Honduras: Lại một nữ nhà báo bị bắn chết
Nhà báo Luz Marina Paz Villalobos vừa bị giết hại ở Tegucigalpa, thủ đô Honduras, cùng với lái xe.
Nhân viên pháp y mang thi thể nhà báo Marina Luz Paz khỏi hiện trường vụ ám sát tại thành phố Tegucigalpa ngày 6/12 (Ảnh: REUTERS).
Chiếc ôtô đang chở họ đến chỗ làm là trạm phát sóng của kênh tin tức Honduras News (HCN) thì bị chặn lại bởi hai người đàn ông đi xe máy, và cả hai đã bắt đầu bắn xối xả hàng chục viên đạn.
Nhà báo Paz Villalobos, giám đốc của chương trình “Three in the News”, được báo cáo là đã bị đe dọa bởi một băng đảng tống tiền sau khi ông từ chối trả tiền bảo kê cho chúng.
Theo quan sát của Viện Báo chí Quốc tế (IPI), cô là nhà báo thứ 16 thiệt mạng tại Honduras kể từ đầu năm 2010, và là nữ nhà báo đầu tiên.
Ông Juan Ramón Mairena, chủ tịch Hội nhà báo Honduras, cho biết nghề chí tại Honduras đang rất nguy hiểm, nhưng không có biện pháp gì được thực hiện để giải quyết vấn đề. Ông thông báo rằng một cuộc biểu tình sẽ được tổ chức vào ngày mai, 9/12, để lên án tội ác chống lại nhân viên ngành truyền thông.
Vụ giết hại nhà báo Paz Villalobos diễn ra ngay sau vụ tấn công bằng súng vào văn phòng nhật báo La Tribuna khiến một nhân viên bảo vệ bị thương. Tổng biên tập La Tribuna là ông Daniel Villeda cho hay cuộc tấn công có liên quan đến các bài viết đăng trên báo này về những cảnh sát bị cáo buộc có liên quan trong một vụ giết người.
Theo Congluan.vn
Guatemala: Quốc gia bất ổn nhất
Vấn đề của Guatemala đang thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới. Sự đắc cử tổng thống của tướng về hưu Otto Pérez Molina với lời cam kết mạnh tay với tội phạm, một lần nữa đề cập đến vấn đề nhức nhối nhất của Guatemala. Vì đây là một trong những đất nước có tỉ lệ tội phạm cao nhất thế giới.
Guatemala, cùng với El Salvador và Honduras, là một phần trong tam giác phía bắc của Trung Mỹ - nơi quân đội Mỹ gọi là "khu vực chết chóc nhất thế giới" ngoài Iraq và Afghanistan. Tỷ lệ sát nhân của Guatemala nhiều hơn gấp tám lần so với Mỹ, nhưng chỉ 2% tội phạm bạo lực bị truy tố.
Sở dĩ tình hình trở thành quá tệ vì Guatemala, cũng giống như Mexico, người dân có quá ít niềm tin vào những lực lượng an ninh. Mặc dù lực lượng cảnh sát quốc gia hiện nay đã được hình thành từ hiệp ước hòa bình năm 1996, kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 36 năm, nhưng những người tiền nhiệm của ông Pérez đã thực hiện quá ít. Thủ đô Guatemala City chỉ có một văn phòng cảnh sát cho mỗi 600 dân cư, so với New York City có một văn phòng cho mỗi 200 dân cư. Trong khi đó, hai trong số những cảnh sát trưởng quốc gia của Guatemala đã bị sa thải trong hai năm qua vì cáo buộc tham nhũng và ma túy.
Sự việc để lại cho ông Pérez, 61 tuổi, phải quyết định: liệu ông có nên nghiêm túc phát triển một lực lượng cảnh sát được huấn luyện tốt và trả lương cao? Hoặc vị tướng về hưu này đi theo khuynh hướng bản năng quân đội của ông và cho quân đội đảm nhiệm vai trò chống mafia?
Nhưng cũng phải lưu ý đến vấn đề là quân đội Guatemala phải chịu trách nhiệm về một số hành động tàn bạo trong những cuộc nội chiến Trung Mỹ thời thập niên 1980, gieo rắc một tấm gương xấu cho bọn găngxtơ nối bước sau này. Trên thực tế, nhà chức trách Guatemala thừa nhận rằng những cựu thành viên của một đơn vị quân đội, những lính biệt kích có tên là Los Kaibiles - khét tiếng về những vụ tàn sát người dân trong suốt cuộc nội chiến - hiện đang làm thuê cho một băng đảng dữ dội nhất ở Mexico, băng Zetas. Băng này (gồm toàn là những cựu biệt kích Mexico) đang làm chủ một cửa hàng ở Guatemala.
Ông Johanna Mendelson Forman, một cộng tác viên lâu năm với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, nhận xét: "Một câu hỏi lớn là liệu ông Pérez có nhận được sự tài trợ của nhóm người quyền lực ở Guatemala hay không?". Nhóm người này hiện đang tiếp tục điều khiển đất nước giống như những thái ấp (đất phong) cá nhân của họ. Và họ chỉ trả một số tiền thuế thấp nhất trên thế giới. Tính ra tiền thuế thu được chỉ chiếm được vào khoảng 10% GDP, đồng nghĩa với số tiền chính phủ được tiêu xài - không tới 10% số GDP - cũng vào loại thấp nhất thế giới.
Nhưng có lẽ quan trọng và cấp thiết hơn cả vào lúc này đối với ông Pérez là biên giới phía bắc, nơi Mexico đã tung quân đội chiến đấu với những băng đảng ma túy mà không mấy thành công. Trong vòng 5 năm qua, Mexico đã gánh chịu 40.000 vụ sát nhân. Điều này cho thấy càng có lý do hơn để ưu tiên cải cách cảnh sát ở Guatemala và ở khắp nơi thuộc Trung Mỹ, một khu vực không cần quả đấm sắt nhiều bằng việc cần có những lực lượng cảnh sát, công tố viên và thẩm phán hoàn chỉnh.
Theo CATP
Một nữ nhà báo bị sát hại dã man tại Mexico Thi thể bị chặt đầu của một nữ nhà báo đã được phát hiện tại thành phố Nuevo Laredo, phía bắc Mexico, hôm thứ 7. Thông điệp đe doạ được tìm thấy cạnh thi thể. Các công tố viên cho biết thi thể của Maria Elizabeth Macias, nhà báo của tờ Primera Hora, được phát hiện vào sáng sớm thứ 7 tuần vừa...