Hong Kong: Sinh viên tiếp tục rầm rộ chiếm trung tâm
Bị chính quyền “trở mặt” hủy đàm phán, sinh viên Hong Kong kêu gọi người biểu tình quay lại chiếm trung tâm.
Ngày 10/10, hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập trở lại ở trung tâm Hong Kong để tiếp tục gây sức ép đòi dân chủ sau khi chính quyền Hong Kong quyết định hủy đàm phán với sinh viên vì thấy số lượng người biểu tình ngày càng thưa thớt.
Biểu tình Hong Kong tiếp tục rầm rộ trở lại
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đã làm rung chuyển cả Hong Kong, với lúc cao điểm có tới hàng chục ngàn người đã đổ ra các tuyến phố để đòi được tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu và buộc Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying).
Tối thứ Sáu, nhiều người biểu tình đã mang theo lều bạt tới các tuyến phố trung tâm để chiếm giữ khu vực này lâu dài, bất chấp việc cảnh sát yêu cầu họ tháo dỡ vật cản trên các tuyến đường ra vào trung tâm tài chính của thành phố, gây ra tình trạng hỗn loạn và tắc nghẽn giao thông kéo dài nhiều km.
Cảnh sát Hong Kong tuyên bố sẽ “hành động” vào thời điểm thích hợp, nhưng họ không nói rõ sẽ hành động như thế nào.
Wong Lai-wa, một sinh viên 23 tuổi tuyên bố: “Tôi vừa mới dựng trại dưới chân cầu, và tôi sẽ tới chiếm trung tâm bất cứ khi nào có thể. Ban ngày tôi có thể sẽ phải trở lại trường, nhưng tôi sẽ quay lại đây bất cứ lúc nào”.
Video đang HOT
Nữ sinh viên Hong Kong phát đi lời kêu gọi người biểu tình trở lại
Hiện Trung Quốc đang thực hiện chính sách “một đất nước, hai chế độ” đối với Hong Kong kể từ khi thành phố này được trao trả lại cho Bắc Kinh năm 1997, cho phép người dân Hong Kong tiếp tục được hưởng một số quyền tự trị và tự do nhất định, đồng thời hướng đến mục tiêu tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Tuy nhiên đến tháng 8 vừa rồi, Trung Quốc ra quyết định sẽ giám sát chặt chẽ cuộc bầu cử trưởng đặc khu Hong Kong vào năm 2017, và người dân chỉ được lựa chọn những ứng cử viên đã được một ủy ban thân Trung Quốc phê duyệt.
Quyết định này đã làm người dân Hong Kong nổi giận và tổ chức biểu tình đòi dân chủ. Trung Quốc coi cuộc biểu tình này là “phi pháp”, đồng thời chỉ trích Mỹ đã “phát đi thông điệp sai” tới người biểu tình nhằm “cố tình công kích” Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo thường niên của Quốc hội Mỹ đã nói rằng Mỹ cần phải tăng cường ủng hộ dân chủ và phổ thông đầu phiếu ở Hong Kong.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố chính sách của Trung Quốc đối với Hong Kong sẽ không thay đổi, và vấn đề Hong Kong là “chuyện nội bộ của Trung Quốc”.
Hàng ngàn sinh viên tập trung ở tuyến phố trung tâm Hong Kong
Sau 3 tuần đấu tranh liên tục nhưng vấp phải phản ứng kiên quyết từ phía Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong, phong trào biểu tình ở đây đã hạ nhiệt, và lãnh đạo sinh viên biểu tình đã nhất trí đàm phán với chính quyền.
Tuy nhiên, họ đã rất tức giận khi cuộc đàm phán bị chính quyền Hong Kong hủy bỏ, và sinh viên lên tiếng cáo buộc chính quyền “trở mặt”. Lãnh đạo biểu tình đã lên tiếng kêu gọi mọi người quay trở lại địa điểm biểu tình.
Hàng ngàn người đã hưởng ứng lời kêu gọi đó và quay lại các tuyến phố trung tâm với các trạm tiếp tế đồ nhu yếu phẩm tiếp tục được dựng lên. Họ cũng xây dựng nhiều nhà tắm dã chiến và lều bạt để có thể ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Sinh viên đổ về ngày càng đông ở khu mua sắm Mongkok và khu Admiralty, chiếm giữ các tuyến đường khiến tình trạng giao thông ở đây rơi vào cảnh tê liệt.
Trng khi đóm một số nghị sĩ có cảm tình với phong trào sinh viên cũng đã gia tăng sức ép lên chính quyền thành phố. Hôm thứ Năm, họ đã đe dọa sẽ phủ quyết một số đề nghị cấp ngân sách của chính quyền, đồng thời tìm cách làm tê liệt hoạt động của cơ quan chính quyền Hong Kong.
Theo Khampha
Người biểu tình Hong Kong ngừng bao vây tòa thị chính
Hôm 5/10, người biểu tình ở Hong Kong đã đồng ý ngừng bao vây tòa thị chính và bắt đầu rời khỏi khu vực Mong Kok để công chức trở lại đi làm sau hơn một tuần bất ổn.
Một lãnh đạo của phong trào "Chiếm Trung tâm" cho biết người biểu tình sẽ bắt đầu tháo vòng vây quanh tòa thị chính bởi mục đích của họ là phản đối ông Leung Chun-ying, đặc khu trưởng Hong Kong, chứ không muốn làm liên lụy tới các công chức khác. Những người biểu tình rời khỏi khu vực Mong Kok cho biết họ sẽ tập trung tại Admiralty, nơi đặt trụ sở của nhiều tòa nhà chính quyền và doanh nghiệp.
Cảnh sát đang dỡ một lều trại của đoàn biểu tình ở gần tòa thị chính Hong Kong
Một lý do khác nữa khiến nhiều người biểu tình nhanh chóng rút khỏi khu vực này từ chiều 5/10 là vì họ tin rằng cảnh sát khu vực đang chuẩn bị tiến hành một cuộc đàn áp mạnh tay mới nhằm lập lại trật tự. Họ cảm thấy sợ súng cao su, đạn hơi cay và tin rằng cũng đã tới thời điểm để chuyển sang đối thoại.
Trước đó, nhà lãnh đạo Leung Chun-ying cũng đã lên tiếng kêu gọi đoàn biểu tình rút lui, mở đường cho khoảng hơn 3.000 công chức trở lại làm việc từ hôm nay. Tuy đã có dấu hiệu nhượng bộ, song người đứng đầu phong trào "Chiếm Trung tâm" khẳng định họ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng ở khu vực trung tâm thành phố.
Lực lượng biểu tình trên các trục đường chính dẫn tới tòa nhà chính quyền ở Mong Kok đã thưa thớt hơn
Đoàn biểu tình cho biết họ đang xem xét tới các cuộc đàm phán với chính quyền nếu lực lượng cảnh sát không tấn công họ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng một cuộc đối thoại chính thức khó có thể diễn ra khi cả chính quyền và lãnh đạo cuộc bãi khóa chưa có sự thống nhất ý kiến về những nguyên tắc cơ bản để tổ chức một cuộc đàm phán.
Mặc dù việc rời khỏi Mong Kok đã được lãnh đạo phong trào "Chiếm Trung tâm" tuyên bố, nhưng nhiều sinh viên lại không hưởng ứng quyết định này, dẫn tới việc nội bộ đoàn biểu tình đã bắt đầu có sự phân hóa.
Nhiều sinh viên vẫn cố thủ trên những trục đường chính dẫn tới tòa nhà chính phủ, thậm chí có nhiều sinh viên mới tham gia phong trào bắt đầu tới khu vực Mong Kok để thế chỗ những người biểu tình vừa mới rời đi.
Nhiều sinh viên không đồng ý với quyết định tháo vây tòa thị chính và vẫn cố thủ trên các con đường quanh khu vực này
Cuộc biểu tình đòi dân chủ với sự tham gia của hàng nghìn người Kong Kong, trong đó chủ yếu là sinh viên nổ ra từ hôm 22/9. Tới ngày 28/9, đoàn biểu tình bắt đầu phong tỏa các trục đường chính quanh tòa nhà chính quyền ở Mong Kok. Cuộc đàm phán giữa chính quyền Hong Kong và lãnh đạo của phong trào biểu "Chiếm Trung tâm" dự kiến diễn ra hôm 4/10 đã bị hủy bỏ do đoàn biểu tình đụng độ với những người chống biểu tình. Cho tới nay, một số người biểu tình đã có dấu hiệu nhượng bộ và người ta hy vọng một cuộc đàm phán mới sẽ sớm diễn ra.
Theo Khampha
Biểu tình Hồng Kông: Điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Phe biểu tình và chính quyền Hồng Kông đã đồng ý đàm phán. Nhưng liệu có đi đến kết quả? Biểu tình tại Hồng Kông Ảnh: Getty Images Tình hình Sau gần hai tuần biểu tình và ba vòng thảo luận sơ khởi, đại diện phe sinh viên và chính quyền Hồng Kông đã đồng ý đàm phán chính thức vào chiều thứ...