Hong Kong lắp ‘phổi nhân tạo’ cho bệnh nhân COVID-19
“ Phổi nhân tạo” tạm thời giúp cung cấp oxy cho bệnh nhân bị suy hô hấp vì viêm phổi nghiêm trọng, được sử dụng khi máy trợ thở không còn đủ tác dụng.
Lần đầu tiên Hong Kong áp dụng biện pháp lắp “phổi nhân tạo” cho bệnh nhân COVID-19 nặng, báo South China Morning Post (SCMP) dẫn thông tin từ nhiều nhà chức trách TP ngày 10-4.
Việc lắp thiết bị “phổi nhân tạo” này giúp hỗ trợ thở cho các bệnh nhân suy hô hấp, cung cấp oxy và đưa carbon dioxide ra khỏi máu, còn biết đến là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
“Phổi nhân tạo” đã được lắp cho một nữ bệnh nhân 75 tuổi, tình trạng nguy kịch dù đã được chăm sóc liên tục trong phòng điều trị tích cực.
“Bà ấy phải phụ thuộc vào máy trợ thở nhưng tình trạng cứ xấu đi. Hôm nay các bác sĩ quyết định sử dụng ECMO như một biện pháp điều trị. Cuộc phẫu thuật được một ban chuyên gia giám sát” – SCMP dẫn lời TS Sara Ho Yuen-ha.
Bệnh nhân lớn tuổi này đang được điều trị tại BV Pamela Youde Nethersole Eastern. Người này từng sang Mỹ và Canada hồi tháng 2, sau đó trở về Hong Kong và có triệu chứng bệnh COVID-19 từ ngày 24-3.
BV Pamela Youde Nethersole Eastern ở Hong Kong – nơi bệnh nhân COVID-19 nặng được lắp “phổi nhân tạo”. Ảnh: SCMP
Theo GS David Hui Shu-cheong – một chuyên gia về hô hấp tại ĐH Trung Quốc (ở Hong Kong), “phổi nhân tạo” là một biện pháp tạm thời giúp cung cấp oxy cho các bệnh nhân đang bị suy hô hấp vì viêm phổi nghiêm trọng. Biện pháp này được sử dụng khi máy trợ thở không còn đủ tác dụng với bệnh nhân.
“Nó sẽ giúp phổi có thời gian hồi phục từ từ” – GS Hui nói.
Video đang HOT
Ông cũng cho biết cách điều trị này đã được áp dụng với các bệnh nhân ở Trung Quốc đại lục và Singapore.
Một bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) được điều trị bằng phương pháp ECMO, được biết đến với cách gọi “phổi nhân tạo”. Ảnh: AFP
TS Ho cho biết các bệnh viện công ở Hong Kong hiện có 20 thiết bị “phổi nhân tạo” này. Và GS Hui nói số lượng như vậy là đủ rồi vì “có rất ít trường hợp phải cần đến chúng”. Ông cho biết hiện chỉ khoảng 25% trong hơn 900 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Hong Kong phải nằm ở các khu chăm sóc tích cực. Và phần lớn trong số 25% này sau một thời gian được điều trị bằng các hình thức trợ thở thì cũng hồi phục được mà không cần lắp “phổi nhân tạo”.
Tính đến ngày 10-4, Hong Kong đã có bốn người chết và 989 ca nhiễm.
Đăng Khôi
Tại sao mất hàng tháng để bệnh nhân Covid-19 phục hồi hoàn toàn
Nếu phải sử dụng máy trợ thở xâm lấn, bệnh nhân sẽ tốn thời gian dài để trở lại phòng bệnh bình thường trước khi xuất viện. Ngay cả người trẻ khỏe, không dùng máy thở cũng mất cả tháng để phục hồi vì phổi tổn thương.
Anh Dani Schuchman (sống ở London, Anh) mất một tuần để chữa trị Covid-19 nhưng may mắn không phải dùng máy thở xâm lấn. Anh ra viện hôm 25/3 nhưng giờ vẫn chưa khỏe hẳn dù anh là một người trẻ, chăm tập thể thao.
"Một vài ngày đầu, tôi phải dừng lại khi leo cầu thang để thở. Tôi vẫn còn ho nhẹ nhưng số lần giảm đi mỗi ngày", anh Schuchman cho hay.
Dù còn trẻ và chăm tập thể thao, anh Schuchman vẫn mất nhiều thời gian để phục hồi. Ảnh: Telegraph
Để tăng cường sức khỏe, anh tham gia các hoạt động tập luyện hàng ngày cùng gia đình. Anh có thể đi bộ khoảng 4 km, giúp đỡ việc nấu nướng, làm việc nhà, dạy các con học.
"Trong ngày đẹp trời thế này, tôi buồn khi không đủ sức để đạp xe. Nhưng tôi hy vọng trong vài tuần tới, phổi khỏe hơn và tôi có thể bắt đầu đạp xe", anh Schuchman nói.
Các nhà khoa học chưa thể dự đoán chính xác mất bao nhiêu lâu để bệnh nhân Covid-19 phục hồi bởi đây là căn bệnh mới và có rất nhiều điều chi phối.
Trong số những yếu tố đó có mức độ nặng nhẹ của bệnh, tuổi tác, giới tính, cân nặng, việc luyện tập thể thao và lượng virus bạn bị nhiễm. Việc chăm sóc và tốc độ can thiệp cũng ảnh hưởng nhiều.
"Nếu bệnh nhân 25 tuổi, cơ thể khỏe mạnh và khi nhập viện chỉ cần một chút oxy, họ có thể trở về nhà sau ít ngày và phục hồi sau 2 tuần", bác sĩ Asif Munaf, làm việc ở tuyến đầu của ba bệnh viện tại East Midlands (Anh), cho hay.
"Nhưng nếu bạn đã 92 tuổi, thời gian khỏi hẳn sẽ lâu hơn nhiều. Nhưng đó chỉ là con số gần đúng - tỷ lệ sống sót và bình phục còn phụ thuộc vào nhiều điều khác".
Tác động sau khi dùng máy trợ thở
Nhưng khi bệnh nhân cần đặt ống nội khí quản, thời gian chữa trị và phục hồi có thể lên tới một vài tháng hoặc lâu hơn anh Schuchman rất nhiều. Khi sử dụng máy thở xâm lấn, bệnh nhân không chỉ luồn ống vào khí quản mà còn tiếp nhận một lượng thuốc lớn. Trong số đó có thuốc giảm phản xạ họng, thuốc giãn cơ và giảm đau liều mạnh.
"Thậm chí nếu chỉ dùng máy thở xâm lấn trong 48 tiếng, bạn sẽ mất tới một tháng để trở lại tình trạng bình thường", bác sĩ Asif cho hay.
Theo báo cáo từ vùng Lombardy (tâm dịch của Italy), thời gian trung bình ở Khu Chăm sóc Đặc biệt của một người nhiễm Covid-19 là 8 ngày. Tuy nhiên, một phần tư số bệnh nhân cần tới 12 ngày hoặc hơn.
Thời gian bình phục của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Telegraph
Hình thức hỗ trợ hô hấp cao nhất là ECMO - can thiệp tim phổi nhân tạo.
"Khi bệnh nhân không dùng ECMO nữa, họ có thể sẽ phải duy trì máy thở xâm lấn ở một mức độ nào đó. Nếu đáp ứng tốt, họ cần thêm thời gian để rút máy thở cho tới khi phổi có thể hoạt động gần như trước đây", Christopher Sparkes, nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc vận hành ECMO, cho hay.
Bệnh nhân sẽ mất thêm một vài tuần trước khi chuyển về khu điều trị thông thường hoặc chăm sóc tại nhà. Tùy thuộc vào độ tuổi, họ sẽ cần các bác sĩ thăm khám để hỗ trợ việc thở và vận động. Nằm trên giường quá lâu có những tác động lớn tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Phục hồi sau khi điều trị ECMO và máy thở xâm lấn liên quan tới tuổi, sức khỏe, khả năng miễn dịch cũng như những can thiệp y tế đã được áp dụng. Điều này cũng phụ thuộc liệu bệnh nhân có bị tổn thương thần kinh do thiếu oxy tới não không.
Vẫn còn quá sớm để dự đoán ảnh hưởng lâu dài nhưng các nhà nghiên cứu ở Hong Kong phát hiện những người chữa khỏi Covid-19 có thể còn sẹo ở phổi. "Ở một số trường hợp, chức năng phổi suy yếu khoảng 20-30% sau khi hết bệnh", bác sĩ Owen Tsang Tak-yin, Giám đốc Y tế của Trung tâm Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Princess Margaret, cho hay.
Ban Mai
Phát hiện mới về đặc điểm khiến virus corona chủng mới "sinh sôi" nhanh và dễ lây lan hơn virus SARS Một nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của bệnh nhân, theo SCMP. Ảnh minh họa Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin, mới đây một nhóm các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra...