Họp nhiều có nâng thêm trách nhiệm?
Mấy bữa nay dư luận TP.HCM thú vị vô cùng vụ người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu nghiên cứu ngay việc giảm họp, để cán bộ dành thời gian nhiều hơn nữa cho người dân.
Việc chậm trễ do bận họp này nhiều người cho rằng nhỏ nhưng cũng không ít người cho là lỗi lớn, bởi nhiều khi ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là sống còn đối với người dân đang chờ họ ký.
Nhiều hồ sơ thụ lý trễ chủ yếu do lãnh đạo phải đi họp.
Nói là sống còn nhiều người sẽ cười và bảo tại người viết nâng quan điểm. Thế nhưng, thực tế đó là sự thật. Thử tưởng tượng có ngày bạn phát hiện ra mình hợp với một vị trí tuyển dụng và có thể “thắng chắc”, nhưng thời gian nộp hồ sơ chỉ còn đúng trong ngày mà lên phường, xã nhờ xác nhận cái bản lý lịch để nộp, lại bị trả lời câu “lãnh đạo đi họp hết rồi” thì bạn thấy sao? Gần đây nhất là câu chuyện lùm xùm liên quan đến giấy chứng tử ở Hà Nội, mà nguyên nhân cũng từ “bận họp” mà ra.
Vậy cái sự họp triền miên của các cấp chính quyền xuất phát từ nguyên nhân nào? Nói đến đây chắc chắn sẽ có người giải thích là do việc nhiều nên phải họp giải quyết. Rồi họp để đôn đốc, chấn chỉnh cấp dưới, tránh trường hợp chây ỳ. Rồi họp để cùng nhau tìm ra nguyên nhân trì trệ của một số sự vụ này nọ… Những cách giải thích trên đều có lý. Thế nhưng, thử nhìn vào lịch họp của các vị cán bộ sở, ngành dưới đây bạn thấy điều gì.
Trong cuộc họp với chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong mới đây, giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư Sử Ngọc Anh đã phản ánh thực trạng sở, ngành, quận, huyện thành phố họp hành quá nhiều. Đặc biệt, sở có ba áp lực rất lớn: sức ép về công việc, sức ép về lập nhiều tổ công tác và sức ép về… các cuộc họp mà lãnh đạo sở phải dự.
Dẫn chứng, ông Anh cho biết trong bảy tháng đầu năm 2017, sở tiếp nhận 2.114 thư mời họp từ các cơ quan, đơn vị. Rồi giám đốc sở Quy hoạch – kiến trúc thành phố Nguyễn Thanh Nhã cũng cho hay từ đầu năm đến nay, giám đốc, ba phó giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của sở phải dự hơn 1.500 cuộc họp.
Video đang HOT
Không biết bạn thấy gì, nhưng tôi lại thấy đang có cái gì đó bất ổn trong cơ chế chịu trách nhiệm, nên mới nảy sinh chuyện họp nhiều đến vậy. Đó là quận, huyện không dám quyết nên mới nhờ đến sở, ngành vào cuộc để cùng quyết. Đó là phường, xã sợ trách nhiệm nên nhờ quận, huyện cùng vào.
Nói vậy thì phải giải thích. Cơ sở giải thích rõ nhất cho lập luận trên chính là chuyện hàng loạt những sai phạm phải chịu mức xử lý… kỷ luật tập thể cán bộ phường,xã hay quận, huyện, sở, ngành.
Kỷ luật tập thể là chia trách nhiệm phân tán, người trực tiếp gây ra sai lầm đã được chia bớt trách nhiệm.
“Từ quan điểm đó, các cấp ngành, địa phương nên mạnh dạn làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm để bớt những cuộc họp không cần thiết; dành thời gian đi cơ sở nhiều hơn, gần dân hơn, ban hành những chủ trương sát hợp đời sống, hiệu quả cao. Hơn nữa, thời đại công nghệ thông tin phát triển sẽ có thêm phương tiện để chuyển tải thông tin, hãy tận dụng để bớt họp hành nặng nề. Chưa có một thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn rằng giá trị vật chất quy đổi từ nhân lực, vật lực, thời gian trong các cuộc họp là rất lớn. “Bớt họp là tiết kiệm đáng kể, là giảm tình trạng lãng phí nguồn lực xã hội”, một nhà báo có thâm niên trong mảng chính trị – công đoàn, đã viết như vậy.
Theo Quân Minh ( Thế Giới Tiếp Thị)
Người chết "sống dậy" nhận tiền hỗ trợ: Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm
Liên quan đến việc cán bộ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Hà Ninh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) lập hồ sơ khống, giả chữ ký nhận tiền của nhiều người đã chết, huyện Hà Trung đã tiến hành xác minh và có kết luận.
Theo kết luận của UBND huyện Hà Trung về kết quả xác minh nội dung đơn tố cáo của công dân đối với UBND xã và HTXDVNN, ngày 9/6/2016, UBND xã Hà Ninh đã lập kế hoạch về việc triển khai thực hiện mô hình máy làm đất công suất lớn, kết hợp cánh đồng mẫu lớn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016.
Sau khi được phòng NN&PTNT thẩm định kế hoạch, UBND xã Hà Ninh đã ra quyết định giao cho HTXDVNN xã Hà Ninh tổ chức thực hiện mô hình máy gặt lúa và xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Tuy nhiên, HTXDVNN chỉ tổ chức cho một số xã viên HTX góp vốn mua máy gặt và lập hồ sơ toàn bộ số tiền hỗ trợ mô hình thâm canh cánh đồng mẫu lớn để mua máy gặt (tiền mua máy do xã viên đóng góp 440 triệu đồng và tiền hỗ trợ mua máy 75 triệu đồng, tiền chi sai 65 triệu đồng).
HTX đã lập hồ sơ trái quy định để thanh toán số tiền 65 triệu đồng, mô hình thâm canh cánh đồng mẫu lớn, nhưng Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã vẫn ký xác nhận cho thanh toán để mua máy gặt khi chưa xin ý kiến cấp có thẩm quyền cho phép.
UBND huyện Hà Trung yêu cầu kiểm điểm hàng loạt cán bộ.
Phòng NN&PTNT huyện thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn của UBND xã Hà Ninh.
Đến tháng 5/2017, sau khi có chỉ đạo của phòng NN&PTNT huyện, UBND xã đã yêu cầu HTX tổ chức thực hiện mô hình với tổng số 279 hộ dân tại 8 thôn trong vụ mùa năm 2017. Đến nay HTX đã cấp giống, tiền hỗ trợ mua phân bón đầy đủ cho các hộ tham gia mô hình.
Việc lập hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước do Giám đốc HTXDVNN chỉ đạo kế toán HTX làm. Danh sách thụ hưởng 120 hộ dân ở thôn 3, kế toán tự ký và nhờ người khác ký vào cột ký nhận tiền của các hộ để chuyển cho kế toán ngân sách xã mang đi thanh toán số tiền làm mô hình cánh đồng mẫu lớn là 65 triệu đồng.
Trong danh sách 120 người, có 5 người đã chết nhưng kế toán HTX vẫn lập danh sách nhận tiền. Sau khi nhận được tiền, HTX đã chuyển toàn bộ số tiền 140 triệu đồng cùng với vốn góp của 4 thành viên của HTX để mua máy gặt lúa với số tiền 580 triệu đồng.
Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã ký xác nhận cho thanh toán số tiền khi chưa triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn là trái với quy định, dẫn đến việc HTX chi sai mục đích số tiền 65 triệu đồng.
Đồng thời, Giám đốc, kế toán HTXDVNN xã Hà Ninh tự ý lập danh sách và ký nhận hồ sơ thanh toán của 120 hộ dân thôn 3 để thanh toán số tiền hỗ trợ của Nhà nước là không đúng với quy định của pháp luật.
HTXDVNN xã Hà Ninh đã thực hiện không đúng Quyết định của Chủ tịch UBND xã, thống nhất giao cho kế toán HTX lập khống hồ sơ để thanh toán 65 triệu đồng dùng để mua máy gặt lúa là không đúng quy định.
Phòng NN&PTNT huyện thiếu kiểm tra, đôn đốc UBND xã và HTXDVNN xã Hà Ninh trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện mô hình.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thiếu kiểm tra, đôn đốc UBND xã và HTXDVNN xã Hà Ninh lập hồ sơ khống thanh toán, quyết toán nguồn tiền ngân sách và để HTXDVNN xã Hà Ninh chuyển 65 triệu đồng tiền thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn mua máy gặt lúa không đúng mục đích.
Huyện Hà Trung giao phòng Nội vụ tham mưu chỉ đạo UBND xã Hà Ninh, HTXDVNN xã Hà Ninh và các cá nhân liên quan kiểm điểm trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên.
Phòng NN&PTNT kiểm tra, hướng dẫn UBND xã và HTXDVNN xã Hà Ninh tổ chức thực hiện tốt mô hình, có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện; UBND xã Hà Ninh tổ chức thực hiện đúng các quy định, quy trình đánh giá kết quả thực hiện mô hình.
Đồng thời, yêu cầu HTXDVNN thu hồi số tiền 3.106.500 đồng đã chuyển mua máy gặt về quỹ HTX để tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện mô hình theo quy định.
Theo Trần Lê (Dân trí)
Nhà đầu tư ngoại rút khỏi dự án "khủng" vì thiếu đất sạch Sau hơn 2 thập kỷ "ngủ say" trên giấy, dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa vẫn chưa thể khởi động vì doanh nghiệp nước ngoài rút lui. Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM cho biết, nhà đầu tư rút lui vì họ cần đất sạch, trong khi đó TPHCM muốn làm việc này thì phải qua...