Hong Kong (Trung Quốc) xét nghiệm Covid-19 miễn phí toàn dân
Toàn bộ dân Hong Kong sẽ được xét nghiệm miễn phí, mỗi người được 1 suất xét nghiệm Covid-19.
Trước thực trạng dịch Covid-19 trong cộng đồng chưa được kiểm soát hiệu quả, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã quyết định tiến hành xét nghiệm miễn phí cho toàn bộ 7,5 triệu người dân của vùng lãnh thổ này.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (giữa) tại cuộc họp báo chiều 7/8. Ảnh: Mạng on.cc Hong Kong.
Quyết định xét nghiệm toàn dân vừa được bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng đặc khu Hong Kong đưa ra chiều ngày 7/8. Theo đó, bà tuyên bố sẽ tiến hành xét nghiệm miễn phí tìm virus SARS-CoV-2 cho toàn bộ người dân Hong Kong theo hình thức tự nguyện.
Do cần thời gian chuẩn bị, nên việc xét nghiệm sẽ được tiến hành sớm nhất trong khoảng 2 tuần tới và mỗi người dân chỉ được xét nghiệm miễn phí 1 lần.
Theo đánh giá của bà Lâm, dịch Covid-19 ở Hong Kong vẫn trong tình trạng nghiêm trọng và chưa được kiểm soát. Bà đã đề nghị chính quyền Trung ương Trung Quốc hỗ trợ tăng cường năng lực xét nghiệm và xây dựng các cơ sở điều trị.
Theo số liệu do bà công bố, đặc khu này đã phát hiện thêm 54 ca bệnh trong cộng đồng sau khi tiến hành xét nghiệm cho 137.000 người là các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Như vậy, cứ trung bình 2.500 người dân ở đây sẽ có 1 người mắc Covid-19. Ngoài ra, hiện Hong Kong còn có khoảng 1.500 trường hợp không triệu chứng.
Video đang HOT
Bà Lâm cho biết, số ca bệnh của vùng lãnh thổ này hiện đang ở mức cao. Nếu từ tháng 1 đến tháng 6, Hong Kong chỉ có 1.206 người mắc Covid-19, thì từ tháng 7 đến nay con số này đã tăng gấp 3 lần chỉ sau 5 tuần. Số ca tử vong cũng tăng mạnh lên 46 người, trong khi vẫn còn 41 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo số liệu thống kê mới nhất, riêng trong ngày 7/9, Hong Kong lại có thêm 87 ca Covid-19 mới. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca bệnh mới ở đây tăng ở mức 2 con số sau chuỗi 12 ngày tăng trên 100 ca, đưa tổng số ca bệnh của vùng lãnh thổ này lên hơn 3.900 người.
Hong Kong từ hình mẫu chống Covid-19 tới hồi chuông cảnh báo
Từng là hình mẫu về chống dịch Covid-19, làn sóng lây nhiễm thứ ba biến Hong Kong thành một ổ dịch lớn lây lan nhanh chóng.
Đầu tháng 7, khách hàng vẫn xếp hàng dài tại các quán ăn, quán bar đông nghẹt người, bãi biển lác đác từng nhóm khách du lịch. Ba tuần sau khi ca lây nhiễm Covid-19 cộng đồng cuối cùng được báo cáo, tình hình dịch bệnh tại Hong Kong có dấu hiệu được kiểm soát.
Tất cả những thành quả chống dịch này bỗng bị dừng lại, khi làn sóng lây nhiễm thứ ba đổ bộ. Những bước đi sai lầm của chính phủ và biến chủng mới có khả năng lây nhiễm mạnh hơn được cho là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát thứ ba, làn sóng nghiêm trọng nhất tại Hong Kong từ khi dịch bệnh xuất hiện vào tháng 1.
Dù các ca nhiễm mới hàng ngày khiêm tốn so với Mỹ, những con số kỷ lục vẫn liên tục được ghi nhận. Các khu vực cách ly chật kín người. Từ hôm 29/7, tất cả quán ăn dừng phục vụ khách hàng tại chỗ, người dân bắt buộc đeo khẩu trang. Lệnh cấm tụ tập nhóm hơn hai người cũng được thực thi. Các quan chức đang áp dụng biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay.
Nhân viên y tế Hong Kong lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của một tài xế taxi, ngày 27/7. Ảnh: Reuters
Từng được ngợi ca là hình mẫu lý tưởng trong chống dịch Covid-19, Hong Kong đang dần trở thành một lời cảnh báo cho các nước. Chuyên gia y tế đổ lỗi cho các cuộc tụ tập đông người hay việc chính phủ cho phép một số nhóm cụ thể nhập cảnh mà không cần cách ly 14 ngày và làm xét nghiệm bắt buộc.
Nhóm được hưởng đặc cách tính từ đầu năm đến hết tháng 6 lên tới 250.000 người, gồm phi hành đoàn, thủy thủ, tài xế, giám đốc điều hành một số công ty,...
"Tất cả những người được ưu tiên sau đó tản đi khắp thành phố, họ bắt taxi, lây nCoV cho các tài xế", Gabriel Choi Kin, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hong Kong, nói. "Làn sóng lây nhiễm thứ ba nổ ra một phần do cách quản lý yếu kém của chính quyền và sự xuất hiện của biến chủng virus, nguy hiểm hơn. Tức có hai vấn đề cùng một thời điểm".
Lệnh cấm mới khiến các doanh nghiệp, đặc biệt các nhà hàng, hệ thống bán lẻ chao đảo, phá vỡ hy vọng nhu cầu lớn của người dân giúp họ dần vực dậy vào mùa hè, sau hơn một năm gián đoạn do các bất ổn chính trị, tiếp đến là đại dịch Covid-19.
Theo trang OpenRice, có khoảng 1.200 nhà hàng đóng cửa từ tháng một đến tháng 5. Rất nhiều nhân viên buộc phải nghỉ phép không lương, ngay cả trước khi các lệnh hạn chế được đưa ra.
"Thật khó để chấp nhận sự thật này", Syed Asim Hussain, đồng sáng lập Black Sheep, tập đoàn sở hữu hơn 20 nhà hàng và 1.000 nhân viên. "Tôi từng dự đoán khoảng một phần ba doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng sẽ chịu thiệt hại nặng nề, nhưng làn sóng thứ ba đã giáng một đòn tiếp theo lên đầu chúng tôi".
"Người Hong Kong từng là hình mẫu chống dịch, nhưng dường như chúng tôi đã để tuột mất danh hiệu này", ông bổ sung.
Người dân Hong Kong đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm theo quy định của chính phủ, ngày 17/7. Ảnh: Reuters
Các cảnh báo bắt đầu hôm 5/7 khi một đầu bếp dương tính với nCoV, phá vỡ chuỗi 21 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng. Số trường hợp được báo cáo mỗi ngày sau đó tăng lên đều đặn, với kỷ lục 145 ca mắc mới, ghi nhận hôm 27/7. Nếu hồi tháng Năm, chỉ khoảng hơn 20 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại các bệnh viện, con số này hiện đã tăng lên hơn 1.400 ca.
Rất nhiều ca nhiễm không thể truy vết đến các cụm dịch hiện có, khiến việc cách ly trở nên khó khăn. Tuần trước, khu vực này phát hiện cụm dịch liên quan tới lò mổ động vật, chợ thực phẩm và viện dưỡng lão. Hôm 27/7, hai ca tử vong cũng được báo cáo, nâng tổng số tử vong lên 22.
Các bãi biển và khu vui chơi tạm dừng hoạt động. Người dân không đeo khẩu trang bị phạt 645 USD.
"Tôi biết lệnh cấm mới sẽ mang lại nhiều bất tiện. Nhưng tôi mong mọi người cân nhắc và cố gắng tiếp tục trong giai đoạn khó khăn này", Sophia Chan, thư ký Thực phẩm và Sức khỏe Hong Kong chia sẻ. Bà cho biết chính phủ Hong Kong sẽ xem xét việc cách ly và xét nghiệm nCoV với tất cả hành khách nhập cảnh trong thời gian tới, rút lại chính sách ưu tiên từng được thi hành.
Các chuyên gia y tế vẫn lo ngại về tình hình dịch bệnh tại các viện dưỡng lão, nơi từng phát hiện một vài cụm lây nhiễm. Vấn đề thiếu hụt phòng áp lực âm trong các bệnh viện cũng cần được giải quyết, trong bối cảnh số bệnh nhân phải đặt ống thở ngày càng tăng.
Hong Kong (Trung Quốc) hiện có 3.590 ca bệnh Covid-19 Sau 12 ngày liên tiếp tăng trên 100 trường hợp, hôm nay (3/8), số ca Covid-19 ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong lần đầu tiên chỉ tăng 2 con số. Số liệu do Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong vừa công bố cho thấy, trong ngày 3/8, đặc khu này tiếp tục có thêm 80 ca Covid-19 mới, trong...