Hồng Hạnh từng được Trịnh Công Sơn chia sẻ nhiều
Giọng ca ‘Tình ca cho em’ nói rằng chị may mắn vì được quen nhạc sĩ họ Trịnh sớm.
- Từng là ngôi sao đình đám thập niên 90, gần chục năm nay chị lại rất ít xuất hiện. Tại sao vậy?
- Tôi bắt đầu được khán giả chú ý từ năm 1990 nhờ khả năng hát đa dạng về thể loại, có ngoại hình sexy, hot và phong cách nổi loạn. Thời điểm đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đích thân mời tôi thu âm album nhạc đầu tiên của anh kể từ khi chị Khánh Ly ra nước ngoài sống. Năm 1991, tôi lập gia đình rồi ở nhà chăm sóc con một thời gian, sau đó trở lại và tiếp tục hoạt động sôi nổi.
Sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đặc biệt là ba tôi qua đời vào đầu thập niên 2000, tôi bị hụt hẫng, suy sụp tinh thần. Khi đó, tôi chỉ muốn từ bỏ mọi thứ, ra nước ngoài sống và không còn ý định ca hát nữa. Nhưng, dần dần thời gian qua đi và tôi cũng nguôi ngoai. Tôi bắt đầu làm việc trở lại, rồi lần lượt ra các album vào năm 2003, 2005 và mới đây là tháng 12/2013.
Gần 10 năm nay, tôi không còn xuất hiện nhiều mà chỉ muốn làm những gì mình thích, tham gia các chương trình mình thấy được trân trọng. Mỗi khi được mời hát, tôi đều hỏi đơn vị tổ chức tại sao lại mời mình. Khi hiểu được lý do, tôi sẽ cảm thấy hào hứng hơn.
Ca sĩ Hồng Hạnh – một trong những giọng ca nổi tiếng nhất thập niên 90.
- Những lúc không đi hát thì chị làm gì?
- Ngoài hoạt động nghệ thuật, tôi còn phụ ông xã trong việc kinh doanh nhà hàng Nhật ở một khách sạn 5 sao. Với âm nhạc, có giai đoạn tôi chẳng làm gì cả, nhưng khi có ý định làm gì thì tôi tập trung toàn bộ sức lực vào nó. Ví dụ album nhạc Trịnh Công Sơn Diễm xưa, tôi và người bạn Thái Hòa đã mất cả năm để thực hiện. Tôi muốn những gì mình làm ra phải có giá trị cao, nên rất chỉn chu trong từng khâu. Với mỗi bản phối, tôi phải cùng làm việc với nhạc sĩ trong phòng thu để đạt được hiệu quả cao nhất và đúng ý mình nhất. Ít ai biết, tôi thuộc đến từng đoạn phối trong mỗi bài hát, để khi hát live có thể “phiêu” chuẩn như trong CD. Trong trường hợp bài nào khó hát live, có khi tôi phải mở chính CD của mình ra để học đi học lại từng câu “phiêu”.
- Tại sao chị lại tự “làm khó” mình như vậy, trong khi nhiều người vẫn quan tâm đến số lượng và bề nổi hơn?
- Tôi bắt đầu đi hát khi đất nước mình còn nghèo, và tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả mới có được thành công. Trong khi đó, công nghệ và truyền thông đến tận bây giờ mới phát triển. Vì vậy, tôi hiểu được giá trị thực sự của những gì mình có ngày hôm nay.
Tôi từng chạy 4-5 show diễn trong một ngày, nhưng đó là thời kỳ còn trẻ và sung sức. Những năm gần đây, tôi học hỏi theo những ca sĩ nước ngoài, xuất hiện ít nhưng lần nào cũng phải có cái để người ta nhớ đến. Bây giờ, tôi chủ động nhờ người quay lại video trong mỗi show diễn để khi rảnh rỗi xem lại, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Chưa kể, thỉnh thoảng tôi còn đi xem ca nhạc, ngồi dưới thưởng thức đồng nghiệp hát. Một số nghệ sĩ có cái tôi rất cao, sẽ khó chấp nhận việc đi xem người khác hát nhưng tôi thì không. Khi ngồi bên dưới, mình có thể thấy những cái chưa được của đồng nghiệp như cách hát, dáng đứng… để còn sửa cho chính mình.
Video đang HOT
Tôi khá khó tính, nên cách làm CD của tôi cũng khác. Trong mấy chục năm ca hát tôi phát hành chưa đến 10 album. Đặc biệt, đến tận bây giờ tôi mới có được một CD nhạc Trịnh đúng nghĩa do chính mình làm. Tôi tự tin là sản phẩm của mình khác hẳn những sản phẩm của các ca sĩ khác. Bởi, sau mỗi bài hát tôi có một câu chuyện gắn liền với nó. Tôi may mắn được quen anh Trịnh Công Sơn khi tôi còn rất trẻ và sức khỏe của anh còn tốt. Vì vậy, tôi được nghe anh chia sẻ nhiều điều.
Nữ ca sĩ hài lòng với cuộc sống viên mãn trong thời điểm hiện tại.
- Một số ca sĩ cảm thấy họ bị mất “lửa” khi không còn hoạt động nghệ thuật thường xuyên, còn chị thì sao?
- Tôi thì ngược lại. Tôi nghĩ nếu mình xuất hiện nhiều quá sẽ trở nên nhàm chán và bình thường. Lúc người ta chạy show, mình tranh thủ nghỉ ngơi, tập thể dục, tập hát để tái tạo năng lượng và suy nghĩ những ý tưởng mới. Đó là lý do khiến tôi luôn hân hoan, hứng khởi khi chuẩn bị cho một chương trình nào đó. Ví dụ như chuyến đi biểu diễn tại Nhật Bản sắp tới, nó làm tôi cảm thấy thích thú và thậm chí có chút áp lực khi “mang chuông đi đánh xứ người”.
Tối 8/2, tôi có chuyến bay sang xứ sở hoa anh đào. Sau đó, tôi biểu diễn trong chương trình Miss Universetại một tỉnh của Nhật. Trong đêm này có các nghệ sĩ khách mời đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc nữa, nhưng chỉ có tôi là ca sĩ. Khi tôi hỏi, ban tổ chức cho biết họ đã theo dõi thông tin về tôi và thấy rất thú vị khi tôi có khả năng hát được tiếng Nhật.
Sau chương trình này, tôi sẽ tham gia đêm diễn dành riêng cho kiều bào, khách hàng, đối tác và nhân viên của Tập đoàn FPT tại Tokyo, Nhật Bản vào tối 15/2. Tôi đi cùng ca sĩ – doanh nhân Thái Hòa và nhạc sĩ Đức Thịnh.
Nói về chuyến đi, đây đúng là một cơ duyên. Tôi được chính ông Bùi Quang Ngọc – Tổng giám đốc Tập đoàn FPT – ngỏ lời mời sang Tokyo hát nhạc Trịnh sau khi ông nghe thử CD Diễm xưa của tôi và Thái Hòa. Chúng tôi sẽ đem các tình khúc Trịnh Công Sơn tới thủ đô của Nhật Bản như món quà dành tặng những người Việt xa xứ trong dịp đầu năm mới.
- Chị nghĩ sao nếu nói đây là giai đoạn chị tràn trề năng lượng nhất trong hàng chục năm qua?
- Năm 2014, tôi có rất nhiều dự định. Đây là khoảng thời gian tôi sung sức, sẵn sàng thực hiện những kế hoạch mình đã vạch ra từ lâu nhưng chưa có điều kiện để làm.
Mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp với tôi. Tôi hài lòng với những gì mình có, một người chồng có thể chia sẻ nhiều điều và một đứa con đẹp trai, ngoan ngoãn. Tôi được ủng hộ về tinh thần, đủ niềm tin làm gì mình thích.
Con trai tôi năm nay 22 tuổi, đang du học ngành Y ở Hungary. Dự kiến khi cháu học xong tôi sẽ cho cháu sang Mỹ học tiếp thạc sĩ, cũng phải đến tận năm 2021 mới hoàn tất. Hàng ngày, tôi và cháu trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau qua điện thoại.
- Không ít người từng hoài nghi về đời sống hôn nhân của chị, khi chị và ông xã người Nhật có sự chênh lệch về tuổi tác khá lớn. Chị muốn nói gì?
- Anh ấy lớn hơn tôi khá nhiều tuổi, nhưng không vì thế mà chúng tôi thiếu đi sự hòa hợp. Hồi còn trẻ, có thể tính cách tôi hơi bốc đồng nên đôi khi hai bên không hiểu nhau. Nhưng cũng chính nhờ sự khác biệt đó mà cuộc sống vợ chồng trở nên thú vị hơn. Sẽ khó có hạnh phúc nếu hai người có tính cách và suy nghĩ quá giống nhau.
Tôi đã quan sát nhiều cặp vợ chồng mà vợ là người Việt còn chồng người nước ngoài. Tôi không ngại, mà còn tự hào khi chồng mình là người Nhật Bản. Tôi học hỏi được từ anh rất nhiều điều, là những đức tính tốt lẫn văn hóa ứng xử, văn hóa sống của người dân nước này.
Tôi thấy, việc tôi trẻ còn ông xã lớn hơn nhiều tuổi có khi lại là lợi thế không phải ai cũng có được. Bởi, điều quan trọng nhất trong cuộc sống hôn nhân là cách người ta cư xử với nhau như thế nào. Đôi khi, hai người ở cạnh nhau sẽ thấy mọi thứ dần trở nên bình thường, nhưng nếu thử đưa ông xã đi cùng trong những cuộc gặp gỡ bạn bè, sẽ thấy anh ấy có nhiều điều khiến người khác phải nể phục và đánh giá cao.
- Ở tuổi U50, chị vẫn rất trẻ trung và tràn đầy sức sống. Làm thế nào để tinh thần lúc nào cũng tươi tắn như vậy?
- Có những đêm không ngủ được, sáng dậy nhìn mình trong gương tôi thấy rất chán. Song, vẫn phải tìm cách để thoát khỏi tâm trạng đó. Khi ấy, tôi sẽ tự lao vào tập thể dục. Có giai đoạn buồn quá, tôi tập mỗi ngày tới 4 tiếng, mệt quá thì lăn ra ngủ. Ngày hôm sau thức dậy, tự thấy tại sao mình lại phải buồn mãi. Thế là vui vẻ, tươi tỉnh trở lại.
Tôi biết, không phải ai cũng may mắn có được cuộc sống viên mãn và đầy đủ. Tôi có sự đồng cảm và tôi tin rằng, bằng cách này hay cách khác thì người ta vẫn sẽ có sự thay đổi sau khi đọc những chia sẻ của tôi.
Theo Trithuctre
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Nhân dịp năm mới 2014, PV báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về những vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đặc biệt, Bộ trưởng đã có những chia sẻ riêng về học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi.
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Thưa Bộ trưởng, xin ông kể ra những quyết định của Chính phủ mà ông tâm đắc đối với học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi?
Mới đây, sau một thời gian chúng tôi cùng các bộ, ngành khảo sát, phân tích, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các em học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ đại học được hưởng chế độ như sinh viên cử tuyển, giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để theo học và sau đó trở về phục vụ quê hương.
Một quyết định khác cũng khiến tôi rất mừng là Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ bổ sung chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định trước đây, giáo viên miền xuôi tình nguyện lên miền núi dạy học được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm, sau thời gian này các thầy cô sẽ được trở về miền xuôi. Trên thực tế có phát sinh vấn đề: sau 5 năm, nhiều thầy cô ở lại miền núi công tác với nhiều lý do khác nhau như không tìm được chỗ làm việc dưới xuôi; có thầy cô đã lập gia đình, tạo dựng cuộc sống mới và gắn bó với các cháu và đồng bào nên không trở về xuôi... Nhưng dù với lý do gì, phải ở lại hay tự nguyện, thì những thầy cô này bị cắt phụ cấp thu hút sau 5 năm được hưởng. Điều này dẫn đến nghịch lý là người có thâm niên dạy học ở miền núi lại có thu nhập thấp hơn những giáo viên trẻ mới lên vùng núi nhận công tác.
Trong quá trình xây dựng Nghị định mới này, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình rất nhiều. Tôi đã từng nói: Chúng ta phải có lời xin lỗi đối với các giáo viên ở lại miền núi, khi các thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời công tác của mình cho sự nghiệp giáo dục ở những nơi xa xôi này, trong khi chúng ta không thể bố trí "trả" cho các thầy cô một chỗ dạy ở quê hương dưới xuôi. Với các thầy cô, chúng ta đã không thể tăng thêm thu nhập thì thôi, không nên cắt giảm.
Với Nghị định 19 được ban hành, các đồng nghiệp của chúng tôi là người miền xuôi làm việc ở vùng cao có thêm nguồn thu nhập, nhưng quan trọng hơn là họ nhận được sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, và chắc chắn họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai), nơi cơn lũ dữ đãcuốn trôi nhiều khu tập thể giáo viên tối 4/9/2013.
Được biết, trong năm 2013, Bộ trưởng đã có mặt kịp thời ở trận lũ quét kinh hoàng ở Bản Khoang - Lào Cai. Sau chuyến đi đó, Bộ trưởng rút ra được điều gì?
Những năm qua, tôi đã đến nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình. Có nhiều chuyến đi với tư cách đoàn công tác của Bộ, và cũng có những chuyến đi "riêng" với trách nhiệm của người đứng đầu ngành để nắm thông tin thực tế trực tiếp từ cơ sở.
Xin nói thêm là sau đó, Bộ GD-ĐT cùng với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các tổ chức khác đã đóng góp (không phải bằng tiền ngân sách Nhà nước) để xây cho các thầy cô giáo ở bản Khoang một nhà công vụ mới. Tôi nghiệm ra rằng mình đã, đang và sẽ nên đến những vùng khó khăn nhiều hơn nữa.
Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Những cặp đôi đẹp nhất làng bóng đá Việt Làng túc cầu nước nhà không thiếu những cặp trai tài gái sắc giỏi cả vợ lẫn chồng. Trong những cặp đẹp nhất bóng đá Việt Nam lúc này, khó đôi nào so sánh được với Công Vinh - Thủy Tiên. Dù mới chỉ tổ chức đám hỏi, tiền đạo số một Việt Nam hiện nay cùng bà xã đã có một cô...