Hợp tác cung ứng hàng thủy sản cho xuất khẩu
Hiện nay, liên kết chuỗi cung ứng, tiêu thụ thủy sản đang được Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể liên kết được với nhau, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hiệu quả.
Đặc biệt, là trong bối cảnh 19 tỉnh thành phía Nam cùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để chống bệnh COVID-19.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Xuất khẩu cần nguồn hàng lớn
Các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn của cả nước. Lượng thủy sản của khu vực này không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu đến các thị trường trên khắp thế giới. Khâu sản xuất trong khu vực được thực hiện liên tục, bởi có như vậy, nguồn thủy sản mới được gối đầu, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân cả nước. Bất kể vào thời điểm hoạt động phát triển kinh tế-xã hội diễn ra bình thường, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn xoay đều cung cấp vật tư nông nghiệp cho sản xuất, hay thời điểm giãn cách giữa người với người để ứng phó dịch bệnh.
Chính vì vậy, khi các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, đồng thời tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Hàng hóa làm ra không được lưu thông trôi chảy; vụ nuôi mới lại đến, lượng thủy sản cũ đang chờ bán. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lại cần một nguồn hàng lớn để xuất khẩu, cung ứng ra thị trường quốc tế theo các hợp đồng đã ký.
Ông Hoàng Văn Duy, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH MeKong Food Connect, thuộc Tập đoàn MeKong Food cho biết, MeKong Food Connect có 500 khách hàng tại 85 thị trường trên khắp thế giới, chuyên tiêu thụ các loại nông sản của Việt Nam như: cá tra, tôm càng xanh, tôm thẻ, tôm sú, cá rô phi, cá điêu hồng, đùi ếch, cua, cá thác lác, cá ngừ, … Mỗi tháng, MeKong Food Connect xuất khẩu từ 1.000 – 1.500 tấn các loại sản phẩm này.
Không những vậy, MeKong Food Connect còn đang tiếp tục mở rộng các thị trường tiềm năng, cũng như sẽ khai thác các sản phẩm thủy sản khác đầy tiềm năng của Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt, sản phẩm của MeKong Food Connect cũng được cung ứng cho chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất thế giới của Nhật Bản.
Video đang HOT
Với đơn đặt hàng tháng 8/2021, MeKong Food Connect đang cần 40 container cá tra, 4 container cá ngừ, 8 container cá tra sữa sạch kích cỡ từ 400 – 600 gram, từ 600 – 800 gram, lườn cá ngừ đi Bỉ, cá rô phi, cá diêu hồng nguyên con cạo vảy, bỏ vỏ, phile. Các mặt hàng này đều phải được qua sơ chế, hoặc các hợp tác xã có thể cung ứng cho MeKong Food Connect, để công ty thuê nhà máy sơ chế bên thứ 3 thực hiện sơ chế trước khi giao hàng, bà Lê Ngân, đại diện MeKong Food Connect cung cấp thông tin.
Sẵn sàng hợp tác cung ứng
Trước nhu cầu cần nguồn hàng lớn phục vụ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho biết sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu sản xuất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Từ đó, có thể hỗ trợ cho nguồn thủy sản của nông dân được tiêu thụ tốt.
Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành thủy sản của tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2030 là mở rộng và phát triển nuôi biển, nuôi thủy sản nước mặn, lợ.
Ước tính, mỗi năm tỉnh Kiên Giang sản xuất khoảng 400.000 tấn thủy sản nuôi và 1 triệu tấn thủy sản nuôi biển bền vững. Riêng thủy sản nước lợ có các loại như: tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, cua, sò huyết, cá bớp, cá mú, cá bè quýt, cá chim vây vàng có sản lượng rất lớn cần được tiêu thụ.
Trong tháng 8/2021, nông dân tỉnh Kiên Giang dự kiến sản xuất khoảng 1.500 tấn thủy sản các loại; trong đó, tôm càng xanh hơn 1.000 tấn, tôm thẻ 65 tấn, cá bớp 15 tấn, sò huyết 40 tấn, cá bè quỵt 5 tấn và cua biển 100 tấn. Với sản lượng này, tỉnh Kiên Giang có thể cung ứng nguồn nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới, đáp ứng hợp đồng đã ký nhanh chóng.
Cùng với Kiên Giang, các địa phương khác như: An Giang, Sóc Trăng cũng có nguồn hàng thủy sản dồi dào, sẵn sàng cung ứng cho các đơn hàng xuất khẩu. Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang chia sẻ, tỉnh An Giang sẵn sàng thực hiện các tiêu chí do doanh nghiệp đề ra khi liên kết sản xuất nguyên liệu với nông dân tỉnh An Giang. Bởi hiện nay, tất cả các thị trường đều có tiêu chí an toàn thực phẩm riêng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Chỉ cần nhà nhập khẩu, doanh nghiệp liên kết thu mua đưa ra yêu cầu, ngành nông nghiệp An Giang sẽ hướng dẫn các nông dân sản xuất theo đúng tiêu chí, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, xoay vòng sản xuất. Đặc biệt, để người dân an tâm sản xuất lâu dài và bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang sẵn sàng ký kết “Hợp đồng quy tắc” với các doanh nghiệp, để ngành nông nghiệp đưa ra định hướng sản xuất cụ thể và hiệu quả cho người dân.
Để có được những sự tự tin trên, mỗi địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phân công sản xuất theo 3 khu vực cụ thể đó là: vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất trái cây và vùng sản xuất lúa, hoa màu.
Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản cho rằng, để tránh chồng chéo trong các hợp đồng ghi nhớ khi liên kết với doanh nghiệp, mỗi địa phương cần phát triển các sản phẩm chủ lực, lựa chọn thế mạnh để có kế hoạch sản xuất và phát triển hiệu quả.
“Các địa phương cũng cần rà soát các hợp tác xã, chọn ra hợp tác xã sản xuất sản phẩm cùng loại, có thể nâng chất các hợp tác xã đủ năng lực sơ chế sản phẩm trước khi cung ứng cho nhà xuất khẩu. Có như vậy, khâu liên kết mới thuận lợi theo mong muốn. Bởi, các nhà xuất khẩu thường có thế mạnh trong việc tìm kiếm khách hàng để giao thương hàng hóa với giá có lợi nhất cho nông sản Việt Nam.
Khi đó, mỗi đơn vị đảm nhận một vai trò thế mạnh thì chuỗi liên kết này mới bền vững, giúp nông dân sản xuất ổn định, lâu dài”, ông Trần Đình Luân chia sẻ thêm.
Nông dân Cần Thơ mong muốn tiêu thụ nhanh hàng thủy sản
Nhiều loại thủy sản tại Cần Thơ khó tìm được đầu ra khi chi phí thu hoạch, vận chuyển tăng cao nhưng giá lại giảm mạnh dẫn đến thua lỗ.
Do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay các mặt hàng nông sản nói chung; trong đó, có nhiều loại thủy sản tại Cần Thơ khó tìm được đầu ra khi chi phí thu hoạch, vận chuyển tăng cao nhưng giá lại giảm mạnh dẫn đến thua lỗ. Nông dân mong muốn, tình hình dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để có thể tiêu thụ nhanh các mặt hàng thủy sản đang tồn đọng.
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng hiện nhiều hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ nỗ lực duy trì các hoạt động sản xuất con giống và nuôi trồng các loại thủy sản. Trong ảnh: Sản xuất tôm giống tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: baocantho.com.vn
Cá tra là loại thủy sản có diện tích, sản lượng nuôi lớn nhất thành phố Cần Thơ và hiện nay người nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn do doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tạm ngưng thu mua hoặc giảm thu mua. Hiện giá cá tra nguyên liệu chỉ bán được giá từ 22.000 -22.500 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi cá tra xuất khẩu trong thời gian gần đây ở mức từ 22.000-23.000 đồng/kg nên nhiều người nuôi cá tra bị lỗ.
Tương tự, giá nhiều loại cá nuôi khác cũng đã giảm xuống dưới mức giá thành sản xuất. ơn cử, giá cá rô đầu vuông chỉ được bán ở mức từ 22.000-25.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất ở mức từ 25.500-26.000 đồng/kg. Giá nuôi cá chim trắng tại nhiều hộ dân ở mức từ 14.500-16.000 đồng/kg, nhưng cá thương phẩm được nông dân bán ra chỉ ở mức từ 13.000-14.000 đồng/kg. Còn giá thành nuôi cá trê lai ở mức từ 18.000-19.000 đồng/kg nhưng giá bán chỉ từ 16.000-17.000 đồng/kg.
Giá nhiều loại thủy sản khác cũng giảm ít nhất từ 10-30% so với những tháng đầu năm 2021. Cụ thể, như giá ếch nuôi tại nhiều nơi chỉ còn ở mức từ 21.000- 22.000 đồng/kg, trong khi trước đây có giá từ 30.000-32.000 đồng/kg. Giá lươn loại 1 (từ 200 gram/con trở lên) tại nhiều địa phương được nông dân bán cho thương lái và các vựa thu mua thủy sản chỉ còn ở mức từ 150.000-160.000 đồng/kg, trong khi trước đây có giá lên đến 180.000 đồng/kg. Giá tôm càng xanh tại nhiều nơi chỉ còn ở mức từ 90.000-130.000 đồng/kg, trong khi trước đây giá 160.000-70.000 đồng/kg...
Theo các hộ nuôi, nguyên nhân chủ yếu của việc giá cả sụt giảm là do việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ hàng giữa các địa phương trong nước cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản bị giảm mạnh khi các chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch tạm thời đóng cửa. Doanh nghiệp và tiểu thương cũng giảm thu mua và chế biến thủy sản nên người nuôi thủy sản khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
ể hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và nông sản nói chung, ngành nông nghiệp thành phố đang tích cực phối hợp các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan để tăng cường trao đổi thông tin về cung, cầu sản phẩm nông sản.
Bên cạnh đó, rà soát, thống kê nguồn cung từng mặt hàng để thúc đẩy kết nối cung - cầu; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua nhiều kênh phân phối và hình thức phù hợp tình hình thực hiện giãn cách xã hội hiện nay.
Đối với các hộ nuôi, trước mắt bà con tiếp tục duy trì sản lượng, diện tích các vùng nuôi để sẵn sàng có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới.
Theo ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ, trong 7 tháng năm 2021, nông dân thành phố đã thả nuôi hơn 3.464 ha các loại thủy sản, đạt 42% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ. Diện tích thủy sản đã thu hoạch là 1.500 ha với sản lượng thu hoạch là 95.700 tấn, đạt 48% kế hoạch và tăng 17% so với cùng kỳ; trong đó, tổng diện tích nuôi thủy sản an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn đạt 339 ha.
Nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đa dạng hóa các chương trình tín dụng, giải quyết thủ tục cho vay đơn giản, công khai, minh bạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia...