Hong Kong từ chối can thiệp vụ 12 người đào tẩu bị bắt
Chính quyền Hong Kong tuyên bố không can thiệp vụ 12 người bị hải cảnh Trung Quốc đại lục bắt khi tìm cách trốn đến đảo Đài Loan tháng trước.
“Đây là hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của đại lục và chính quyền đặc khu hành chính sẽ tôn trọng cũng như không can thiệp vào các hoạt động hành pháp của đại lục”, đài truyền hình công RTHK dẫn lời chính quyền Hong Kong hôm 13/9.
Chính quyền thành phố cho biết thêm họ đã nhận được đề nghị trợ giúp từ gia đình của 12 cư dân bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắt khi đào tẩu khỏi đặc khu tháng trước.
Trước đó, thân nhân của 12 người này cũng tổ chức họp báo ở Hong Kong, yêu cầu chính quyền Trung Quốc đại lục đưa họ trở lại thành phố. Tuy nhiên, chính quyền Hong Kong cho hay nhóm người này bị tình nghi phạm “nhiều tội hình sự khác nhau” ở đặc khu, hối thúc gia đình họ tận dụng dịch vụ tư vấn pháp lý được cung cấp miễn phí.
Video đang HOT
Thân nhân 12 người đào tẩu Hong Kong tổ chức họp báo ở đặc khu hôm 12/9. Ảnh: Reuters.
Hải cảnh Trung Quốc ngày 26/8 thông báo chặn một xuồng cao tốc tại khu vực ngoài khơi phía đông nam tỉnh Quảng Đông và bắt 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong, trong đó có một người từng bị bắt hồi đầu tháng 8. Lực lượng này không công bố địa điểm những người này định tới, song truyền thông Hong Kong đưa tin chiếc xuồng đang trên đường tới Đài Loan.
Giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ, đồng thời kêu gọi các quan chức đại lục “đảm bảo đúng quy trình”. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/9 gọi nhóm người bị bắt là “các phần tử ly khai”, phản bác cáo buộc của Mỹ rằng vụ bắt giữ là hành động “làm suy giảm nhân quyền”.
Chính quyền Đài Loan từng tuyên bố sẵn sàng mở cửa đón người Hong Kong. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 5 cam kết các biện pháp giúp người Hong Kong rời đi do những gì chính quyền bà nói là thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh, bao gồm luật an ninh mới.
Tình hình Hong Kong trở nên căng thẳng sau khi luật an ninh mới được thông qua, trong đó hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Carrie Lam cam kết 'thực thi mạnh mẽ' luật an ninh
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố thực thi mạnh mẽ luật an ninh mới, khẳng định luật sẽ khôi phục sự ổn định cho thành phố.
"Chính quyền Hong Kong sẽ thực thi mạnh mẽ điều luật này. Và tôi đã cảnh báo mọi người đừng cố vi phạm luật hoặc vượt qua lằn ranh đó, bởi hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng", lãnh đạo Hong Kong nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Bà Lam cũng bác cáo buộc rằng luật an ninh Hong Kong sẽ bóp nghẹt các quyền tự do và chỉ trích những điều bà cho là "ngụy biện" về tác động của luật.
"Đây chắc chắn không phải sự bi quan và u ám đối với Hong Kong", trưởng đặc khu khẳng định, thêm rằng khi thời gian qua đi, niềm tin về chính sách "một quốc gia, hai chế độ" cũng như tương lai của Hong Kong sẽ tăng lên.
Lãnh đạo Hong Kong cũng bác những ý kiến cho rằng luật an ninh mới đã khiến người dân lo sợ, khẳng định luật được đưa ra để bảo vệ các quyền tự do của đa số người dân.
"Tôi không thấy nỗi sợ hãi gia tăng trong người dân Hong Kong tuần trước", bà Lam nói. "Luật an ninh quốc gia này thực sự tương đối ôn hòa".
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: AFP.
Luật an ninh Hong Kong mới được thông qua hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính Hong Kong đã tuyên bố sử dụng cụm "Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta" là bất hợp pháp theo các điều khoản kích động ly khai và lật đổ theo luật an ninh mới. Cảnh sát đặc khu đã bắt ít nhất 10 người theo luật mới và truy tố trường hợp đầu tiên với tội danh khủng bố.
Các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong, trong đó chủ tịch là trưởng đặc khu Carrie Lam, đã ra mắt trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7. Nhiệm vụ của ủy ban là "triệt phá mọi hình thức xâm nhập, lật đổ, phá hoại, khủng bố, ly khai và tôn giáo cực đoan".
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại luật an ninh mới sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này sẽ củng cố thêm chính sách "một quốc gia, hai chế độ", ủng hộ sự phát triển của đặc khu. Trung Quốc cũng yêu cầu các nước ngừng can thiệp vấn đề Hong Kong và các vấn đề nội bộ của nước này.
Người đầu tiên bị truy tố tội khủng bố theo luật an ninh Hong Kong Tong Ying-kit, với cáo buộc cố tình tông xe máy vào một nhóm cảnh sát, đã thành người Hong Kong đầu tiên bị truy tố tội khủng bố theo luật an ninh mới. Tong Ying-kit, 23 tuổi, đã bị truy tố với một tội danh xúi giục ly khai và một tội danh khủng bố, theo tài liệu tòa án Hong Kong hôm...