Hộp sọ dài phát hiện tại Peru thuộc về người ngoài hành tinh?
Các xác ướp kỳ lạ với hộp sọ dài bất thường khiến nhiều người nghi ngờ đó là bằng chứng về người ngoài hành tinh từng xuất hiện trên Trái Đất.
Hộp sọ dài phát hiện tại Peru thuộc về người ngoài hành tinh?
Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một số hộp sọ cổ đại dài bất thường ở Peru mà nhiều người chia sẻ tin rằng đó là bằng chứng về người ngoài hành tinh đã từng ghé thăm Trái Đất.
Một người theo thuyết âm mưu chia sẻ đoạn video về hộp sọ và viết rằng: “Kiểm tra hốc mắt, hộp sọ chắc chắn 100% là thuộc về người ngoài hành tinh”.
Đó là những chiếc họp sọ mà nhà khảo cổ Julio C. Tello đã tìm thấy ở vùng núi Huancavelica, Peru từ những năm 1920.
Qua nhiều năm đã có không ít giả thuyết khác nhau liên quan đến những hộp sọ với hình dạng khác thường này. Bài đăng trên mạng xã hội gần đây nhất thu hút nhiều sự chú ý hơn cả khi cho rằng hộp sọ dài thuộc về người ngoài hành tinh trong chuyến ghé thăm Trái Đất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia đã xem xét những hộp sọ lại một lần nữa và tiết lộ rằng đó hoàn toàn là bằng chứng liên quan đến con người.
Giáo sư Melissa S Murphy, chuyên gia nhân chủng học, Đại học Wyoming cho biết: “Hốc mắt của những hộp sọ dài như vậy là hoàn toàn bình thường, giống như hốc mắt của các hộp sọ người khác từng phát hiện ở Peru”.
Những hình dạng hộp sọ không bình thường đó vẫn là con người. Sự bất thường là kết quả của những biến dạng sọ hay tục bó đầu bằng vải, băng hay dụng cụ khác.
Melissa S Murphy nói: “Thời kỳ pre-Hispanic, nhiều dân tộc ở khu vực bờ biển phía nam Peru” thường có tục lệ này. Họ cố định đầu như một hình thức sửa đổi văn hóa cơ thể, đánh dấu một số điều khác nhau ví dụ như danh tính của ai đó, hoặc nghề nghiệp”.
Một báo cáo năm 2018 trên tờ khoa học ‘Science News’ cho rằng những họp sọ dài giống như biểu tượng địa vị ở Peru cổ đại, thường tìm thấy ở một số thành viên giới thượng lưu.
Những người của một cộng đồng có tên gọi là Collagua cố tình thay đổi hộp sọ để tạo ra hình dạng cao hơn và mỏng hơn.
Nhà khảo cổ học Matthew Velasco, Đại học Cornell thông báo trong một nghiên cứu năm 2018 rằng: “Trong thời kỳ khủng hoảng và biến động xã hội, việc tạo ra bản sắc tập thể mới có thể củng cố hoặc làm suy yếu quá trình tái hòa nhập xã hội. Điều đó thúc đẩy sự gắn kết giữa giới tinh hoa địa phương, tạo điều kiện cho sự hợp tác ở mức độ toàn diện cao hơn, điều phối trao đổi nông sản, quản lý thủy lợi hoặc chống lại các thế lực tấn công bên ngoài”.
Hiện tại, không có công bố hay nguồn đáng tin cậy nào chứng mình rằng những hộp sọ dài Peru thuộc về người ngoài Trái đất.
Giới thiên văn sửng sốt với vụ nổ sao dữ dội "lớn chưa từng thấy"
Vụ nổ sao phát ra một tia lửa khổng lồ, mạnh gấp 100 lần bất kỳ tia sáng nào từ Mặt trời.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một vụ nổ sao lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra trong thiên hà. Ngôi sao Proxima Centauri - hàng xóm gần nhất của Mặt trời đã bắn ra những tia plasma, tạo thành một tia sáng khổng lồ với sức mạnh gấp 100 lần các tia sáng do Mặt trời phát ra.
Proxima Centauri là một ngôi sao lùn đỏ - loại sao nhỏ nhất, mờ nhất và phổ biến nhất trong dãy sao chính của thiên hà, nằm cách Trái đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Khối lượng của nó chỉ bằng 1/8 Mặt trời và được quay quanh bởi hai hành tinh. Một trong số đó là Proxima Centauri b - hành tinh gần giống với Trái đất nhất và nằm trong vùng sinh sống của ngôi sao - khoảng cách từ một ngôi sao có thể hỗ trợ sự sống phát triển.
Mô tả tia sáng khổng lồ phát ra từ vụ nổ sao. Ảnh: NRAO
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng tới 9 kính thiên văn quỹ đạo và mặt đất - bao gồm Kính viễn vọng Không gian Hubble để giám sát chặt chẽ Proxima Centauri tổng cộng 40 giờ trong nhiều tháng vào năm 2019. Ngày 1/5/2019, nhóm nghiên cứu đã thành công chụp được hình ảnh tia sáng siêu lớn, chỉ phát trong 7 giây và chủ yếu chỉ có thể nhìn thấy trong quang phổ tia cực tím.
"Ngôi sao từ trạng thái bình thường bỗng nhiên trở nên sáng hơn đến 14.000 lần trong khoảng thời gian vài giây", tác giả chính của nghiên cứu - Meredith MacGregor, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Colorado Boulder cho biết.
Theo Live Science, tia sáng bùng lên từ Proxima Centauri là kết quả của sự thay đổi trong từ trường ngôi sao, làm tăng tốc các electron lên gần bằng tốc độ ánh sáng. Các electron này tiếp tục tương tác với plasma tích điện, dẫn đến sự phun trào của các bước sóng năng lượng khác nhau, bao gồm cả sóng vô tuyến và tia gamma.
Tia sáng phát ra từ Proxima Centauri cực kỳ mạnh so với ánh sáng do Mặt trời phát ra. Tuy nhiên, khác với Mặt trời, tia sáng phát ra lần này từ Proxima Centauri còn giải phóng nhiều loại bức xạ khác nhau. Đặc biệt, nó tạo ra một lượng lớn tia cực tím và sóng vô tuyến - được gọi là "bức xạ milimet".
Theo các nhà khoa học, lượng bức xạ do Proxima Centauri phát ra khiến sự sống rất khó tồn tại trên các hành tinh ngoài quỹ đạo của nó. Nghiên cứu về sự bùng nổ những tia sáng này có thể giúp giới khoa học phát triển ý thức tốt hơn về việc xác định nơi tìm kiếm sự sống bên ngoài hệ Mặt trời.
Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters.
Hải quân Mỹ phát hiện UFO nghi của người ngoài hành tinh? Hải quân Mỹ ghi nhận hình ảnh các vật thể bay không xác định phía trên một tàu khu trục. Vật thể bay không xác định chớp sáng phía trên tàu USS Russell ẢNH CHỤP TỪ CLIP Đài Fox News ngày 14.4 đưa tin Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng một tàu khu trục của Hải quân đã ghi lại hình ảnh...