Honda ra mắt bộ ba mô tô tầm trung tại Việt Nam, giá từ 184,5 triệu đồng
Phiên bản mới của bộ ba CB500X, CB500F và CBR500R mở bán từ 15/10, giá bán 184,5-193,8 triệu đồng. Ngày 24/9, Honda Việt Nam giới thiệu phiên bản mới của 3 mẫu mô tô: CB500F, CBR500R và CB500X với giá bán lần lượt 184,49 triệu đồng, 192,49 triệu đồng và 193,79 triệu đồng. Tất cả đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Honda CB500X – 193,79 triệu đồng
Vẫn giữ phong cách của dòng Adventure, nhưng Honda CB500X 2022 được trang bị thêm phuộc trước hành trình ngược Showa 41mm. Xe duy trì tích hợp hệ thống giảm xóc hành trình dài, nâng cao độ giảm chấn và êm ái khi di chuyển. Bánh trước 19 inch với vân lốp dạng khối.
Phiên bản 2022 được trang bị thêm phanh đĩa đôi đường kính 296mm cùng cùm phanh 2 pít-tông đem lại lực phanh tốt hơn. Hệ thống chiếu sáng LED gia tăng cường độ sáng. Không có quá nhiều thay đổi về ngoại hình trên CB500X ngoài việc bổ sung tùy chọn màu sơn mới, bao gồm: Đen, Xanh-Đen và Đỏ-Đen.
Honda CBR500R – 192,49 triệu đồng
Honda CBR500R 2022 nhận được nhiều thay đổi nhất trong 3 mẫu xe mới ra mắt lần này, bao gồm hệ thống chiếu sáng LED thừa hưởng từ CBR650R và bộ quây thiết kế hầm hố hơn.
Video đang HOT
CBR500R cũng được bổ sung phuộc trước mới và hệ thống phanh đĩa đôi đường kính 296 mm và ngàm phanh Nissin bốn pít-tông. Để cải thiện khả năng xử lý và phanh ở tốc độ cao, phần tay đòn của xe được thiết kế lại.
Xe vẫn trang bị động cơ xy-lanh đôi song song, làm mát bằng chất lỏng, sản sinh công suất cực đại 35 kW tại 8.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 43 Nm tại 6.500 vòng/phút. Honda CBR500R 2022 ra mắt màu đen mới, điểm thêm họa tiết vân xám bạc.
Honda CB500F – 184,49 triệu đồng
Những nâng cấp quan trọng trên CB500F 2022 cũng tương tự như người anh em CB500X, tiêu biểu như: phuộc trước hành trình ngược Showa 41mm, hệ thống phanh đĩa đôi phía trước và tăng cường độ hệ thống chiếu sáng LED.
Bộ khung của Honda CB500F 2022 dạng kim cương có đặc tính cứng và nhẹ. Xe duy trì hệ thống đèn báo dừng khẩn cấp và trang bị màn hình LCD âm bản hiển thị thông tin một cách rõ ràng, cùng với đèn báo sang số và hiển thị vị trí số. Phiên bản mới vẫn giữ nguyên hai bản tông màu chính là đỏ và đen nhưng thay thế các mảng bạc bằng màu đen mới.
Sức mạnh của CB500F đến từ động cơ xy-lanh đôi, cho công suất 47 mã lực và mô-men xoắn cực đại 43 Nm, kết hợp công nghệ ly hợp hỗ trợ và chống trượt 2 chiều được trang bị cùng với hộp số 6 cấp.
3 vụ triệu hồi xe máy tại Việt Nam năm 2021: Honda 'độc diễn'
Toàn thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2021 chỉ ghi nhận 3 đợt triệu hồi. Đáng chú ý, cả 3 "phi vụ" đều thuộc về Honda Việt Nam.
Trái ngược với ô tô, thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2021 nhìn chung khá "yên ắng" khi chỉ ghi nhận vỏn vẹn 3 vụ triệu hồi trong suốt 12 tháng. Mặc dù vậy, đáng chú ý, cả 3 đợt triệu hồi này đều liên quan đến những dòng xe Honda.
Triệu hồi hơn 1.300 xe SH300i
"Mở hàng" cho danh sách mô tô, xe máy "dính phốt" trong năm vừa qua là mẫu xe tay ga cao cấp SH. Theo đó, cuối tháng 5.2021, Honda Việt Nam thông báo triển khai chiến dịch triệu hồi đối với tổng cộng 1.332 xe SH thuộc phiên bản SH300i nhập khẩu từ Ý. Các xe thuộc diện triệu hồi được sản xuất trong thời gian từ tháng 6.2018 đến 5.2020.
Honda SH300i "mở hàng" danh sách mô tô, xe máy bị triệu hồi tại Việt Nam trong năm 2021
Mục đích của đợt triệu hồi để hãng xe Nhật công bố lắp thêm phụ tùng kiểm soát hơi xăng Canister cho xe. Cụ thể, theo quy định tại thị trường châu Âu, xe Honda SH300i bán tại đây không cần kiểm soát bay hơi nhiên liệu, nên xe thay đổi thiết kế và không trang bị hệ thống kiểm soát bay hơi xăng canister. Chính vì vậy, Honda SH300i chưa đáp ứng được yêu cầu về bay hơi nhiên liệu theo QCVN77:2014/BGTVT tại Việt Nam và cần triệu hồi để bổ sung.
Triệu hồi "quái thú đường đua" Honda CBR1000RR-R
Sau SH300i, giữa tháng 7.2021, Honda Việt Nam tiếp tục triển khai một đợt triệu hồi khác liên quan đến "quái thú đường đua" CBR1000RR-R.
Theo Thông tin công bố từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, đợt triệu hồi lần này của hãng xe Nhật được triển khai với tổng cộng 6 chiếc Honda CBR1000RR-R, sản xuất tại "quê nhà" Nhật Bản trong khoảng thời gian từ ngày 3.2.2020 đến tháng 6.2020, nhằm kiểm tra và thay thế tấm nối giảm xóc sau.
"Quái thú đường đua" CBR1000RR-R cũng không thoát khỏi "án triệu hồi"
Cụ thể, theo lý giải từ Cục Đăng kiểm, tấm nối giảm xóc sau trên xe có tác dụng truyền lực tác động từ mặt đường lên khung xe, triệt tiêu và giảm xóc cho xe. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra nhận thấy rằng trong quá trình lắp ráp tại nhà máy, do sơ xuất nên nhân viên đã lắp tấm nối giảm xóc sau trên những chiếc CBR1000RR-R nói trên sai tiêu chuẩn.
Với trạng thái lắp sai, tấm nối giảm xóc bị cố định vào khung xe không đúng cách. Vì vậy, khi có tải trọng lớn đột ngột, phần trục nối tác động lên bề mặt của tấm nối, gây tăng lực uốn và ứng suất trên thân của chi tiết. Điều này có thể dẫn đến gãy tấm nối giảm xóc sau thời gian dài sử dụng, gây nguy hiểm cho người sử dụng xe.
Triệu hồi bộ 3 xe phân khối lớn CBR500R, CB500F và CB500X
Gần đây nhất, cuối tháng 10.2021, Honda tiếp tục khắc tên mình trong danh sách triệu hồi mô tô, xe máy tại Việt Nam trong năm qua, khi triển khai chiến dịch triệu hồi mới.
Theo đó, "phi vụ" triệu hồi lần này liên quan đến hơn 300 chiếc, thuộc bộ 3 xe phân khối lớn, gồm CBR500R, CB500F và CB500X. Cụ thể, có 89 chiếc CBR500R, sản xuất từ tháng 8.2019 đến 1.2020; 39 chiếc CB500F sản xuất trong thời gian từ tháng 11.2019 đến 1.2020; và 198 chiếc CB500X xuất xưởng từ 7.2019 đến 1.2020 nằm trong danh sách triệu hồi.
Hơn 300 chiếc thuộc bộ 3 xe phân khối lớn CBR500R, CB500F và CB500X phải triệu hồi dịp cuối năm 2021
Nguyên nhân được xác định do bộ điều biến ABS (thiết bị phân phối dầu phanh của hệ thống phanh ABS, làm nhiệm vụ kiểm soát, cung cấp và tạo áp suất dầu phanh từ tay phanh hoặc chân phanh đến má phanh, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng) trên xe đã điều chỉnh lượng mỡ không theo tiêu chuẩn trong quá trình bảo dưỡng máy bôi mỡ cho bộ điều biến. Trong quá trình sử dụng, lượng mỡ dư di chuyển theo đường dầu và kẹt lại tại van thoát dầu làm kênh bi, hở đường thoát dầu, dẫn đến giảm áp suất phanh, khiến hành trình của tay phanh trước tăng và giảm lực phanh.
Theo đó, khi người lái giảm tốc bằng tay phanh trước, sẽ nhận thấy lực tác động lên tay phanh giảm và nhẹ hơn bình thường dẫn đến hành trình tay phanh tăng bất thường khiến hiệu quả phanh giảm và quãng đường phanh có thể tăng lên. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của khách hàng trong quá trình vận hành xe.
Thị trường xe máy năm 2021 ghi nhận ba vụ triệu hồi đều của Honda Thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong năm 2021 chỉ ghi nhận 3 lần triệu hồi phương tiện đối với xe máy. Đáng chú ý, cả ba vụ triệu hồi này đều là những dòng xe của Honda. Cụ thể, cuối tháng 5/2021, Honda Việt Nam thông báo triển khai chiến dịch triệu hồi đối với tổng cộng 1.332...