Họp lớp: Một cuộc gặp gỡ thiết thực hay là cuộc nhậu xa xỉ?
Tôi háo hức về họp lớp sau 27 năm bao nhiêu thì cảm giác hụt hẫng, thất vọng cũng nhiều bấy nhiêu. Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ tham gia thêm bất kỳ 1 cuộc họp lớp nào nữa.
Nó thiết thực vì mình sẽ gặp lại những người bạn 3 năm trung học chung lớp, chung trường. Và, xa xỉ vì bỏ gần hết một ngày mùng 2 Tết ( trong khi Tết chỉ có 3 ngày), đi hàng chục cây số chỉ để … nhậu!
Với cảm giác vừa quen, vừa lạ, cứ ngỡ, những kỷ niệm sẽ được nhắc lại, những thành công được tôn vinh, lấy làm tự hào. Những thất bại, khó khăn hay bất hạnh, cảm nghĩ của mỗi người, được sẽ chia. Nhưn, ai dè, những cái bắt tay gượng gạo, những câu chào hỏi xã giao nhạt nhẽo chen ngang, những câu chuyện riêng của một nhóm vài người, (lâu nay hay gặp ngoài đời hay trên facebook), những cái cụng ly 1,2,3 dzô dzô, hay những câu nói tầm phào, gây cười nhảm được thay thế, lấp đầy, xóa nhòa tất cả.
Ngoại trừ lời phát biểu lý do vắn tắt, khuôn mẫu của lớp trưởng, lời chúc mừng nhạt nhòa của thầy chủ nhiệm, những tấm hình cười tươi chụp chung, để lại chút dấu ấn, thì theo suốt thời gian cuộc gặp, chỉ là những cái cụng ly và hát cho nhau nghe (nhưng cũng không nghe rõ vì hát chay, đàn chay) là niềm vui xuyên suốt, chủ đạo của cuộc gặp.
Lặp đi lặp lại là câu “lâu ngày, cụng ly” chúc mừng, người hát thì hát say mê, thể hiện những điều “lớn lao”, bạn nhạc sỹ thì cần mẫn gảy đàn guita với tâm thế ” rong chơi”, mà hầu như, không ai quan tâm, hay nhắc gì về những mảnh đời thật. Ai ai cũng mang cả thế giới riêng tư, ngồi chờ khi được hỏi, mỉm cười khi chụp hình, những gì mình có chứ không phải những gì mà cuộc gặp cần (chỉ trừ vài người ) vào cuộc gặp chung như những người… ngoài cuộc.
Video đang HOT
Chờ đợi đến lúc lắng đọng để giao lưu, hỏi han nhau thật khó khăn. Cố gắng lắm, mình mới biết nơi ăn, chốn ở và tình trạng gia đình khoảng 3 người gọi là bạn cũ. Còn cuộc đời mình, cuộc sống mình, chắc không ai biết vì không ai buồn hỏi han, và trôi qua như những mảnh đời khác, trừ một vài người theo dõi trên facebook. Khoảng 5-7 bạn nam nhờ hăng hái, nhiệt tình cụng ly, hết đầu bàn, giữa bàn, đến cuối bàn thì may ra mới hiểu thêm được chút ít.
Đành rằng vui là chính, đành rằng có biết thì cũng không giải quyết được gì cho nhau, nhưng ít ra một khi đã gặp nhau, đã là U50 thì, tất cả vốn liếng qua 27 năm phải tương xứng theo thời gian trải nghiệm, chứ không gặp nhau chỉ để cụng ly, ầu ơ ví dầu, và rồi khi chia tay, thì cũng lờ mờ như lúc chưa gặp, với một thân xác mệt mỏi bia rượu.
Mặc dù rất nhiều lần tự hỏi, sau cuộc gặp, có gì để vui? Có gì để buồn và trăn trở? Vẫn không có được câu trả lời cụ thể, mà chỉ có ám ảnh bởi những câu nói chung chung đại loại như: “rất vui khi được gặp lại”,” rất vui khi được hát”, “rất vui khi các bạn đi gần đông đủ”… Lẽ ra, chúng ta đã có thể làm tốt hơn, để biến cuộc họp lớp rất thiêng liêng, trở nên gần gũi hơn thì cũng chúng ta lại biến nó thành một cuộc nhậu vô cùng xa xỉ.
Kinh nghiệm rút ra là, chỉ nên họp nhóm, không nên họp lớp.
Chút suy tư cùng "vị tình yêu" qua hình ảnh ví von bát bún riêu
'Tình yêu như bán bún riêu, bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình'Mặc dù chỉ là câu nói vui, nhưng bạn có nghĩ đằng sau đó cũng chứa đựng nhiều thông điệp thú vị về tình yêu không?
Ảnh minh họa
Ắc hẳn chúng ta, ít nhiều ai cũng đã từng nghe qua câu nói "Tình yêu như bát bún riêu, bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình" . Đây là một hình ảnh ví von tình yêu đầy sinh động, tươi vui và hấp dẫn; nhưng nếu thử ngẫm nghĩ kĩ càng, ta còn có thể nhận thấy nhiều quan niệm và bài học thú vị về tình yêu ấn chứa trong câu nói này.
Một người nghĩ tích cực và có cái nhìn đầy "màu hồng" về tình yêu sẽ chỉ chú ý đến thành phần chính của món ăn, bún. Nhiều người cho rằng trong bát bún riêu có rất nhiều sợi bún, không ai đếm được có bao nhiêu sợi. Tình yêu cũng như vậy, tình yêu là thứ không thể cân đo đong đếm được. Chưa kể, nếu như có thể đếm được trong bát bún riêu có bao nhiêu sợi bún thì cũng không ai rảnh rỗi bỏ thời gian ra làm một công việc vô ích như vậy, giống như trong tình yêu không nên so đo vấn đề ai yêu nhiều hơn. Đó như là sự chân thành, vẹn nguyên, nồng cháy của người lần đầu biết yêu, của mối tình đầu thời xuân trẻ: yêu hết mình, yêu bất chấp, yêu không tính toán thiệt hơn.
Một người từng trải, đi qua nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu sẽ nhìn câu nói ở một gốc độ "đời" hơn, chân thực hơn. Bún riêu là một món ăn khá phổ biến với người Việt Nam, hương vị đặc trưng riêng biệt ở từng vùng miền và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không thích món ăn này do mùi vị đặc trưng của nó. Muốn bát bún riêu thêm ngon, không thể thiếu những gia vị như chanh, ớt; điều đó cũng giống như tình yêu muốn bền chặt và ngọt ngào không thể thiếu đi nỗ lực giữ gìn, quan tâm, chia sẻ từ đôi bên. Lúc chưa ăn, người ta mong chờ bát bún để thỏa cái bụng đói, như những người trẻ hồ hởi đón chờ tình yêu để được chinh phục và tận hưởng nó. Lúc ăn gần hết bát bún,người ta lại ngán ngẫm vì quá no, giống như những người đã yêu quá nhiều, đã đến lúc cảm thấy ngộp thở và mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Thật ra, bát bún riêu có nhiều đến đâu thì ăn một lúc cũng hết. Bát bún riêu hết, cũng có nghĩa là tình yêu đã cạn. Điều này ngụ ý rằng, tình yêu qua thời gian rồi sẽ vơi đi và cuối cùng sẽ tàn phai theo năm tháng; nếu vẫn còn ở bên nhau chẳng qua chỉ vì cái nghĩa cái tình.
Bún riêu cua - Món ăn dân dã mang đậm hương sắc quê hương. Ảnh: Internet
Một người với cách nghĩ phá cách, sáng tạo và năng động sẽ không nghĩ tình yêu chỉ đơn thuần chỉ "hết yêu là rời đi" như vậy. Bún riêu nếu ăn hết rồi, nếu như muốn vẫn có thể gọi thêm bát mới cũng giống như tình yêu, nếu thật sự yêu người ta sẽ không để tình yêu nhạt phai mà sẽ tìm cách thêm vào nó những điều mới mẻ để tình yêu luôn được tươi mới và trọn vẹn. Đâu đó, trong MV "Một bước yêu vạn dặm đau", nữ chính đã từng cảm thán "Nếu không muốn, người ta tìm lý do. Còn nếu muốn, người ta sẽ tìm cách". Phải chăng chung quy kết thúc của một mối tình chính là tùy thuộc vào tâm ý của người trong cuộc.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Chưa kể, nhiều người đi qua thăng trầm cuộc sống, nhìn cuộc đời bằng con mắt gai góc, lại cho rằng câu thơ thể hiện sự đa tình của con người. Bát bún riêu đại diện cho trái tim và tình yêu của con người. Trái tim và tình yêu chỉ có một thôi, nhưng lại phải chia ra nhiều phần và chia cho nhiều người giống như vô số sợi bún trong bát bún vậy. Hai từ "sợi tình" trong câu nói mang hàm ý "cuộc tình". Cuộc đời con người ai cũng phải gặp qua nhiều người mới tìm được người phù hợp nhất với mình. Mỗi lần trải qua đỗ vỡ, tình yêu sẽ bớt nồng cháy đi, sẽ trưởng thành và chính chắn hơn.
Tạm kết:
Bún riêu ăn ngán rồi cũng có thể đổi qua bún bò, bún cá. Ứng với đó, nếu một chuyện đã kết thúc, bạn vẫn có thể tìm cho mình những đối tượng khác để tiếp tục nếm trải hương vị tình yêu. Đâu ai dám chắc rằng món bún riêu là ngon nhất khi chưa ăn thử qua những món bún khác, giống như đâu ai dám chắc mình hiểu được thế nào là yêu và tìm được người phù hợp nhất nếu như chưa từng bước qua đổ vỡ.
Như vậy, nhìn chung đón nhận tình yêu như thế nào chỉ là quan điểm riêng của mỗi cá nhân mà thôi. Quan trọng nhất trong tình yêu vẫn là chân thành và thấu hiểu, tuy nhiên sự phù hợp và tin tưởng lẫn nhau cũng không kém phần quan trọng. Hãy yêu nồng cháy và mãnh liệt như thể lúc đói bạn chờ đợi một bán bún để ăn, hãy tạo nên thật nhiều kỉ niệm và khoảnh đẹp cho cả hai như lúc thêm gia vị để làm cho bát bún ngon hơn, nhưng cũng đừng nên cứ day dứt ôm khư khư hình bóng người cũ khi một mối tình tan vỡ, hãy mở lòng mình và cho cả hai cơ để đón nhận cảm xúc chân thật như cách bạn chọn ăn thử món bún khác vậy.
Quà tặng 20/10 thiết thực và ý nghĩa nhất cho vợ hoặc bạn gái Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, bạn có thể tham khảo một số mẫu quà tặng dưới đây dành cho người phụ nữ mình yêu thương. Đồng hồ và đồ trang sức Ảnh minh họa Những món quà 20/10 tặng cho vợ và bạn gái không cần quá đắt tiền như: Một chiếc đồng hồ đeo tay xinh xắn hay những...