Hộp sọ cổ đại phát hiện ở Trung Quốc tiết lộ bí ẩn về ‘Người Rồng’
Hộp sọ được phát hiện ở Cáp Nhĩ Tân có thể thuộc về một loài người cổ xưa đã tuyệt chủng chưa từng được biết đến. Đây có thể là họ hàng gần nhất của chúng ta.
Năm 1933, người ta đã khai quật được một hộp sọ hóa thạch cổ đại bí ẩn gần thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc.
Theo The Conversation, hộp sọ được bảo quản gần như hoàn hảo vì vậy việc phân tích sẽ tránh được nhiều sai sót. Hộp sọ dài 23cm, rộng hơn 15cm (rất lớn so với những hộp sọ trung bình của những loài người khác, bao gồm cả người hiện đại) với hốc mắt vuông, đường viền chân mày dày, miệng rộng và hàm răng lớn.
“ Người Rồng” (Homo longi) trong môi trường sống. Ảnh: Chuang Zhao/Đại học GEO Hà Bắc.
Bộ não ước tính có kích thước tương đương với bộ não người hiện đại. Tuy nhiên thời điểm hộp sọ được phát hiện, không ai có thể xác định chính xác nó là gì. Đến nay, sau gần 100 năm, bí ẩn liên quan đến hộp sọ này mới được các chuyên gia giải mã.
Hộp sọ cổ đại có thể thuộc về một loài người cổ xưa đã tuyệt chủng chưa từng được biết đến trước đây. Nhóm nghiên cứu đặt tên loài người mới này là Homo longi, từ “long” trong tiếng Trung có nghĩa là rồng.
Họ tin rằng “Người Rồng” có vóc dáng vạm vỡ, khỏe mạnh và được cho là họ hàng tiến hóa gần nhất của người hiện đại trong số những loài người cổ đại đã được biết đến như người Neanderthal và Homo erectus.
Mẫu hộp sọ này đại diện cho một nhóm người sống ở Đông Á ít nhất 146.000 năm trước, trong kỷ Pleistocen. Các nhà khoa học xác định hộp sọ thuộc về một cá thể nam, qua đời ở tuổi 50, một phần dựa trên phân tích hóa học của các trầm tích bị mắc kẹt bên trong nó. Anh ta có thể đã cư trú trong môi trường rừng ngập nước.
Nhà cổ sinh vật học Xijun Ni, thuộc Đại học Hebei GEO, cho biết: “Giống như tộc Homo sapiens, Homo longi săn bắt động vật có vú và chim, hái lượm trái cây và rau quả và thậm chí có thể bắt cá”.
Theo các nhà khoa học, hộp sọ cổ đại lưu giữ nhiều chi tiết hình thái rất quan trọng để tìm hiểu sự tiến hóa của loài người qua nhiều thời kỳ. Nó thể hiện các đặc điểm điển hình của con người và cho thấy nhiều sự khác biệt so với tất cả các loài Homo khác trước đây. Phát hiện này được cho là có khả năng viết lại câu chuyện về quá trình tiến hóa loài người.
Video đang HOT
Những gì hộp sọ có thể tiết lộ là một nhánh riêng biệt của loài người không trên đường trở thành Homo sapiens (loài người hiện đại), mà đại diện cho một dòng tách biệt lâu dài đã phát triển trong khu vực trong vài trăm nghìn năm và cuối cùng bị tuyệt chủng.
“Người rồng” có thể có một bộ não có kích thước tương đương với bộ não của người hiện đại.
Phân tích cũng chỉ ra rằng “Người Rồng” là một trong những họ hàng gần nhất của chúng ta, thậm chí còn gần với chúng ta hơn là người Neanderthal.
“Con người vẫn tin rằng người Neanderthal đã tuyệt chủng là họ hàng gần nhất của chúng ta. Tuy nhiên, khám phá của chúng tôi cho thấy rằng Homo longi mới là họ hàng thực sự của Homo sapiens ngày nay”, Giáo sư Ni cho biết.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ của Người Rồng với con người hiện đại, các nhóm nghiên cứu đã tạo ra một cây phả hệ của các dòng người.
Cây này dựa trên dữ liệu hình thái học từ 95 mẫu hóa thạch phần lớn hoàn chỉnh của các loài hominin khác nhau sống trong kỷ Pleistocen giữa, bao gồm Homo erectus, Homo neanderthalensis, Homo heidelbergensis và Homo sapiens. Nhờ cây phải hệ này, 5 hóa thạch được tìm thấy ở đông bắc Trung Quốc chưa được xác định trước đây cũng được cho là thuộc về Homo longi.
Cây phả hệ cũng chỉ ra tổ tiên chung của Homo longi và Homo sapiens sống cách đây khoảng 950.000 năm. Hơn nữa, nó cho thấy rằng cả hai loài đều có chung tổ tiên với người Neanderthal sống cách đây hơn 1 triệu năm, có nghĩa là con người hiện đại có thể đã tách ra từ người Neanderthal từ 400.000 trước (trước đó, các nhà khoa học từng nghĩ là 600.000 năm trước).
Từ trước đến nay, người Neanderthal được coi là họ hàng gần nhất của chúng ta. Các cuộc tranh luận về sự tiến hóa của con người hiện đại và điều gì khiến chúng ta trở thành “con người” vốn chủ yếu dựa vào sự so sánh với người Neanderthal. Nhưng khám phá mới về Homo longi có thể thay đổi những cuộc tranh luận này.
“Nhìn chung, hộp sọ Cáp Nhĩ Tân cung cấp thêm bằng chứng để chúng ta hiểu về sự đa dạng của Người Homo và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài”, Giáo sư Ni kết luận.
Ngôi mộ 'hai hài cốt' được tìm thấy ở Cáp Nhĩ Tân: Chuyên gia pháp y khám nghiệm thì tìm thấy chi tiết 'đau lòng'
Có nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn trong ngôi mộ này.
Trung Quốc vào năm 1115, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả thống nhất bộ lạc Nữ Chân, xây dựng thành công vương triều Đại Kim. Tuy nhiên, chế độ chỉ tồn tại được 119 năm và đã bị đội quân Mông Cổ xóa sổ vào năm 1234. Thời gian tồn tại ngắn ngủi, triều đại không kịp để lại nhiều dấu ấn đến hiện tại ngoại trừ phong tục mai táng đơn giản được các nhà khảo cố học khám phá.
Cuộc khai quật thành công nhất từ trước đến nay về triều Đại Kim phải kế đến ngôi mộ đôi vợ chồng nằm ở phía đông bắc, ngoại ô vùng Cáp Nhĩ Tân.
Tộc Nữ Chân - triều Đại Kim. (Ảnh: Sohu).
Năm 1980, sau khi nghe được tin báo phát hiện một ngôi mộ cổ triều Kim, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hiện trường tiến hành khai quật, các bí ẩn về vương triều dần dần được hé lộ.
Chủ nhân ngôi mộ là một cặp vợ chồng, mặc trên mình trang phục đặc trưng dân tộc Nữ Chân. Mặc dù ngôi mộ đã bị hư hỏng nhưng những hoa văn chạm khắc tinh xảo vẫn còn giữ được nét đặc trưng nổi bật. Đôi vợ chồng đeo rất nhiều đồ trang sức bằng vàng có giá trị lớn. Các chuyên gia cho rằng họ đều thuộc tầng lớp quý tộc ở triều đại này.
Hình ảnh khai quật ngôi mộ. (Ảnh: Sohu).
Người thân cụ ông cầm mũ cối đánh công an ở Hà Nội lên tiếng, mong được cảm thông: 'Ông cũng từng là một quân nhân rất nghiêm khắc'
Chi tiết đặc biệt khiến các nhà khảo cổ chú ý chính là chiếc khăn lụa vàng được phủ lên khuôn mặt nữ chủ mộ. Mặc dù lớp bên trong khăn đã mục nát nhưng chiếc khăn vẫn giữ được độ chắc chắn nhờ lớp tơ bao phủ bên ngoài.
Các chuyên gia cầm chiếc khăn lên trong sự ngỡ ngàng, tất cả đều không tin vào mắt mình. Họ tự hỏi rằng, tại sao loại tơ lụa này đã có tuổi thọ hơn 1000 năm nhưng vẫn giữ được độ kết dính đàn hồi đến vậy. Khám phá này như mở một trang sách mới, hé lộ nhiều chi tiết quan trọng về nghề thủ công dưới triều Đại Kim.
Đồ tùy táng hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn qua 1000 năm. (Ảnh: Sohu).
Đội khảo cổ tìm thấy tấm bia đá khắc dòng chữ "Thái Úy Nghi cùng Tam Ti Sự Tề quốc vương - 1162", từ đó mà danh tính chủ mổ được xác định. Đây chính là hoàng đế Đại Kim cùng người thiếp của ông.
Dưới suy đoán lịch sử, các chuyên gia cho rằng, nữ tử này chính là Triệu Kim Cô - công chúa triều đại Bắc Tống.
Sự kiện Tĩnh Khang. (Ảnh: Sohu).
Sau sự kiện Tĩnh Khang, hoàng đế thứ 8 triều đại Bắc Tống cùng cô con gái 7 tuổi của mình bị đưa về Đại Kim lưu đầy. Do không chịu được sự tra tấn, hoàng đế qua đời còn công chúa mới 7 tuổi bị ép trở thành thiếp quốc vương Kim. Điều này khiến các chuyên gia pháp y cảm thấy xót xa, đau lòng thay cho cô công chúa nhỏ.
Đội khảo cổ hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôi mộ dưới triều Kim được tìm thấy hơn nữa. Chỉ khi làm được điều đó, sự thật mới hoàn toàn sáng tỏ.
Lăng mộ quý giá trong thung lũng được đội khảo cổ bảo vệ bằng súng: Quy mô không kém gì lăng Tần Thủy Hoàng! Lăng mộ cổ được giới thiệu hôm nay có mức độ nổi tiếng và số lượng đồ tùy táng quý giá không kém gì lăng của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Vị tiến sĩ bảo vệ lăng bằng cả tính mạng Không chỉ có lăng mộ của các hoàng đế Trung Quốc mới có đồ tùy táng, trên thực tế, có nhiều quốc...