Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ theo luật an ninh
C ảnh sát Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ Ted Hui với cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia, sau khi ông này trốn ra nước ngoài.
Cảnh sát Hong Kong hôm nay xác nhận Hui đang bị điều tra tội “thông đồng với thế lực nước ngoài”, một trong những tội được quy định trong luật an ninh quốc gia được ban hành từ hồi tháng 6.
Hui cũng bị nghi ngờ phạm tội rửa tiền liên quan tới một chiến dịch huy động vốn cộng đồng, được cho là chuyển tiền vào các tài khoản do người nhà của Hui đứng tên.
Thông báo của cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã phong tỏa một số tài khoản ngân hàng của Hui với khoảng 850.000 đôla Hong Kong (109.000 USD) trong các tài khoản này đã bị đóng băng.
Hui là một nhà hoạt động đối lập và là một cựu nghị sĩ, đã rời Hong Kong tháng trước khi đang đối mặt hàng loạt cáo buộc liên quan tới các cuộc biểu tình.
Ông xác nhận sẽ lưu vong tại nước ngoài khi tham gia một hội nghị ở Đan Mạch. Hui tới Anh hôm 4/12, trở thành chính trị gia mới nhất rời Hong Kong sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia.
Cựu nghị sĩ Hong Kong Ted Hui rời đồn cảnh sát Hong Kong hồi tháng 11. Ảnh: AFP .
Hui cho biết các tài khoản ngân hàng của ông và một số người thân đã bị đóng băng, cáo buộc giới chức Hong Kong “sử dụng áp bức kinh tế như một phương thức trả đũa chính trị”. Tuy nhiên, ngay sau đó, Hui thông báo các tài khoản HSBC do người thân đứng tên đã bất ngờ được hủy đóng băng.
Video đang HOT
Hui phủ nhận việc người nhà nhận tiền từ chiến dịch huy động vốn cộng đồng. “Số tiền nằm trong tài khoản ngân hàng của công ty luật và báo cáo kế toán đều được công khai”, Hui nói.
HSBC từ chối bình luận về các tài khoản cá nhân.
Mỹ tuyên bố Hong Kong không còn đủ quyền tự trị và ban lệnh trừng phạt nhiều quan chức thành phố, bao gồm trưởng đặc khu Carrie Lam. Trong cuộc phỏng vấn tháng trước, bà Lam cho hay trong nhà hiện có một đống tiền mặt vì bị Mỹ đóng băng tài khoản và cấm thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào tại Mỹ.
Mỹ cũng ra lệnh cho các ngân hàng ngừng hợp tác với những quan chức hàng đầu của Hong Kong, cảnh báo sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với bất kỳ doanh nghiệp nào ủng hộ Bắc Kinh. Trong khi đó, luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc lại coi hành động này là “cấu kết với thế lực nước ngoài”, có thể đẩy các ngân hàng quốc tế vào tình thế khó xử.
Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong từ tháng 6, sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ năm ngoái kéo dài và người biểu tình đòi thêm thêm nhiều yêu sách khác, như tăng quyền dân chủ, điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực, đề nghị Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Luật an ninh quốc gia cho phép các sĩ quan an ninh Trung Quốc đại lục triển khai hoạt động tại Hong Kong mà không bị ràng buộc bởi luật pháp địa phương.
Nhiều người bày tỏ lo ngại luật an ninh Hong Kong gây suy yếu mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, vốn giúp đặc khu duy trì mức độ tự trị cao kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều khẳng định luật này trên thực tế giúp củng cố nguyên tắc, phục vụ lợi ích và hỗ trợ đặc khu phát triển, đồng thời chỉ nhắm vào một nhóm thiểu số “gây rối”.
Đảng Cộng hòa lo Trump gây họa ở Georgia
Phe Cộng hòa ở Georgia mong chờ Trump đến bang này vận động cho hai thượng nghị sĩ tranh cử vòng hai, nhưng lo sợ giọng điệu của ông phá vỡ tất cả.
Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch tới thành phố Valdosta, bang Georgia vào ngày 5/12 và tổ chức một cuộc mít tinh lớn để thể hiện sự ủng hộ đối với hai ứng viên đảng Cộng hòa là David Perdue và Kelly Loeffler trong cuộc bầu cử vòng hai trước hai đối thủ Dân chủ để tranh ghế vào Thượng viện.
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào đầu tháng 1 này, đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục kiểm soát Thượng viện, nhưng nếu họ thất bại, phe Dân chủ sẽ lần đầu tiên trong nhiều năm qua nắm cả Nhà Trắng lẫn lưỡng viện quốc hội.
"Sẽ tới Georgia dự một 'cuộc mít tinh Trump' lớn để ủng hộ hai thượng nghị sĩ Cộng hòa tuyệt vời của chúng ta, David và Kelly. Họ là những người tuyệt diệu, yêu nước và yêu bang của mình. Chúng ta phải nỗ lực và đảm bảo họ sẽ thắng", Trump ngày 2/12 viết trên Twitter.
Phe Cộng hòa ở Georgia rất háo hức với sự xuất hiện của Trump, bởi đây là một sự kiện lớn được tổ chức ở sân bay Valdosta rộng lớn, nơi rất nhiều người ủng hộ Tổng thống sẽ tụ tập. Tiếng nói của Trump sẽ có tác động rất lớn đến những người sẽ bỏ phiếu lựa chọn hai ghế thượng nghị sĩ của bang sắp tới.
Nhưng chính điều đó cũng khiến họ lo sợ.
Họ không thể biết được Tổng thống Trump sẽ nói những gì trong cuộc mít tinh đầu tiên hậu bầu cử của ông. Họ cũng không chắc liệu Trump có thực sự hiểu rõ mục đích của sự kiện hay không.
Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo về giá thuốc ở Nhà Trắng hôm 20/11. Ảnh: AFP.
"Điều quan trọng là Trump phải đến và tập trung vào cuộc bầu cử vào Thượng viện, chứ không biến nó thành nơi ông thể hiện sự bất mãn, than vãn hay đưa ra những cáo buộc vô căn cứ", Allen Peake, cựu nghị sĩ bang Georgia, người tự nhận là "đảng viên Cộng hòa chính thống", cho hay. "Nhưng những thứ như thế đã trở thành bản sắc của Trump trong 4 năm qua. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ thay đổi. Thế nên, tôi rất lo lắng về những thứ sắp xảy ra ngày thứ 7".
Dù Trump sẽ kêu gọi những người ủng hộ mình bỏ phiếu cho Loeffler và Perdue, ông nhiều khả năng sẽ lại tung ra những cáo buộc về việc cuộc bầu cử bị gian lận, điều mà ông đã làm gần như hàng ngày kể từ khi để thua trước đối thủ Joe Biden.
Tổng thống nhiều khả năng cũng sẽ tung ra những lời chỉ trích và đổ lỗi cho Thống đốc Brian Kemp và Tổng thư ký bang Brad Raffensperger, hai đảng viên Cộng hòa, vì thất bại của ông tại Georgia.
Nếu Trump làm những việc đó, những người ủng hộ ông sẽ gần như không có động lực để đi bầu vào tháng 1, khi Trump liên tục cáo buộc cuộc bầu cử gian lận và các quan chức bầu cử bang Georgia là những người không đáng tin cậy. Đây sẽ là kịch bản tồi tệ nhất với hai ứng viên thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, cũng như triển vọng tiếp tục kiểm soát Thượng viện của đảng này.
"Nếu tất cả những gì Trump làm chỉ là than vãn, phàn nàn và nói những điều xấu xa về Thống đốc Kemp cùng Tổng thư ký bang thì chuyến đi của ông chắc chắn sẽ trở thành thảm họa. Ông ấy thậm chí có thể còn không đến", Peake cho hay. "Đây là thời điểm điên rồ trên chính trường Georgia, đó là điều chắc chắn".
Theo giới phân tích, cuộc mít tinh sắp tới của Trump là sự kiện không thể đoán trước. Bối cảnh của nó cũng rất độc đáo. Đây là lần đầu tiên cuộc đua giành hai ghế Thượng viện tại cùng một bang sẽ giúp quyết định quyền kiểm soát Thượng viện.
Thượng viện Mỹ có 100 ghế, đảng Cộng hòa hiện đã giành được 50 ghế, trong khi đảng Dân chủ năm 48 ghế. Nếu đảng Dân chủ giành được hai ghế còn lại ở Georgia, cán cân giữa hai đảng tại Thượng viện sẽ là 50-50, khi đó lá phiếu của Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, người sẽ giữ chức Chủ tịch Thượng viện, sẽ mang tính quyết định, giúp lợi thế nghiêng về đảng Dân chủ.
"Có rất nhiều căng thẳng", Buzz Brockway, cựu quan chức lập pháp đảng Cộng hòa, nhận xét. "Làm sao bạn có thể thuyết phục mọi người rằng họ vẫn nên đi bỏ phiếu trong khi Tổng thống và những người khác đang truyền bá rằng cuộc bầu cử này có gian lận và bị đánh cắp?", ông đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, như nhiều đảng viên Cộng hòa khác ở Georgia, Brockway vẫn giữ hy vọng rằng Loeffler và Perdue sẽ đánh bại hai đối thủ đảng Dân chủ, bởi Georgia vẫn là bang nghiêng về phe Cộng hòa và đảng Cộng hòa chắc chắn có nhiều thứ để mất nếu Thượng viện rơi vào tay đảng Dân chủ.
"Cuối cùng, chúng tôi sẽ đoàn kết và bầu lại cho hai thượng nghị sĩ của mình", Lane Flynn, chủ tịch đảng Cộng hòa ở hạt DeKalb, ngoại ô thành phố Atlanta, nói.
"Trump vừa là căn bệnh vừa là thuốc chữa", một chuyên gia tư vấn đảng Cộng hòa cho hay. "Ông ấy khiến mọi người xôn xao về những thứ liên quan đến gian lận bầu cử và nay chúng tôi lo sợ rằng người dân sẽ không đi bầu nữa. Vậy nên, chúng tôi lại cần ông ấy đến đây để khích lệ mọi người đi bầu, nhưng chúng tôi lo mọi chuyện có thể phản tác dụng".
Nhưng theo Ed Muldrow, chủ tịch đảng Cộng hòa hạt Gwinnett ở ngoại ô thành phố Atlanta, một phần sức hấp dẫn của Trump nằm ở việc ông sẵn sàng nói thẳng mọi suy nghĩ của mình, không ngại va chạm với bất kỳ ai. Chính phong thái "võ sĩ quyền anh" này là thứ thúc đẩy cử tri trong đảng đi bỏ phiếu.
"Trump mang đến cảm giác ông ấy là một chiến binh. Vì thế, dù bạn thích hay không, ông ấy vẫn sẽ chiến đấu", Muldrow nói. "Vậy nên nếu Tổng thống Trump bước lên sân khấu, theo tôi, hãy cứ để ông ấy làm những gì mình muốn".
Nghị sĩ Cộng hòa thắng chỉ với cách biệt 6 phiếu Kết quả kiểm phiếu lại cho thấy đảng viên Cộng hòa Mariannette Miller-Meeks thắng với cách biệt 6 phiếu để trở thành nghị sĩ bang Iowa. Hội đồng chứng nhận bầu cử bang Iowa sẽ họp hôm nay để chứng nhận kết quả kiểm phiếu lại tại khu vực quốc hội số 2, nơi bà Miller-Meeks cạnh tranh ghế nghị sĩ với đối...