Honda Việt Nam tạm thời ngừng sản xuất từ 1/4: Bao người lao động sẽ dừng việc, chính sách hỗ trợ như thế nào?
Trả lời Trí Thức Trẻ, phía Honda Việt Nam cho biết khoảng 8.500 công nhân viên của Honda Việt Nam sẽ nghỉ, dừng sản xuất ở thời điểm này.
8.500 người lao động này sẽ nhận được 75% lương trong thời gian nghỉ. Đánh giá vè thiệt hại của dịch Covid-19 đối với Honda, doanh nghiệp này cho hay về sản lượng xe ô tô bị ảnh hưởng sẽ khoảng 500 xe. Còn sản lượng xe máy, với thị trường nội địa, lượng xe bị ảnh hưởng khoảng 85.000 xe và với thị trường xuất khẩu nguyên chiếc, số lượng bị tác động là 9.450 xe.
“Ngoài ra còn có động cơ xuất khẩu và phụ tùng lẻ. Tuy nhiên toàn bộ số này sẽ được bổ sung sau khi chúng tôi hoạt động trở lại”, Honda Việt Nam cho biết.
Dù vậy, doanh nghiệp này cho biết vẫn có thể tiếp tục cung cấp được sản phẩm cho thị trường trong một thời gian nhất định. “Về kế hoạch lâu dài, chúng tôi vẫn đang trong quá trình xem xét”.
Cùng với Ford, Toyota và TC MOTOR, tính đến thời điểm này, Honda là đơn vị sản xuất lắp ráp ôtô thứ 4 tại Việt Nam công bố tạm dừng hoạt động sản xuất để ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Đến nay, thị trường ô tô đã cho thấy những dấu hiệu ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Bên cạnh những vấn đề về an toàn lao động thì cung, cầu của thị trường cũng đang gặp nhiều trở ngại trong thời điểm này.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), một số doanh nghiệp đã thông báo các vấn đề về gián đoạn nguồn cung khi các đối tác tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, châu Âu bị phong toả và cách li. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, thậm chí tính đến việc đóng cửa nhà máy trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, vấn đề về nguồn cung, theo công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), lại sẽ sớm được giải quyết khi hầu hết các nhà máy Trung Quốc quay trở lại trong thời gian tới.
Vấn đề quan trọng hơn được HSC chỉ ra là sự sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng. “Nghiêm trọng là nhu cầu mua xe giảm và chưa rõ sẽ kéo dài trong bao lâu”, HSC nhận xét.
Số liệu của VAMA cho biết doanh số bán ô tô trong 2 tháng đầu năm giảm 26,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt 31.907 xe.
Trong đó doanh số xe du lịch giảm 29,9% xuống 24.457 xe. Nguyên nhân chủ yếu là trì hoãn mua xe trong giai đoạn dịch bệnh. Xe thương mại giảm 12,2% xuống còn 7.075 xe, chủ yếu do xe bus giảm 46,6%; xe tải giảm 7%.
Trong khi đó, xe chuyên dụng tăng trưởng 24,3% so với cùng kỳ, đạt 377 xe.
Xét theo nơi sản xuất, doanh số bán xe lắp ráp giảm 19,6% so với cùng kỳ, còn 21.296 xe; trong khi xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm mạnh 40% xuống 12.107 xe.
Theo số liệu của các hãng: Toyota bán được 8.605 xe, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giảm ít hơn các đối thủ nên thị phần tăng từ 22,9% lên 27%.
Doanh số bán xe của Honda giảm mạnh 44,4% xuống 3.322 xe và thị phần theo đó giảm xuống còn 10,4% từ mức 13,8% cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự như Honda, Ford cũng ghi nhận doanh số giảm 49,5% so với cùng kỳ xuống 2.527 xe trong 2 tháng đầu năm.
Đức Minh
HIệp hội dệt may, da giày, thuỷ sản đề xuất trả lương người lao động dưới mức tối thiểu vùng vì dịch Covid-19
3 nhóm ngành dệt may, da giày và thủy sản hiện đang là các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của 3 nhóm này đạt gần 80 tỷ USD, tạo ra gần 8 triệu việc làm trên cả nước.
Trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, các ngành này mất đi nhiều thị trường lớn và trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản... Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, có nguy cơ đứt thanh khoản.
Do đó, các ngành đã có văn bản đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cụ thể như cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai cách trả lương cho lao động.
Theo đó, hoặc doanh nghiệp và người lao động tự thoả thuận mức lương có thể thấp hơn mức tối thiểu vùng, người lao động chấp nhận mức lương này.
Hoặc doanh nghiệp được phép áp dụng ngay điều 99 của Luật Lao động 2019: Trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Từ ngày 15 trở đi sẽ theo mức lương 2 bên thoả thuận.
Về vấn đề bảo hiểm, các hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động trong ngành ngừng đóng BHXH, BHTN tuỳ theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng.
Bên cạnh đó, Chính phủ dùng tiền kết dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động và cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để thanh toán các chi phí cho người lao động.
Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHTN từ 1% xuống 0,5%.
Các hiệp hội cũng đề nghị cho phép miễn phí công đoàn năm 2020, chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 đến hết năm 2020 và hoãn VAT trong năm 2020, không tính lãi chậm nộp.
Liên quan đến các khoản vay vốn ngân hàng đã thực hiện trước năm 2020, các hiệp hội đề xuất hạ lãi suất 4-5% với khoản vay bằng VNĐ và 2-3% với khoản vay bằng USD. Đồng thời, các ngân hàng giãn khoản nợ đến hạn trong năm 2020 với thời hạn trả chậm tối thiểu là 3-6 tháng mà không tính lãi suất chậm trả.
Văn bản cũng đề nghị giảm 30% giá điện, nước trong năm 2020 và đề nghị Hải Phòng giảm 50% phí cảng biển, Bộ GTVT giảm 30% phí BOT từ năm 2020.
Honda Việt Nam tạm dừng hoạt động sản xuất từ 1/4/2020 Cùng với Ford, Toyota và TC MOTOR, tính đến thời điểm này, Honda là đơn vị sản xuất lắp ráp ôtô thứ 4 tại Việt Nam công bố tạm dừng hoạt động sản xuất để ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ảnh minh họa. Mới đây, Công ty Honda Việt Nam (HVN) thông báo tạm dừng hoạt động các cơ sở sản xuất,...