Hồng Hạnh: Từng bị ‘bắt lỗi’ khi hát ‘Diễm xưa’ trên đất Nhật
Trong ‘ Kính đa chiều’, ca sĩ Hồng Hạnh kể kỷ niệm một người đàn ông góp ý khi cô hát ca khúc ‘Diễm xưa’ bằng tiếng Nhật.
Ca sĩ Hồng Hạnh tiết lộ có thể làm album nhạc Nhật nhưng không biết bán cho ai. BTC
Ca sĩ Hồng Hạnh là con gái của đôi song ca Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm. Từ năm 16 tuổi, cô bắt đầu đi hát và trở thành ca sĩ của dòng nhạc nhẹ. Sau đó, nữ nghệ sĩ còn được Trịnh Công Sơn ưu ái làm album Này em có nhớ.
Thời điểm nữ ca sĩ gắn bó với Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM, Hồng Hạnh được đi lưu diễn các nước. Trong một lần sang Nhật, cô bén duyên với người chồng ngoại quốc. Sau đó, nữ ca sĩ có khoảng thời gian sống và biểu diễn nghệ thuật tại xứ sở hoa anh đào.
Video đang HOT
Trước câu hỏi của đạo diễn Lê Hoàng về cách đưa âm nhạc Việt Nam vươn ra thế giới, ca sĩ Hồng Hạnh cho rằng phải làm từng bước một. Lấy ví dụ từ chính bản thân, cô chia sẻ thời điểm ra mắt album Diễm xưa phiên bản tiếng Nhật thì đã có nhiều người Việt sang hoạt động nhưng không được hiệu quả. “Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quen biết rất nhiều người Nhật, trong đó có cô viết lời bài hát Diễm xưa sang tiếng Nhật là Utsukushii Mukashi. Tôi rất thích bài đó nên tôi lấy bài này và ghi trên bìa tên Utsukushii Mukashi để tặng các đối tác”, Hồng Hạnh chia sẻ.
Hồng Hạnh cho rằng muốn “xuất khẩu” âm nhạc sang nước ngoài phải cần chiến lược. BTC
Đến khi được mời sang Nhật để biểu diễn năm 2014, cô mới được một người Nhật nhận xét về lỗi lớn mà cô vô tình mắc phải. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: “Có một người đàn ông Nhật nói với tôi rằng có một lỗi rất lớn, là khi họ nghe bài Diễm xưa cứ ngỡ là mỹ từ mà không biết đó là tên một cô gái. Có nghĩa khi mình hát một ca khúc thì phải cắt nghĩa cho khán giả biết về nguồn gốc bài hát”.
Theo “người đàn bà xõa tóc hát tình ca”, để hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài cần có sự hỗ trợ từ nhiều người, bao gồm nhạc sĩ sáng tác giai điệu phù hợp với thị trường. Ngoài ra, để “xuất khẩu” âm nhạc sang Nhật cũng rất khó vì chi phí ở đất nước mặt trời mọc rất đắt đỏ, thậm chí phải thu âm ngay tại nơi này để phù hợp với tần số ở nước sở tại. “Có nhiều người khuyên tôi nếu muốn nhắm đến thị trường Nhật Bản thì tôi phải sang đây lúc nhỏ. Tương tự nền âm nhạc ở Hàn Quốc, muốn trở thành thần tượng thì phải đào tạo từ lúc nhỏ”, cô nói.
Ca sĩ Hồng Hạnh chia sẻ vào thời điểm năm 2003, cô có điều kiện sang Nhật nhiều lần và được bạn bè tại đây ủng hộ khi dịch nhiều bài hát tiếng Việt sang tiếng Nhật như Thì thầm mùa xuân, Gửi người tôi yêu, Tình ca cho em, Ở trọ, Đừng xa em đêm nay,… Do đó, ca sĩ Hồng Hạnh có thể ra mắt album tổng hợp những bản hit của cô bằng tiếng Nhật nhưng giả sử khi hoàn thành, nữ ca sĩ chỉ có thể bán cho một số người Nhật đã biết đến cô mà không thể tiếp cận số đông khán giả tại thị trường âm nhạc này. Vì vậy, ca sĩ Hồng Hạnh đồng tình rằng muốn “xuất khẩu” âm nhạc thì cần phải có chiến lược chứ không chỉ dựa vào một tài năng hay chỉ qua vài chuyến lưu diễn.
Hồng Hạnh nói về mối duyên nghệ thuật bị bỏ lỡ với Trịnh Công Sơn
Trong chương trình 'Đời nghệ sĩ', ca sĩ Hồng Hạnh trải lòng về những cột mốc khó quên trong hành trình làm nghệ thuật của mình.
Hồng Hạnh từng được ưu ái gọi là "người đàn bà xõa tóc hát tình ca". BTC
Trong chương trình Đời nghệ sĩ, Hồng Hạnh mang đến bức ảnh chụp cùng mẹ là danh ca Ngọc Cẩm cách đây hàng chục năm. Khoảnh khắc này gợi nhớ cho nữ ca sĩ về quãng thời gian đẹp nhất khi được sống cùng các anh chị em trong gia đình, dưới sự yêu thương của bố mẹ. Cô bộc bạch: "Anh chị em trong gia đình rất là đông, như đội quân. Mọi người chia phe đánh lộn, kéo co tối ngày. Không khí khi đó ồn ào, náo nhiệt lắm".
Nữ ca sĩ kiềm nén cảm xúc khi nhìn lại bức ảnh mẹ bế mình trên tay. Cô nói lời cảm ơn đến danh ca Ngọc Cẩm: "Khi còn bé thì mình nghịch ngợm. Khi mình có con, mình bế con giống như hình ảnh mẹ đang bế mình, mình cảm thấy rằng mình càng yêu mẹ vì đã mang nặng đẻ đau sinh ra mình". Cô tiết lộ rằng khi trên sân khấu mẹ là một ca sĩ, nhưng khi về nhà danh ca Ngọc Cẩm là một người phụ nữ của gia đình vì đảm đang và nấu ăn ngon.
Bức ảnh thứ hai Hồng Hạnh mang đến chương trình là khi cô đứng hát năm 14 tuổi. Theo lời kể của nữ khách mời, tấm hình được đăng trên báo, là một trong những khoảnh khắc đầu tiên cô biểu diễn trên sân khấu. Đây là bước đệm để Hồng Hạnh dần chứng minh tài năng, trở thành giọng ca được nhiều người yêu mến.
Những hình ảnh hiếm hoi được Hồng Hạnh công bố trong chương trình Đời nghệ sĩ lên sóng ngày 3.3 trên VTV9. FBNV
Hồng Hạnh tạo dấu ấn trong lòng khán giả bằng hình ảnh cô gái cầm đàn ghi ta, xõa tóc dài và hát những bài tình ca buồn. Cô còn được ưu ái đặt cho biệt danh "người đàn bà xõa tóc hát tình ca". Hình ảnh này đã gắn liền với con gái danh ca Ngọc Cẩm trong suốt sự nghiệp ca hát. Không chỉ hoạt động là một ca sĩ riêng lẻ, Hồng Hạnh còn từng là thành viên của Sinco, một trong những ban nhạc lẫy lừng nhất lúc bấy giờ.
Trong chương trình, Hồng Hạnh nhắc về mối duyên nghệ thuật bị bỏ lỡ giữa cô với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. MC Minh Đức tiết lộ rằng sau giải phóng, cô chính là một trong những ca sĩ đầu tiên thu album nhạc Trịnh. Anh hỏi: "Nghĩ về cơ hội bỏ lỡ chị có tiếc không, vì nếu ngày ấy chị hát thêm một album nữa thì biết đâu sau này người ta nhắc đến Hồng Hạnh như một nàng thơ của Trịnh Công Sơn?".
Nữ khách mời chia sẻ: "Tôi có một cái tính là thật tình. Khi mình bước theo nghề ca sĩ, mình không nghĩ là mình sẽ nổi tiếng. Khi nhạc sĩ chú ý mình cũng không hề có một toan tính hay dự định nào với người đó cả. Hồng Hạnh không bao giờ nghĩ rằng gặp người đó Hạnh sẽ ủ mưu hay suy nghĩ lợi dụng, hay làm bất cứ thứ gì với người đó". Chính bởi sự thật tình và chân phương trong tính cách, đã làm cô lỡ "mối duyên" với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh nghẹn ngào kể về ngày đầu sang Úc định cư Trong chương trình 'Kính đa chiều', nghệ sĩ Hoài Thanh có những tiết lộ về cuộc sống nơi xứ người. Ông vui vì tại Úc, bộ môn cải lương được nhiều bạn trẻ tìm hiểu. Nghệ sĩ Hoài Thanh không tránh khỏi cảm giác nhớ nghề trong những ngày đầu sang Úc. BTC Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh là một trong những...