Họp Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Chiều 30/3, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị Ban tổ chức rà soát tất cả các đầu công việc liên quan đến Lễ phát động Cuộc thi vào chiều mai (31/3). Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu các thành viên trong Ban tổ chức phải đảm bảo tất cả các khâu về hạ tầng, kỹ thuật, nội dung để Cuộc thi được diễn ra một cách thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dự thi. Thứ trưởng cũng yêu cầu phân rõ trách nhiệm liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh tại cuộc họp.
Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức bắt đầu từ 1/4/2021. Đối tượng tham gia dự thi là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Nội dung thi là các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Cuộc thi là một điểm nhấn quan trọng trong đợt cao điểm phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phục vụ Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; triển khai có hiệu quả các văn bản của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Bầu cử Quốc gia về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Cuộc thi được tổ chức nhằm phổ biến, nâng cao hiểu biết về pháp luật, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, tạo sức lan tỏa lớn để thu hút người dân tham gia; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL và góp phần tích cực động viên, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng, tham gia cuộc bầu cử.
Cảnh họp Ban tổ chức.
Hình thức thi là trực tuyến. Thí sinh tham gia đăng ký dự thi trực tiếp tại địa chỉ website: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc truy cập Chuyên mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội; Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử Quốc gia; Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Báo Điện tử Đại biểu nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.
Video đang HOT
Theo đó, người dự thi truy cập đăng ký dự thi theo hướng dẫn và thực hiện trả lời 20 câu hỏi (bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 1 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm) trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet. Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, mỗi cá nhân được dự thi tối đa 3 lượt thi để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút. Thời gian thi là 30 ngày, kể từ 0h00 ngày 1/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021.
Giải thưởng Cuộc thi gồm 1 Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng/giải ; 5 Giải Nhì trị giá 5 triệu đồng/giải; 10 Giải Ba mỗi giải trị giá 3 triệu đồng/giải và 20 Giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng/giải. Ngoài ra, căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí thu hút từ xã hội hóa, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ xem xét, quyết định tăng cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng của Cuộc thi.
Sự tín nhiệm của cử tri là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn đại biểu
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực đã có những chia sẻ để làm rõ hơn một số nội dung về công tác triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.
Thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã, đang tiến hành quá trình chuẩn bị và triển khai giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV , đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng luật; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; khách quan, công tâm, chặt chẽ trong việc kiểm tra lý lịch đại biểu để lựa chọn được những người xứng đáng.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực để làm rõ hơn một số nội dung về công tác triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và những vấn đề liên quan.
- Thưa ông, với vai trò của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tham gia vào những nội dung nào của công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?
Ông Ngô Sách Thực: Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sắp tới, vừa qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tham gia bầu cử với 5 nội dung, mục đích để cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, công bằng, thành công tốt đẹp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận trong tham gia xây dựng chính quyền. Các công việc mà Mặt trận tham gia gồm có việc tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung bầu cử; tổ chức ba vòng hiệp thương để giới thiệu người ứng cử; tổ chức cho các ứng cử viên vận động tranh cử và giám sát thực hiện cuộc bầu cử bảo đảm đúng luật, thành công.
Mục đích của công tác giám sát là phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và người dân, đầu tiên là góp phần để cuộc bầu cử được tiến hành đúng luật; thứ hai là tạo không khí phấn khởi, thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân trong xây dựng chính quyền; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập ngay từ quá trình tổ chức chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị là một quá trình dài được tiến hành theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các quy định khác, để đến ngày 23/5 - ngày người dân đi bỏ phiếu, những nội dung đó từng bước, từng giai đoạn đạt được tất cả yêu cầu đề ra với 16 mốc chính, với sự tham gia đúng, trúng của người dân, của các cơ quan.
Như vậy, hoạt động giám sát góp phần vào công tác chuẩn bị, tuyên truyền và thông tin đầy đủ đến người dân, nhất là trong việc liên quan đến công tác lập danh sách người ứng cử, gợi ý các nội dung đầy đủ để người dân thấy được người mà mình dự kiến bầu phải gửi gắm được niềm tin; đồng thời cũng nắm được rất rõ chương trình hành động cũng như những nội dung mà người ứng cử dự kiến làm... để khi cầm lá phiếu của mình, cử tri có thể đặt niềm tin vào việc lựa chọn được những đại biểu đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn trong giai đoạn tới.
- Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những nội dung giám sát của Mặt trận trong cuộc bầu cử lần này, cũng như giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả vai trò giám sát của Mặt trận?
Ông Ngô Sách Thực: Trong chương trình phối hợp và kế hoạch đã đề ra 8 nội dung, tập trung vào những khâu liên quan đến công tác Mặt trận các cấp từ Trung ương đến địa phương trong việc tham gia vào tổ chức bầu cử đảm bảo đúng thành phần và bầu chọn những đại biểu có tiếng nói.
Về cơ cấu thành phần, ở Trung ương có Hội đồng bầu cử, ở địa phương có Ủy ban bầu cử các cấp, mỗi khu vực bỏ phiếu lại có ban, tổ bầu cử. Mỗi cơ cấu tổ chức bầu cử đó đều có sự tham gia của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Sự tham gia này nhằm mục đích đưa thông tin tuyên truyền sâu rộng đến người dân, đây là khâu rất quan trọng.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử được quy định rất rõ. Ví dụ như, Ủy ban bầu cử các cấp phải hoạt động theo đúng quy định của Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhóm công việc thứ hai tập trung vào những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn ứng cử và phần hiệp thương, nhằm đảm bảo các quy định của luật.
Toàn bộ quy trình này có 3 bước. Bước thứ nhất thống nhất về thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng. Bước hai là danh sách sơ bộ và thứ ba là lập danh sách người đủ tiêu chuẩn giới thiệu. Các nội dung, các bước đều được thực hiện rất chặt chẽ để lựa chọn, sàng lọc những người đủ tiêu chuẩn tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Để công tác triển khai giám sát đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi đề ra 8 nội dung, còn phương pháp, cách giám sát có nhiều hình thức. Hình thức thứ nhất là mỗi thành viên của Mặt trận đều có quyền tham gia góp ý vào những nội dung công tác chuẩn bị.
Hình thức thứ hai là qua phát hiện của người dân và các nội dung khác để tập hợp ý kiến, phản ánh kịp thời. Ví dụ như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã diễn ra rất dân chủ, công khai nhưng vẫn còn một số bất cập về cơ cấu, thành phần. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc kiến nghị đến Thường trực Hội đồng nhân dân và cấp có thẩm quyền để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Một phương pháp nữa là chúng tôi phối hợp với các cơ quan trong giám sát công tác chuẩn bị bảo đảm đúng quy định. Mặt trận từng cấp sẽ có trách nhiệm tổ chức các cuộc giám sát để qua đó tổng hợp ngay các ý kiến, kiến nghị. Đặc thù của vấn đề là không thể để kỳ sau được mà trong từng giai đoạn, từng bước có những điều bất cập cần hoàn chỉnh ngay trong quy trình với 16 mốc chính. Như vậy, việc giám sát góp phần cho công tác chuẩn bị được tiến hành đầy đủ, chu đáo, công bằng.
- Để lựa chọn được những người có đức, có tài, đợt này có một quy định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải được sự đồng ý của trên 50% cử tri nơi cư trú. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Ông Ngô Sách Thực: Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có tiêu chuẩn rất rõ ràng. Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định 5 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội , trong đó có trung thành với Tổ quốc, với Hiến pháp, với nhân dân; có đủ trình độ về văn hóa, chuyên môn, năng lực, bản lĩnh để thực hiện nhiệm vụ của mình; có liên hệ chặt chẽ với cử tri; đặc biệt là phải có điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
Với những quy định như vậy, yêu cầu đặt ra là phải chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn. Chúng tôi thấy trong quy trình lựa chọn, sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Do đó, tại Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ lần này, trong nội dung về quy trình lựa chọn, sàng lọc đã rất chú ý đến yếu tố tín nhiệm. Nếu ở địa bàn, cá nhân đó không có tín nhiệm, ở nơi công tác cũng thế thì ngay bước sàng lọc đầu tiên sẽ không đưa vào.
Chúng tôi thấy quy trình hiệp thương ngày càng được tiến hành chặt chẽ. Qua việc tiến hành công khai, dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện thông tin về đại biểu thiếu tiêu chuẩn cũng được phát huy.
Đặc biệt, lần này có quy định về kê khai tài sản theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; theo quy định về công khai sơ yếu lý lịch. Các vấn đề về quốc tịch, thu nhập, tài sản... đều rất được chú ý trong đánh giá tiêu chuẩn đại biểu. Những nội dung quy định này đã được làm rõ và cụ thể hơn.
- Xin ông cho biết những điểm mới của đợt bầu cử lần này?
Ông Ngô Sách Thực: Điểm mới chính là việc cụ thể hóa những nội dung quy định của luật, ví dụ như yêu cầu đại biểu phải đạt trên 50% tín nhiệm của cử tri nơi cư trú là một điểm mới. Thứ hai là việc quy định mức tiếp xúc tối thiểu của ứng viên với cử tri, đối với đại biểu Quốc hội ít nhất phải có 10 cuộc tiếp xúc, còn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ít nhất là 5 cuộc. Như vậy, người dân có điều kiện hiểu biết nhiều hơn về các ứng cử viên mà mình gửi gắm niềm tin.
Mỗi đại biểu có chương trình tiếp xúc riêng của mình bằng các hình thức khác nhau. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban bầu cử các cấp để thiết kế các chương trình nhằm tạo điều kiện cho các đại biểu có nhiều cuộc tiếp xúc với người dân nhất.
- Trân trọng cảm ơn ông./.
TP.HCM phát động hội thi 'Công nhân, viên chức, lao động với ngày hội non sông' Hội thi "Công nhân, viên chức, lao động với ngày hội non sông" nhằm tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND TP.HCM khóa X và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tổng giải thưởng hội thi 'Công nhân, viên chức, lao động với ngày hội non sông'hơn 168 triệu đồng. Chiều 29/3, Liên đoàn...