Hỏng mắt vì đi bơi bể bơi
Trong những ngày nắng nóng vừa qua, các bệnh viện Mắt đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị viêm kết mạc mắt mà nguyên nhân xuất phát từ việc đi bơi. BS Nguyễn Song Nhật, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thu Cúc cho biết, bể bơi chính là nguồn lây nhiễm của cácbệnh về mắtnói chung và bệnh viêm kết mạc nói riêng rất nhanh. Viêm kết mạc từ hồ bơi thường do virus gây ra và dễ lây lan trong nước. Vi khuẩn Chlammydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc cũng khá phổ biến trong nước hồ bơi.
Trong bể bơi có hàng tỷ vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là, càng những ngày cao điểm nắng nóng lượng người bơi đông, hoá chất khử trùng trong bể bơi bốc hơi nhanh thì độ ô nhiễm của nước càng cao. Đó là chưa kể việc kiểm soát người bị bệnh dễ lây nhiễm như các bệnh mắt, da liễu… tại các bể bơi gần như là không có. Chính vì vậy, bể bơi là môi trường lây nhiễm các loại bệnh rất nhanh.
Theo bác sĩ, trong tổng số các bệnh lý gây đau mắt đỏ, viêm kết mạc có lẽ là bệnh lý mà các bác sĩ đa khoa thường gặp nhất. Bệnh đặc trưng bởi sự giãn nở các mạch máu nông của kết mạc đưa đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này là sau khi bơi xong ngay lập tức mắt đỏ lên kèm chảy nước mắt, ngứa mắt.
Video đang HOT
Vi khuẩn trong bể bơi có thể gây bệnh viêm kết mạc. (Ảnh minh họa)
Một điều nữa, mọi người cần lưu ý, bệnh viêm kết mạc còn có loại do lậu gây ra. Nếu bể bơi có người bị bệnh lậu tắm thì môi trường nước chính là nơi phát tán vi khuẩn lậu. Ngoài ra, hóa chất sát trùng, làm sạch nước bể bơi cũng chính là một trong những tác nhân gây bệnh.
Để phòng tránh bệnh này, theo BS Nguyễn Song Nhật, mọi người nên chọn bể bơi nào rộng rãi, được vệ sinh tốt, nguồn nước sạch. Một lưu ý quan trọng là, sau khi bơi xong, mọi người nhớ nhỏ ngay dung dịch nước muối Nacl 9&permil thì sẽ phóng tránh bệnh viêm kết mạc mắt bể bơi hiệu quả. Tuy nhiên, khi đã bị bệnh cần phải đến các bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Theo SKDS
Đoán bệnh qua đôi mắt
Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn mà còn có vai trò quan trọng khác là "thông báo" những vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Mắt lên tiếng khi cơ thể có nguy cơ mắc một số bênh mạn tính hoặc cấp tính. Lúc này, bạn không nên phớt lờ mà cần đến các chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị.
Bệnh không do mắt
Mắt mờ, đỏ, giảm khả năng nhìn, chảy nước mắt nhiều do tình trạng viêm kết mạc, viêm bờ mi, rối loạn điều tiết... là những tình trạng rất thường xảy ra ở mắt. Tuy nhiên,có một số biểu hiện ở mắt lại không phải do mắt bị tổn thương:
Mắt lồi: Nguyên nhân thường được nghĩ đến là do bệnh lý về tuyến giáp mà cụ thể là cường giáp. Cùng với biểu hiện hai mắt lồi ra và lông mi bị rụng nhiều, người bệnh còn có một số triệu trứng như tim đập nhanh, hay cáu bẳn, ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh.
Ngược lại, đối với tình trạng mắt bị lõm thường xảy ra khi tổng trạng cơ thể đang suy kiệt như mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn ói... Trong trường hợp mí mắt trên bị sưng, rất có thể bạn đang gặp một số vấn đề về thận.
Mắt và da vàng, cơ thể mệt mỏi: Là những triệu chứng điển hình của viêm gan cấp (đặc biệt là virus viêm gan A). Nếu bên trong mí mắt có màu trắng thay vì màu đỏ như bình thường thì có khả năng bạn đang bị thiếu máu. Ngoài ra, thuốc trị lao Rifampicin gây nhuộm đỏ dịch cơ thể nên bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc này, nước mắt, ghèn, nước tiểu thường có màu đỏ. Đây là tác dụng phụ của thuốc chứ không phải là bệnh lý.
Bất thường về khả năng nhìn: Thường gặp nhất là tình trạng nhìn mờ vào buổi tối (quáng gà). Nguyên nhân là cơ thể thiếu vitamin A, yếu tố giúp mắt tăng khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài biểu hiện nhìn mờ thì mắt còn bị khô, lớp da mô cũng bị "sa mạc hóa".
Một số bất thường khác
Thông thường mắt bị giật, nháy xảy ra khi phải tập trung điều tiết liên tục khiến mắt bị mỏi. Tuy nhiên, nếu mức độ giật mắt liên tục nhiều giờ trong ngày, nhất là khi não bộ đang phải tư duy thì nhiều khả năng dây thần kinh thị giác của bạn đang có vấn đề. Đối với người bị chứng rối loạn tiền đình, cơn chóng mặt thường rất xảy ra kèm theo giật nhãn cầu. Ngoài ra, nước mắt chảy quá nhiều không theo ý muốn hay không có nước mắt cũng có thể là do bất thường ở tuyến lệ.
Tóm lại, để không phải nơm nớp lo lắng, trước hết bạn nên đến chuyên khoa mắt để được kiểm tra khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường. Tùy từng trường hợp, bạn sẽ được hướng dẫn để xét nghiệm, xác định nguyên nhân và cách điều trị cụ thể.
Theo Đẹp
Khám và phẫu thuật mắt miễn phí cho người nghèo Ông Nguyễn Thanh Triết, giám đốc, bác sỹ chuyên khoa 2, bệnh viện Mắt Bình Định cho biết: "Từ nay đến tháng 6/2012, bệnh viện sẽ tổ chức nhiều đợt khám sàng lọc, phẫu thuật mắt miễn phí cho người mù nghèo của tỉnh". Bác sỹ Phan Thị Thu Hà, trưởng khoa khám-điều trị ngoại trú bệnh viện Mắt đang khám cho bệnh...