Hong Kong (Trung Quốc) vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á
Theo báo cáo “Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu” 6 tháng, do Tập đoàn Z/Yen của Anh và Viện Nghiên cứu phát triển tổng hợp Trung Quốc tại Thâm Quyến biên soạn, công bố ngày 24/9, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã soán ngôi Singapore, trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á lần đầu tiên sau 2 năm.
Du khách tham quan, mua sắm tại Hong Kong (Trung Quốc).
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trong bảng xếp hạng toàn cầu, Hong Kong đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đứng thứ 3 trên thế giới sau New York và London. Singapore và San Francisco đứng thứ 5.
Tháng 9/2022, Hong Kong đã để mất vị trí đứng đầu châu Á vào tay Singapore, sau khi áp dụng các biện pháp chống COVID-19 vào tháng 4 cùng năm.
Thị trường chứng khoán mạnh và số lượng cổ phiếu niêm yết mới đã nâng cao vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong trong khu vực.
Phát biểu bên lề Diễn đàn hợp tác quản lý thuế mới đây, Cục trưởng Cục Dịch vụ Tài chính và Kho bạc Christopher Hui cho biết Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu xếp hạng Hong Kong cao ở nhiều lĩnh vực, từ môi trường kinh doanh, công nghệ tài chính và ngân hàng đến quản lý tài sản. Chỉ số cho thấy Hong Kong đã có những cải thiện lớn ở nhiều lĩnh vực.
Video đang HOT
Ông Christopher Hui cho biết tâm lý thị trường chứng khoán được cải thiện cùng với thông báo của Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc vào tháng 4 về việc hỗ trợ các công ty hàng đầu của đại lục niêm yết tại Hong Kong, đã thúc đẩy thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hong Kong.
Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị điện tử Midea của Trung Quốc đã tăng hơn 9% trong ngày ra mắt 17/9 tại thị trường Hong Kong, sau khi huy động được khoảng 4 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Đây là đợt chào bán lớn nhất của Hong Kong kể từ đợt chào bán trị giá 3,64 tỷ USD của JD Logistics vào năm 2021.
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết báo cáo đã khẳng định rõ ràng vị thế trung tâm tài chính hàng đầu toàn cầu của Hong Kong.
Hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và tài sản của Hong Kong đang bùng nổ, cuối năm 2023, quy mô tài sản được quản lý đã tăng khoảng 2% so với năm trước lên hơn 31.000 tỷ HKD (3.982 tỷ USD) và dòng vốn ròng vào gần 390 tỷ HKD (50,1 tỷ USD), tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động kinh doanh văn phòng gia đình ở Hong Kong tiếp tục phát triển tốt. Chương trình tiếp cận nhà đầu tư vốn mới tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình kể từ khi ra mắt vào tháng 3. Cho đến nay, Hong Kong đã nhận được hơn 550 đơn đăng ký và dự kiến sẽ mang lại số tiền đầu tư hơn 16,5 tỷ HKD cho Hong Kong.
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS đang củng cố vai trò của Nga trong khu vực và trên toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan không chỉ là một cơ hội để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên mà còn mở ra những triển vọng mới cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Izvestia của Nga ngày 21/9 bình luận rằng sự quan tâm ngày càng lớn của các quốc gia Đông Nam Á đối với BRICS (với các nước thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) đang củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đầy biến động. Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) sắp tới, đã thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, cho thấy khối này đang trở thành một điểm tựa chiến lược quan trọng đối với khu vực.
BRICS hiện đang nổi lên như một tổ chức quốc tế mở, tạo điều kiện cho sự tham gia của các quốc gia bên ngoài nhóm. Điều này giúp các nước Đông Nam Á tìm kiếm các giải pháp thay thế cho áp lực kinh tế và chính trị từ phương Tây. Trong bối cảnh này, các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong việc khai thác cơ hội từ BRICS để thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ lợi ích quốc gia trên trường quốc tế.
Lợi ích kinh tế và chính trị của Nga
Sự quan tâm của các quốc gia Đông Nam Á đối với BRICS không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực này mà còn góp phần củng cố vị thế của Nga. Chuyên gia Alexander Popov từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, BRICS là một công cụ quan trọng để Nga thúc đẩy lợi ích chính trị và kinh tế của mình trong khu vực. Sự tương tác với các nước Đông Nam Á thông qua BRICS sẽ giúp Nga vượt qua các hạn chế do phương Tây áp đặt và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.
Do đó, BRICS không chỉ là một nền tảng hợp tác đa phương mà còn là cơ hội để Nga phát triển mạng lưới kinh tế và chính trị với các quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Pavel Shaternikov, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, nhấn mạnh rằng việc tăng cường hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á sẽ giúp thúc đẩy phát triển hậu cần, cơ sở hạ tầng và thương mại trong toàn khu vực châu Á.
Đối với Nga, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường mục tiêu và củng cố chuỗi giá trị, tạo ra những cơ hội kinh tế mới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Có thể nói, BRICS không chỉ được biết đến như một tổ chức mở mà còn đại diện cho các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và minh bạch, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác đa phương. Tại diễn đàn Quốc hội BRICS lần thứ 10 vào tháng 7/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng những nguyên tắc này là nền tảng đoàn kết các quốc gia BRICS. Đây là lý do quan trọng khiến các nước Đông Nam Á coi BRICS là một lựa chọn hấp dẫn thay thế cho áp lực từ phương Tây.
Triển vọng hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không chỉ nhìn nhận BRICS như một nền tảng hợp tác kinh tế mà còn là cơ hội để giảm bớt sự phụ thuộc vào các cấu trúc tài chính và chính trị phương Tây. Với sự hiện diện của Trung Quốc, đối tác chiến lược quan trọng của nhiều nước Đông Nam Á, BRICS mang lại một giải pháp thay thế hấp dẫn cho sự thống trị của phương Tây. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển của khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ các thành viên BRICS như Trung Quốc và Nga.
Từ góc độ chiến lược, tiềm năng tăng cường hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á là vô cùng lớn. Khu vực Đông Nam Á nằm ở vị trí địa lý chiến lược giữa hai cường quốc lớn của BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hành lang kinh tế, cơ sở hạ tầng và mạng lưới hậu cần kết nối toàn khu vực châu Á. Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố vai trò của BRICS như một trung tâm hợp tác toàn cầu.
Các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang ngày càng nhận thấy giá trị của việc tham gia vào BRICS để tìm kiếm những giải pháp thay thế trong bối cảnh sự cạnh tranh và xung đột địa chính trị ngày càng leo thang. Đối với Nga, việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á thông qua BRICS không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn củng cố vị thế chính trị của mình trong khu vực và trên trường quốc tế.
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan Sáng 20/9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan. Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời mưa lớn do ảnh hưởng của bão Pulasan tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 20/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo văn phòng...