểm tra chưa thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai về cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục hoặc đã thực hiện việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung công bố chưa đầy đủ, khó tra cứu.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: Mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện ngay việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Để chấn chỉnh việc này, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ về Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11 hằng năm. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ GD-ĐT tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác này để kịp thời xử lý, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đúng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của các sở GD-ĐT trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thực hiện quản lý thống nhất về văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục.
S.H
Theo dân trí
Thỏa thuận tự nguyện? Câu chuyện về lạm thu tiền trường dường như vẫn chưa lắng xuống, nhất là sau khi có kết quả thanh tra của Bộ GD-ĐT mới đây về tình hình thu, chi đầu năm học tại 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội. Dư luận băn khoăn là số trường sai phạm theo kết quả thanh tra có phản ánh hết tình...