Hợp đồng tương lai – Công cụ thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP cơ sở
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (HĐTL TPCP) tạo nên sự đa dạng các công cụ đầu tư phái sinh để thu hút vốn đầu tư, là công cụ phòng vệ rủi ro đối với với giao dịch TPCP và sự phát triển của thị trường TPCP cơ sở.
Giao dịch hợp đồng tương lai tập trung nhiều ở loại hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất.
Sản phẩm của nhà đầu tư tổ chức
Hướng dẫn của Bộ Tài chính cho biết trong thời gian đầu triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, đối tượng tham gia giao dịch sản phẩm chỉ giới hạn trong phạm vi các nhà đầu tư tổ chức.
HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm chính thức được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trở thành sản phẩm phái sinh thứ hai trên thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) tính đến thời điểm hiện tại. Sản phẩm được cơ quan quản lý, công chúng đầu tư, thành viên thị trường kỳ vọng là bước phát triển tiếp theo nhằm hoàn thiện cơ cấu TTCKPS, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thị trường TPCP.
TTCKPS đã thể hiện tốt vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc giúp giữ chân dòng vốn trên thị trường cổ phiếu.
Với những thành công bước đầu này, Bộ Tài chính cho rằng, việc cho phép triển khai sản phẩm này không chỉ tạo nên sự đa dạng các công cụ đầu tư phái sinh để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mà còn đem lại cho nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính một công cụ phòng vệ rủi ro quan trọng, hiệu quả với giao dịch TPCP, từ đó thúc đẩy thanh khoản và sự phát triển của thị trường TPCP cơ sở”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải.
HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm được triển khai trên cơ sở đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm từ sản phẩm CKPS đầu tiên và trên cơ sở sự cân nhắc, thận trọng của các cơ quan quản lý và thực hiện trong giai đoạn thị trường TPCP đã có những bước phát triển hết sức ấn tượng cả về quy mô, độ sâu thị trường.
Song hành cùng sự tăng trưởng ấn tượng đó cần thiết phải có công cụ phòng ngừa rủi ro với giao dịch TPCP. Việc xây dựng sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển xây dựng TTCKPS đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo khả năng quản lý của thị trường.
Ngày 10/8/2017, TTCKPS Việt Nam chính thức khai trương với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Sau gần 2 năm triển khai, TTCKPS đã được cộng đồng nhà đầu tư quan tâm, đón nhận và đã có những bước phát triển đáng kể.
Đồng thời với việc trao đổi kinh nghiệm quốc tế, quan điểm của các thành viên về sản phẩm. Thời gian qua, HNX, VSD, Viettinbank thực hiện nhiều cuộc kiểm thử, sản xuất tổng thể với 14 công ty chứng khoán thành viên đảm bảo sự vận hành sản phẩm thông suốt, an toàn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, HNX cũng nghiên cứu, thiết lập hệ thống giao dịch, giám sát trình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phê duyệt các tiêu chí giám sát giao dịch để đảm bảo sát với thị trường, kịp thời phát hiện ra các giao dịch có dấu hiệu bất thường, báo cáo cơ quan quản lý có xử lý kịp thời, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho thị trường…
Tài sản cơ sở là TPCP kỳ hạn 5 năm
Cụ thể, tài sản cơ sở của sản phẩm HĐTL TPCP là TPCP có kỳ hạn 5 năm và có vai trò là kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho doanh nghiệp và Chính phủ. Hiện nay, HNX đang tổ chức giao dịch nhiều loại sản phẩm, như: Cổ phiếu, TPCP, CKPS. Trong đó TTCKPS là phân khúc thị trường bậc cao, dù mới ra đời được gần 2 năm nhưng đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Tính đến cuối tháng 5/2019, khối lượng hợp đồng mở đạt trên 32.000 hợp đồng (tăng gần 52% so với cuối năm 2018 và gấp 4 lần so với cuối năm 2017. Nhà đầu tư ngày càng thể hiện sự quan tâm và tham gia giao dịch tích cực hơn trên TTCKPS với khối lượng giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt trên 100 nghìn hợp đồng/phiên, tăng 10 lần so với bình quân năm 2017
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm đến TTCKPS Việt Nam. Mới đây, Sở GDCK Singgapore đã kết nối và thể hiện mong muốn hợp tác trong sự phát triển sản phẩm CKPS trên cổ phiếu Việt Nam niêm yết trên Sở GDCK Singgapore để phục vụ nhu cầu đầu tư, phòng vệ rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số điểm cần lưu ý khi giao dịch hợp đồng tương lai TPCP
- Sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có tài sản cơ sở là TPCP có kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần và trả gốc một lần khi đáo hạn.
- Nhà đầu tư có thể giao dịch tối thiếu 1 hợp đồng và 500 hợp đồng/lệnh, mỗi hợp đồng có giá trị 1 tỷ đồng với biên độ dao động giá 3%. Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết đối với mã hợp đồng niêm yết mới. Ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba kể từ ngày giao dịch cuối cùng.
- Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 15 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ.
- Sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP sẽ có ba mã hợp đồng có thời điểm đáo hạn của ba tháng cuối ba quý gần nhất. Ví dụ: ngày niêm yết là ngày 17/12/2018, các tháng đáo hạn sẽ là tháng 3, tháng 6 và tháng 9, theo đó mã hợp đồng giao dịch sẽ là VGB5F1903, VGB5F1906 và VGB5F1909.
- Ký quỹ trước khi giao dịch do VSD quy định, dự kiến áp dụng 2 loại: ký quỹ ban đầu (dự kiến là 2,5%) và ký quỹ thực hiện hợp đồng (dự kiến là 5%). Các công ty chứng khoán có thể áp dụng các mức ký quỹ bằng hoặc cao hơn mức ký quỹ do VSD công bố.
- Đóng vị thế tương tự như giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, nhà đầu tư có thể lựa chọn đáo hạn vị thế hoặc đóng vị thế trước hạn. Khi nhà đầu tư muốn đóng vị thế trước hạn chỉ cần thực hiện giao dịch ngược lại với vị thế ban đầu của mình với số hợp đồng và kỳ hạn tương ứng.
Theo tapchitaichinh.vn
Đôi nét về Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sắp ra mắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giới thiệu sơ bộ về sản phẩm này.
Quy mô hợp đồng càng lớn thì khả năng nhà đầu tư có thể mua đủ tài sản cơ sở để chuyển giao trong trường hợp thanh toán chuyển giao vật chất sẽ càng nhỏ.
Có những đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán phái sinh niêm yết, có tài sản cơ sở là một trái phiếu Chính phủ.
Giống như các sản phẩm Hợp đồng tương lai khác, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản được chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng.
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường, điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm phát triển Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thành công tại một số nước trong khu vực, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã thiết kế mẫu Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Theo đó, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam có tài sản cơ sở là trái phiếu giả định có những đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ với mệnh giá 100.000 đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn.
Việc lựa chọn kỳ hạn của trái phiếu giả định là 5 năm đã được cân nhắc, tính toán dựa trên thanh khoản cũng như tỷ trọng của loại kỳ hạn này trong cơ cấu kỳ hạn phát hành trên thị trường giao ngay.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm được Kho bạc Nhà nước phát hành nhiều nhất trên thị trường sơ cấp và có thanh khoản tốt trên thị trường thứ cấp.
Việc lựa chọn trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm làm tài sản cơ sở của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của các nhà đầu tư.
Cùng với đó, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy mô hợp đồng là 1 tỷ đồng được xem xét lựa chọn trên cơ sở tham vấn ý kiến của thành viên thị trường và phù hợp với điều kiện thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển với số lượng nhà đầu tư có hạn, thanh khoản còn hạn chế.
Quy mô hợp đồng quá lớn sẽ làm giảm số lượng nhà đầu tư có khả năng tham gia giao dịch, hạn chế thanh khoản, dễ thao túng giá khiến thị trường dễ xảy ra những biến động mạnh. Ngoài ra, quy mô hợp đồng càng lớn thì khả năng nhà đầu tư có thể mua đủ tài sản cơ sở để chuyển giao trong trường hợp thanh toán chuyển giao vật chất sẽ càng nhỏ, làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán.
Theo quy định, đơn vị giao dịch hay khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tối thiểu là 1 hợp đồng, tương đương 1 tỷ đồng giá trị danh nghĩa. Như vậy, nhà đầu tư có thể đặt các lệnh giao dịch với khối lượng là 1, 2, 3... hợp đồng. Tuy nhiên, số tiền thực tế nhà đầu tư bỏ ra để giao dịch một Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ chỉ bằng quy mô hợp đồng nhân với tỷ lệ ký quỹ theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCK). Vì vậy, các công cụ phái sinh nói chung và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ nói riêng là các công cụ sử dụng đòn bẩy tài chính.
Về tháng đáo hạn, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có 3 tháng đáo hạn theo chu kỳ quý gần nhất. Ví dụ: vào thời điểm tháng 2, Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào các tháng 3, 6, 9.
Nghiệp vụ thanh toán đều được thực hiện thông qua TTLKCK
Phương thức chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là phương thức chuyển giao vật chất (physical delivery) với ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba sau ngày giao dịch cuối cùng. Người bán lựa chọn và quyết định chuyển giao trái phiếu trong rổ trái phiếu giao hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu cho người mua. Đổi lại, người mua thanh toán tiền khi nhận được trái phiếu tại ngày thanh toán cuối cùng.
Tất cả các nghiệp vụ thanh toán này đều được thực hiện thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCK) với tư cách là đối tác bù trừ trung tâm (CCP): là người mua đối với tất cả các người bán và là người bán đối với tất cả các người mua. Trong một số trường hợp, khi bên bán mất khả năng thanh toán, không có đủ trái phiếu để chuyển giao thì có thể sẽ chuyển sang hình thức thanh toán bằng tiền và bên bán sẽ chịu các chi phí có liên quan cũng như chịu một mức phạt nhất định theo quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BTC ngày 19/3/2017 của Bộ Tài chính.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong thực tế tại các thị trường phái sinh trên thế giới, chỉ 2-3% Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được giữ đến khi đáo hạn để thực hiện thanh toán đáo hạn. Phần lớn các Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thường được tất toán (offset) trong tháng đáo hạn hoặc được quay vòng (roll-over). Ví dụ như tại Nhật Bản, tỷ lệ các Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được quay vòng trước hạn lên đến 99%; còn tại thị trường Mỹ, tỷ lệ Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được nắm giữ đến khi đáo hạn chỉ khoảng 2,6%.
Cùng với đó, tỷ lệ ký quỹ của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do TTLKCK quyết định trên cơ sở tính toán mức độ rủi ro và được cơ quan quản lý là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Tỷ lệ ký quỹ có thể thay đổi theo điều kiện diễn biến thị trường.
Hiện nay, đối với Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, TTLKCK dự kiến áp dụng 2 loại ký quỹ là: ký quỹ ban đầu và ký quỹ thực hiện hợp đồng. Trong đó, mức ký quỹ ban đầu tối thiếu dự kiến là 2,5% và mức ký quỹ thực hiện hợp đồng tối thiểu dự kiến là 5%. Các công ty chứng khoán có thể áp dụng các mức ký quỹ này bằng hoặc cao hơn mức ký quỹ tối thiểu do TTLKCK công bố.
Theo quy định, giới hạn lệnh theo quy định tại Nghị định 42/2015/NĐ-CP là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch. Đối với Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, giới hạn lệnh tối đa được thực hiện trên một lệnh là 500 hợp đồng.
Giới hạn vị thế theo quy định tại mẫu Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do TTLKCK quyết định, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo Công văn số 2620/UBCK-PTTT ngày 02/5/2019 cụ thể như sau: giới hạn vị thế áp dụng đối với loại hình nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 10.000 hợp đồng/tài khoản; nhà đầu tư tổ chức là 5.000 hợp đồng/tài khoản.
Trước mắt chưa áp dụng giới hạn vị thế đối với nhà đầu tư cá nhân vì trong giai đoạn đầu, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được định hướng là các nhà đầu tư tổ chức, chưa thực hiện đối với nhà đầu tư cá nhân nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ (do nhà đầu tư cá nhân không nắm giữ các trái phiếu Chính phủ trên thị trường cơ sở). Về lâu dài, có thể xem xét cho phép các nhà đầu tư cá nhân tham gia để thúc đẩy thanh khoản cho thị trường cũng như đa dạng hóa các đối tượng đầu tư.
Thùy Linh
Theo baohaiquan.vn
4 điểm cần lưu ý khi giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Sản phẩm HĐTL TPCP do Sở GDCK Hà Nội thiết kế sẽ có ba mã hợp đồng có thời điểm đáo hạn của ba tháng cuối ba quý gần nhất. Thị trường chứng khoán phái sinh sau gần 2 năm hoạt động đã có thêm sản phẩm mới là sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính,...