Hồng Công lung lay vị thế với Trung Quốc?
Kể từ khi được Anh trao trả chính thức cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Công với luật pháp nghiêm minh, hành chính minh bạch và hệ thống ngân hàng đẳng cấp thế giới, được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó đang bị đe dọa khi các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp con phố của đặc khu này.
Một góc Hồng Công.
Ước tính cuộc biểu tình ngày 16-6 đã thu hút gần 2 triệu người, gấp đôi quy mô cuộc biểu tình ngày 9-6. Gần 30% trong số 7 triệu cư dân đã tuyên bố họ không còn tin tưởng Trưởng đặc khu Carrie Lam. Hiện bà đang đối mặt với những lời kêu gọi từ chức.
Cửa ngõ kết nối
Vào những năm 1990, Hồng Công là 1 trong 4 nền kinh tế được gọi “Rồng châu Á”, nơi tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm kể từ thập niên 1960. Hơn 400 cổ phiếu được giao dịch trên bảng chứng khoán chính của Hồng Công, với thị trường có vốn hóa 1.300 tỷ đô la Hồng Công (166 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay), đứng thứ 2 châu Á sau Tokyo.
Vốn hóa thị trường Hồng Công gần gấp 8 lần toàn bộ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào thời điểm đó, là địa điểm lý tưởng để các công ty Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn và tìm kiếm nhà đầu tư, trở thành cầu nối giữa Trung Quốc và thế giới, kết nối dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả 2 chiều.
Tuy nhiên, vai trò của Hồng Công đã giảm dần trong những năm gần đây, khi Trung Quốc mở cửa biên giới và thâm nhập trực tiếp nền kinh tế toàn cầu. GDP của Hồng Công đã giảm từ 16% của Trung Quốc năm 1997 xuống còn 3% vào 2014. Điều đó khiến nhiều người cho rằng Hồng Công đang mờ dần trong vai trò kinh tế cả nước.
Song mọi sự không đơn giản bằng con số đóng góp GDP. Với sự phát triển của Trung Quốc trong 2 thập niên qua, tăng trưởng đã lan rộng khắp đất nước, không TP nào trong số gần 200 TP có thể thống trị GDP. Dù vậy, trong lĩnh vực tài chính, Hồng Công vẫn rất quan trọng với Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo đó, Hồng Công đã được chứng minh đáng tin cậy hơn so với đại lục như một nguồn huy động tài chính. Năm 2012-2014, các công ty Trung Quốc đã huy động được 43 tỷ USD qua các cuộc IPO tại thị trường Hồng Công, so với 25 tỷ USD trên các sàn giao dịch đại lục.
Hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Hồng Công đã cung cấp cho các công ty Trung Quốc quyền tiếp cận thị trường vốn toàn cầu để tài trợ trái phiếu và cho vay. Hơn nữa, Hồng Công là trung tâm đầu tư quan trọng trong và ngoài Trung Quốc. Nó chiếm 2/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2013, tăng từ 30% trong năm 2005.
Xương sống tài chính
Hồng Công là thành phố của Trung Quốc với các thể chế và luật pháp phương Tây. Nếu những phẩm chất này bị đe dọa, lợi thế của Hồng Công sẽ là gì so với các thành phố khác ở Trung Quốc?
Gareth Leather,
nhà kinh tế cấp cao của Capital Economics Ltd ở London
Mặc dù phần lớn số tiền trên chỉ đi qua Hồng Công, các công ty nước ngoài cũng sử dụng TP này để đầu tư vào Trung Quốc, bởi nó cung cấp cho họ thứ không TP đại lục nào làm được: môi trường đầu tư ổn định, được bảo vệ bởi các tòa án công bằng, minh bạch, nhà nước pháp quyền lâu đời.
Thực tế, trong những năm qua, Bắc Kinh đã biến TP Cảng thơm này ( Hương Cảng – tên gọi của Hồng Công theo tiếng Trung) thành nơi thử nghiệm một loạt cải cách tài chính, như đồng NDT hướng tới sự chấp nhận trong thanh toán thương mại như các tiền tệ toàn cầu ở Hồng Công.
Hồng Công cũng là nơi có thị trường lớn nhất của trái phiếu “dim sum” – khoản nợ bằng đồng NDT được phát hành ở nước ngoài. Cùng với đó là chương trình cho phép bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào mua cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc, cũng sẽ được thực hiện thông qua sàn giao dịch chứng khoán Hồng Công.
Như vậy, Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ vị thế độc tôn của Hồng Công. Đó là một TP được cách ly khỏi đại lục nhưng kết nối chặt chẽ với nó; một lãnh thổ được tích hợp hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng được kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ngay cả với vị thế độc tôn của mình, không có câu hỏi về sự cân bằng quyền lực nằm ở đâu trong mối quan hệ Hồng Công với Trung Quốc: khoảng một nửa xuất khẩu của Hồng Công kết thúc ở Trung Quốc; 1/5 tài sản ngân hàng của nó là các khoản vay cho khách hàng Trung Quốc; chi tiêu du lịch và bán lẻ chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 10% GDP của Hồng Công. Ở chiều ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc, khu vực tiếp xúc trực tiếp với Hồng Công rất nhỏ.
Nhưng sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi kết luận rằng Hồng Công không quan trọng đối với Trung Quốc.
Rủi ro Trung Quốc hóa
Hiện 1/2 công ty trên sàn giao dịch Hồng Công có liên kết đại lục, chiếm 67,3% vốn hóa và 79% doanh thu. Vai trò của Hồng Công tiếp tục trong năm 2014 với 2 kênh đầu tư xuyên biên giới, cho phép các nhà đầu tư toàn cầu tiếp cận với cổ phiếu ở Thượng Hải và Thâm Quyến thông qua Hồng Công và ngược lại.
Các chương trình Stock Connect (kết nối cổ phiếu) sẽ được mở rộng thành Bond Connect (kết nối trái phiếu) và cuối cùng là IPO Connect (kết nối IPO) cho các quỹ của Trung Quốc để tiếp cận các IPO tại Hồng Công.
Nhưng sự trỗi dậy của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt. Một Bắc Kinh đang mạnh lên theo cấp số nhân đã đặt ra câu hỏi lớn của năm 1997: Trung Quốc sẽ cạnh tranh với thị trường tự do của Hồng Công hay tìm cách Trung Quốc hóa xứ Cảng thơm? Với những diễn biến gần đây, câu trả lời dường như Bắc Kinh đang chọn Trung Quốc hóa Hồng Công. Có lẽ họ thấy rằng Trung Quốc ngày nay đã đủ mạnh để không cần phải duy trì một thành phố tự trị như Hồng Công?
Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc đẩy mạnh Trung Quốc hóa Cảng thơm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho cả 2. Đầu tiên, sự can thiệp sâu của Bắc Kinh sẽ khiến Hồng Công ngày càng bị giới đầu tư xa lánh. Quốc hội Mỹ đã tuyên bố sẽ xem xét các đặc quyền thương mại của Hồng Công, nếu những chính sách từ Bắc Kinh tước đi tính tự trị của Hương Cảng.
Theo một thỏa thuận, Mỹ đã coi thuộc địa cũ của Anh hoàn toàn tự trị đối với các vấn đề thương mại và kinh tế, ngay cả sau khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát năm 1997. Điều đó có nghĩa, hiện tại Hồng Công được Mỹ miễn các sắc thuế áp cho hàng Trung Quốc.
Nhưng với những diễn biến gần đây, các nhà lập pháp cấp cao Mỹ đòi hỏi Bộ Ngoại giao phải chứng nhận hàng năm Hồng Công vẫn tự trị. Việc không chứng nhận sẽ khiến các đặc quyền liên quan đến thương mại của Hồng Công mất dần. Và như vậy sẽ khiến giới đầu tư xa lánh, vị thế trung tâm tài chính thế giới của Hồng Công sẽ nhanh chóng bị giành lấy bởi Singapore và Tokyo.
Trong nhiều năm nay, Hồng Công và Singapore đã cạnh tranh gay gắt để thu hút giới đầu tư toàn cầu. Nó bao gồm cuộc đua xuống đáy về thuế suất, hạn chế thủ tục hành chính và yêu cầu thị thực tự do. Gần đây, Tokyo cũng cố gắng hồi sinh vị thế trung tâm tài chính của mình với cú hích vào fintech.
Văn Cường
Theo saigondautu.com.vn
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam hiện diện tại Mỹ
Sở Quản lý tài chính tiểu bang New York (Mỹ) vừa chính thức cấp phép hoạt động cho Văn phòng đại diện của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank).
Các ngân hàng đang tích cực mở rộng mạng lưới ra nước ngoài ;Ảnh Tiêu Phong
Văn phòng đại diện của Vietcombank được đặt tại tòa nhà One Rockefeller Plaza, thuộc khu Trung tâm Manhattan, thành phố New York (tiểu bang New York, Mỹ).
Trước đó, vào tháng 10.2018, Vietcombank đã nhận được phê duyệt ở cấp liên bang từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như chấp thuận về mặt nguyên tắc từ NDYFS (đơn vị quản lý trực tiếp ở cấp tiểu bang).
Mỹ được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tiêu chí, yêu cầu khắt khe trong việc cấp phép cho các nhà băng nước ngoài mở văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện Vietcombank tại New York dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm nay với các chức năng: kết nối với khách hàng hiện hữu và tiềm năng tại thị trường Mỹ, thực hiện báo cáo phân tích thị trường và ngành tài chính - ngân hàng, hỗ trợ duy trì quan hệ với các định chế tài chính tại Mỹ...
Hiện mạng lưới hoạt động tại nước ngoài của nhà băng này bao gồm công ty tài chính tại Hồng Kông, công ty chuyển tiền tại Mỹ, văn phòng đại diện tại Singapore, ngân hàng con tại Lào.
Các ngân hàng Việt hiện đang có xu hướng mở rộng mạng lưới, chi nhánh ra nước ngoài. Đơn cử như tại thị trường Lào, hiện đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng như Vietcombank, BIDV, SHB, MB, Sacombank, VietinBank.
Myanmar cũng có sự xuất hiện của BIDV, chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2016. Ngân hàng Quân đội hiện có 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia và một văn phòng đại diện tại Nga. Còn VietinBank hiện có 2 chi nhánh tại Đức, 1 ngân hàng con tại Lào và 1 văn phòng đại diện tại Myanmar.
Theo thanhnien.vn
Chứng khoán ngày 21/6: Thanh khoản tăng vọt, các chỉ số "lình xình" Phiên giao dịch hôm nay dòng tiền tăng mạnh và các chỉ số "lình xình" đi ngang. Giao dịch chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB- MBS. Ảnh : Văn Giáp/ BNEWS/TTXVN Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, chỉ số VN - Index tăng nhẹ 0,02 điểm lên 959,20 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 206,1 triệu đơn...