Hong Kong nối lại một phần các dịch vụ quá cảnh tại sân bay quốc tế từ tuần tới
Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 26/5 thông báo sẽ nối lại một phần các dịch vụ quá cảnh tại sân bay quốc tế từ tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên đường phố tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 1/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sân bay ở Hong Kong là một trong những sân bay sầm uất nhất thế giới, song số lượng khách và số chuyến bay đều đã giảm mạnh do dịch bệnh thời gian qua. Phát biểu với báo giới, Trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo: “Các dịch vụ quá cảnh tại sân bay sẽ được nối lại một phần từ ngày 1/6 tới sau khi phải ngừng hoạt động từ ngày 25/3″.
Hong Kong là một trong những nơi đầu tiên ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc. Nhưng đến ngày 26/5, thành phố này không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong 11 ngày liên tiếp. Mọi ca nhập cảnh Hong Kong đều không được phép vào thành phố cho đến khi có kết quả xét nghiệm virus. Những người có kết quả dương tính đều bị cách ly ngay lập tức.
Video đang HOT
* Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 26/5 cho biết nước này sẽ không vội vàng mở cửa biên giới, song sẽ tiếp tục thảo luận với nước láng giềng New Zealand về một khu vực đi lại an toàn qua vùng Tasman.
Từ giữa tháng 3, Australia và New Zealand đã đóng cửa biên giới với hầu hết người nước ngoài nhằm chống dịch COVID-19. Australia hiện ghi nhận 7.126 ca nhiễm, trong đó có 102 ca tử vong, trong khi tổng số ca nhiễm tại New Zealand là 1.154 ca, trong đó có 21 ca tử vong. Ngày 26/5 New Zealand thông báo không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong 4 ngày liên tiếp. Nội các nước này đang thảo luận thời điểm chuyển từ cảnh báo mức 2 sang mức 1 về COVID-19.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, 3 bảo tàng đặt dưới sự quản lý của Cơ quan Quốc gia Apsara (cơ quan bảo vệ và quản lý khu đền Angkor) sẽ mở cửa trở lại trong tháng 6 để đón khách tham quan trong và ngoài nước, sau thời gian tạm đóng cửa vì dịch.
Cùng với thông báo mở cửa trở lại ba bảo tàng là Bảo tàng Preah Norodom Sihanouk-Angkor, Bảo tàng Dệt Truyền thống châu Á và Bảo tàng Gốm Tani đều nằm ở tỉnh Siem Reap (Xiêm Riệp, Bắc Campuchia), Apsara tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và yêu cầu tất cả khách tham quan cũng như nhân viên bảo tàng phải đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách để góp phần chống làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Ngày 20/5, Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Italy, Iran, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ, tuy nhiên nước này đã siết chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 đối các du khách nhập cảnh, bắt đầu áp dụng lệnh cách ly bắt buộc 14 ngày đối với tất cả các du khách vào Campuchia qua đường hàng không.
Thủ tướng Trung Quốc nói gì trong cuộc gặp với Trưởng đặc khu Hong Kong?
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng những tháng bất ổn giáng một đòn mạnh vào kinh tế Hong Kong, khiến Trưởng đặc khu Carrie Lam phải đối diện nhiều thách thức.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) trong cuộc gặp với lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm thứ Hai (16/12) nói chính quyền Hong Kong cần kết thúc bạo lực và hỗn loạn ở đặc khu, bên cạnh đó giải quyết "những vấn đề bám rễ" trong xã hội.
Ông Lý Khắc Cường cho rằng những tháng bất ổn giáng một đòn mạnh vào kinh tế Hong Kong, khiến Trưởng đặc khu Carrie Lam phải đối diện với nhiều thách thức. Bắc Kinh thừa nhận những nỗ lực từ chính quyền Hong Kong, nhưng thành phố phải tiếp tục nỗ lực ngăn chặn bạo lực, kết thúc hỗn loạn phù hợp với luật pháp, khôi phục trật tự.
(Ảnh: SCMP)
Thủ tướng Trung Quốc cũng đề cập đến những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu sau các cuộc biểu tình: "Suy thoái rõ ràng xuất hiện với nền kinh tế Hong Kong, và nhiều lĩnh vực bị giáng một đòn nghiêm trọng. Chúng ta có thể nói rằng thành phố đang đối mặt với những tình huống chưa từng có, nghiêm trọng và phức tạp".
Bà Carrie Lam thừa nhận Hong Kong phải đối mặt với một tình huống không mong muốn trên mặt trận chính trị, kinh tế và xã hội trong năm qua. "Có thể có một sự đi xuống đáng kể hơn trong quý thứ ba vì sự bất ổn nội bộ xã hội", bà nói thêm.
Hơn 6.000 người bị bắt liên quan đến các cuộc biểu tình, ban đầu được khơi nguồn bởi dự luật dẫn độ (hiện đã được rút lại) và phát triển thành một chiến dịch chống chính quyền rộng lớn hơn, đi kèm bạo lực. Sau cuộc bầu cử hội đồng địa phương, các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra trong hòa bình, dù vậy cảnh sát phát hiện hai kế hoạch đánh bom trong chưa đầy một tuần trong tháng 12.
Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều 16/12.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Hầm vượt biển mở lại, cuộc bao vây đại học sắp kết thúc ở Hong Kong Cuộc bao vây trường đại học đi đến hồi kết, tâm điểm chú ý chuyển sang lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau thất bại gây sốc của phe thân chính quyền trong cuộc bầu cử. Một đường hầm trọng điểm đã mở cửa hoạt động trở lại sáng 27/11 và cuộc bao vây của cảnh sát tại trường đại học...