Hong Kong kiện Mỹ lên WTO
Hong Kong sẽ chuẩn bị các thủ tục trình lên WTO để phản đối việc Mỹ yêu cầu hàng hóa đặc khu phải dán nhãn “Sản xuất ở Trung Quốc”.
“Nỗ lực đơn phương và vô trách nhiệm của Mỹ nhằm làm suy yếu địa vị của Hong Kong như một lãnh thổ hải quan riêng biệt là rất không phù hợp”, lãnh đạo cơ quan thương mại Hong Kong Edward Yau cho biết hôm 30/10, xác nhận việc họ sắp đưa vấn đề với Mỹ ra cơ chế dàn xếp tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Động thái được Hong Kong tiến hành sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quy định mới, yêu cầu hàng hóa từ đặc khu, vốn được phép dán nhãn “Made in Hong Kong” (Sản xuất ở Hong Kong), nay phải sửa thành “Made in China” (Sản xuất ở Trung Quốc).
Các nhà xuất khẩu Hong Kong cho rằng việc mất nhãn hiệu “Made in Hong Kong” có thể gây thiệt hại cho thương hiệu của họ. Ông Yau nói việc Mỹ yêu cầu hàng hóa Hong Kong dán nhãn “Made in China” sẽ gây nhầm lẫn cho thị trường và làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ.
Hong Kong, một trong những thương cảng lớn của thế giới, là thành viên của WTO dù vẫn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Theo mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”, Hong Kong được trao nhiều quyền tự chủ, bao gồm các quy tắc về hải quan và nhập cư riêng.
Video đang HOT
Lãnh đạo cơ quan thương mại Hong Kong Edward Yau trong một cuộc phỏng vấn ở thành phố hồi tháng 9/2018. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh Hong Kong cuối tháng 6, Tổng thống Trump hồi tháng 7 đã ký sắc lệnh tước những ưu đãi thương mại của Hong Kong. Sắc lệnh này của Trump thể hiện quan điểm của Mỹ rằng Hong Kong hiện nay “chỉ là một thành phố của Trung Quốc” và không xứng đáng với các đặc quyền thương mại được hưởng trước đây.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Hong Kong truy tố nhà hoạt động tội 'ly khai'
Tony Chung, 19 tuổi, đối mặt cáo buộc ly khai, trở thành nhà hoạt động chính trị đầu tiên ở Hong Kong bị truy tố theo luật an ninh mới.
Tony Chung hầu tòa hôm nay với các tội danh bị truy tố gồm ly khai, rửa tiền và âm mưu tuyên truyền những nội dung kích động nổi loạn. Quyết định truy tố Chung được giới chức Hong Kong đưa ra hai ngày sau khi bắt nhà hoạt động này gần lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong hôm 27/10 theo luật an ninh mới.
Nhà hoạt động Tony Chung tại Hong Kong hôm 8/8. Ảnh: AFP.
Chung là cựu thành viên của Student Localism, một nhóm nhỏ ủng hộ sự độc lập của Hong Kong. Nhóm này đã chấm dứt hoạt động ở đặc khu ngay trước khi Bắc Kinh áp luật an ninh mới với thành phố, song vẫn tiếp tục các hoạt động ở nước ngoài.
Luật an ninh Hong Kong mới hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Các hành vi như ủng hộ độc lập hoặc quyền tự chủ lớn hơn cho đặc khu hành chính cũng bị nghiêm cấm.
Chung và ba thành viên khác của Student Localism từng bị bắt hồi tháng 7 vì nghi ngờ kích động ly khai thông qua các bài đăng trên mạng xã hội, nhưng sau đó được tại ngoại.
Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong từ tháng 6, sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ năm ngoái kéo dài và người biểu tình đòi thêm thêm nhiều yêu sách khác, như tăng quyền dân chủ, điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực, đề nghị Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Luật an ninh quốc gia cho phép các sĩ quan an ninh Trung Quốc đại lục triển khai hoạt động tại Hong Kong mà không bị ràng buộc bởi luật pháp địa phương.
Nhiều người bày tỏ lo ngại luật an ninh Hong Kong gây suy yếu mô hình "một quốc gia, hai chế độ", vốn giúp đặc khu duy trì mức độ tự trị cao kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều khẳng định luật này trên thực tế giúp củng cố nguyên tắc, phục vụ lợi ích và hỗ trợ đặc khu phát triển, đồng thời chỉ nhắm vào một nhóm thiểu số "gây rối".
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ sắp thăm Hàn Quốc Ngày 18/10, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien sẽ thăm Seoul vào tháng tới, có thể là sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien. (Nguồn: Reuters) Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Phủ Tổng thống Kang Min-seok cho biết trong cuộc gặp...