Hợp long đập hạ lưu Sông Dinh, Ninh Thuận được đầu tư gần 700 tỷ đồng
Công trình ngoài việc ngăn chặn xâm nhập mặn do ảnh hưởng thủy triều còn góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội tại Ninh Thuận.
Sáng nay (29/9), UBND tỉnh Ninh Thuận cùng chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã tổ chức Lễ Hợp long công trình Đập hạ lưu Sông Dinh – nối hai bờ sông thuộc địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh Phước.
Đây là công trình trọng điểm có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Chi cục Thủy lợi làm chủ đầu tư, không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn xâm nhập mặn do ảnh hưởng thủy triều mà còn thúc đẩy kinh tế, xã hội tại Ninh Thuận ngày một phát triển hơn.
Công trình Đập hạ lưu Sông Dinh được khởi công vào tháng 3/2017. Ngoài mục đích ngăn chặn xâm nhập mặn do ảnh hưởng thủy triều đối với vùng đất hai bên bờ Sông Dinh, đoạn ngang qua TP Phan Rang – Tháp Chàm và xã An Hải, huyện Ninh Phước, công trình còn tạo thành hồ chứa nước ngọt có dung tích khoảng 3,5 triệu mét khối để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh họat cho dân cư sống dọc theo hai bờ sông.
Công trình Đập hạ lưu Sông Dinh dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2020
Đồng thời, công trình còn có chức năng cấp nước bổ sung cho các khu công nghiệp trên địa bàn hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam; góp phần cải thiện khí hậu cho khu vực TP Phan Rang – Tháp Chàm; là nhịp cầu nối giao thông giữa xã An Hải, huyện Ninh Phước với phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, kết hợp giao thông phục vụ phát triển đô thị.
Đến nay, công trình đã xây dựng hoàn thành các hạng mục chính như 7 trụ pin, 6 khoang điều tiết; hoàn thành 80% khối lượng hạng mục âu thuyền; trạm điện 560KVA đường dây trung áp phía TP Phan Rang – Tháp Chàm và trạm điện 320KVA phía bờ thuộc huyện Ninh Phước. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020./.
Video đang HOT
Theo CTV Ngọc Duy/VOV-TP HCM
Ảnh: Về Ninh Thuận xem đồng bào Chăm tưng bừng hát ca mừng lễ hội Katê
Katê là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận.
Lễ hội Katê, một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của bà con người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà La Môn, được tổ chức từ 27 đến 29/9 (nhằm ngày 1 đến 3 Chăm lịch).
Lễ hội Katê chính thức diễn ra tại các đền tháp Poklong Garai ở TP Phan Rang - Tháp Chàm vào sáng nay 28/9, với những nghi thức tín ngưỡng mang đậm sắc thái tâm linh, bắt đầu từ vị cả sư điều khiển nghi lễ, bà Bóng dâng vật tế, thầy cúng kéo đàn Kanhi hát mời các vị thần về dự lễ.
Trước đó, vào chiều 27/9, Lễ rước y trang Nữ thần Ponugar được tổ chức tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Theo tín ngưỡng của người Chăm, Nữ thần đã có công truyền dạy nghề ươm tơ, dệt vải, chăn nuôi cho bà con nên được suy tôn là "Mẹ xử sở".
Sau nghi thức rước y trang, hàng trăm nghệ nhân Chăm cùng nhau ca múa để đón mừng lễ hội trong tiếng trống Ghinang, kèn Saranai say đắm lòng người.
Sau khi tổ chức lễ ở các đền tháp, cư dân các làng Chăm cúng kính tại nhà, đồng thời tổ chức nhiều trò chơi dân gian như thi dệt thổ cẩm, đội nước, đá bóng, văn nghệ.
Lễ hội Katê bắt đầu từ chiều 27/9, bằng nghi thức rước y trang Nữ thần Ponugar tại làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
Tỉnh Ninh Thuận có đông đồng bào Chăm sinh sống nhất Việt Nam, với trên 70.000 người. Lễ hội là dịp để bà con người Chăm tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng bình yên, no ấm.
Hàng trăm nghệ nhân làng Chăm hữu Đức, huyện Ninh Phước cùng ca múa sau nghi thức rước y trang Nữ thần.
Từ sáng sớm 28/9, rất đông bà con người Chăm và du khách có mặt tại đền tháp để tham dự lễ hội Katê.
Đoàn rước kiệu từ huyện Ninh Phước về Tháp Poklong Garai ở TP Phan Rang - Tháp Chàm để tế lễ.
Các vị chức sắc của cộng đồng người Chăm đảm trách phần tế lễ.
Sau nghi thức tế lễ, các thiếu nữ Champa xinh đẹp múa hát mừng lễ hội.
Bà con người Chăm bày biện lễ vật dâng cúng thần tại tháp.
TIÊU PHONG
Theo VTC
Nóng: Tỉnh cuối cùng của cả nước công bố nhiễm dịch tả lợn châu Phi Tỉnh Ninh Thuận là địa phương cuối cùng của cả nước công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Theo Sở NNPTNT Ninh Thuận, tỉnh này là địa phương cuối cùng của cả nước công bố có dịch tả lơn châu Phi. Trước đó, ngày 28/8, đơn vị tiếp nhận thông tin phát hiện trại chăn nuôi của ông Đỗ Tấn Đức...