Hong Kong đối mặt căn bệnh chết người giữa đại dịch Covid-19
Quan chức y tế Hong Kong đang cố gắng kiểm soát một loại nấm kháng thuốc có khả năng gây tử vong cao. Họ tin đại dịch Covid-19 tạo điều kiện cho dịch bệnh này lây lan.
Bác sĩ Raymond Lai, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong, ngày 23/10 nói vụ bùng phát rất đáng lo ngại. Ông Lai cho biết đang cố gắng ngăn chặn Candida auris, một loại nấm, lây lan ra cộng đồng.
Theo cơ quan chức năng, trong 10 tháng đầu năm nay, có 136 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Hong Kong, so với 20 trường hợp của cả năm 2019, theo SCMP.
Bệnh nhân có 30-60% khả năng tử vong, tùy thuộc bộ phận cơ thể bị nhiễm nấm. Cơ quan chức năng không cho biết có bao nhiêu trường hợp tử vong trong năm nay.
Ông Raymond Lai, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
“Chúng tôi hy vọng sẽ kiểm soát được nấm trong bệnh viện và nhà dưỡng lão để nó không lây lan ra cộng đồng”, ông Lai nói.
Ông Lai cho biết sự thiếu hụt nơi cách ly tại các bệnh viện công của Hong Kong trong đại dịch Covid-19 có thể góp phần làm tăng đáng kể số lượng bệnh nhân bị nhiễm nấm.
“Một số bệnh viện không có phòng cách ly trong các khoa tổng quát, vì vậy họ chỉ có thể chuyển bệnh nhân Candida auris vào góc của các khu này để phòng ngừa. Điều này có thể làm tăng khả năng lây nhiễm chéo”, ông Lai nói thêm.
Các ca nhiễm chủ yếu bắt nguồn từ các nhà dưỡng lão và bệnh viện ở ổ dịch Tây Kowloon, bao gồm tại Bệnh viện Princess Margaret, Bệnh viện North Lantau và Bệnh viện Yan Chai.
Trong khi bệnh nhân ở độ tuổi từ 21 đến 101, gần 80% trường hợp bệnh là từ 60 tuổi trở lên.
Video đang HOT
Candida auris là một loại nấm kháng thuốc có khả năng gây viêm nhiễm và tử vong. Ảnh: Shutterstock.
Biểu hiện nhiễm nấm thường được tìm thấy trong khoang miệng, đường tiêu hóa, da và âm đạo. Triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh.
Ông Lai cho biết bệnh nấm có thể dễ dàng lây lan trong các bệnh viện và nhà dưỡng lão, thông qua việc bong tróc da. Mầm bệnh có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tuần.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, những người đã phẫu thuật hoặc nằm viện trong một thời gian dài dễ mắc bệnh hơn.
Để tránh sự lây lan của nấm, nhân viên y tế sẽ sử dụng thiết bị y tế riêng biệt cho tất cả bệnh nhân.
“Hiện nay bệnh nhân cần dùng chung thiết bị y tế, nhưng chúng tôi mong muốn có thiết bị riêng cho từng bệnh nhân và ngăn ngừa lây nhiễm chéo”, ông Lai nói thêm.
Ông Lai thừa nhận dịch bệnh này đáng lo ngại, nhưng tình hình không nghiêm trọng vì số ca bệnh ở Hong Kong vẫn ở mức thấp.
5 bệnh về da thường gặp sau mưa lũ
Bệnh nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng da, ghẻ... thường xảy ra sau những ngày mưa, ngập lụt.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, tạo thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển.
Viêm nang lông
Viêm nang lông có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công. Nang lông bị viêm sẽ sưng đỏ, ngứa và có thể tạo mụn mủ. Thiếu nước sạch để tắm gội là nguyên nhân vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày.
Viêm da tiếp xúc
Đây là bệnh da không lây, đặc trưng với tình trạng da viêm đỏ, có thể xuất hiện các mụn nước, ngứa nhiều. Tiếp xúc với nguồn nước có chứa một số hóa chất, khí độc, vi sinh... gây kích ứng da, dễ dẫn đến bệnh này.
Nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình...
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Lớp sừng của da chứa nhiều keratin, là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi nấm sợi tơ. Vi nấm sợi tơ xâm nhập và gây viêm trong lớp sừng của da. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.
Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Một số người khi xuất hiện các triệu chứng này thường lo lắng mua một số thuốc thoa có chứa corticoid. Thoa các thuốc này càng làm tình trạng da nặng hơn. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi vi nấm phát triển.
Nhiễm trùng da
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
Bệnh ghẻ
Đây là bệnh da gây ra bởi một loại ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng da non và ngứa rất nhiều về đêm. Sự dao động thất thường của nhiệt độ và độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Phòng tránh bệnh da sau mưa lũ
Theo bác sĩ Thảo, trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc thoa phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.
Khi nước rút, cần dọn dẹp vệ sinh môi trường và tìm kiếm nguồn nước sạch để sinh hoạt. Hạn chế tối đa lội hoặc ngâm mình nơi nước bẩn, tù đọng. Khi buộc phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn, cần trang bị đầy đủ giày, ủng, găng tay...
Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Không mặc quần áo ẩm ướt dễ gây các bệnh ngoài da.
Nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B... để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.
Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh lây lan cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh đúng cách.
Cảnh báo thực trạng sử dụng thuốc theo "điểm chung" trong điều trị bệnh Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt dùng để phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể cho con người, được Nhà nước kiểm soát và quản lý. Thuốc chứa các hoạt chất đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài với hàng loạt đánh giá về hiệu quả, độ an toàn và các tác dụng không...