Honda đồng ý trả 85 triệu USD để giải quyết cuộc điều tra lỗi túi khí
Theo một thỏa thuận công bố ngày 25/8, các chi nhánh tại Mỹ của hãng chế tạo ô tô Honda Motor Co ( Nhật Bản) đã đồng ý chi trả 85 triệu USD để giải quyết cuộc điều tra tại hầu hết các bang ở Mỹ liên quan đến lỗi túi khí Takata.
Một mẫu ô tô của hãng Honda. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Các cuộc điều tra này có liên quan đến việc triệu hồi hàng chục triệu ô tô trang bị túi khí lỗi Takata, được Honda và các hãng ô tô khác bán ra trong 20 năm qua.
Theo đó, American Honda Motor Co và Honda of America đã đồng ý nâng cấp các quy trình an toàn sản phẩm liên quan đến túi khi phía trước, bao gồm cả việc giảm nguy cơ nổ túi khí. Các chi nhánh tại Mỹ của Honda nhất trí thỏa thuận trên mà không thừa nhận hành vi sai trái và để tránh chi phí kiện tụng tiếp theo.
Video đang HOT
Cho đến nay, hơn 40 triệu xe ở Mỹ trang bị 60 triệu túi khí lỗi của Takata đã được thu hồi vì Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cho rằng các túi khí lỗi có thể phát nổ khi bung ra. Ít nhất 25 trường hợp đã tử vong trên thế giới và gần 300 trường hợp bị thương liên quan đến lỗi túi khí của Takata. Đợt thu hồi túi khí Takata bị lỗi liên quan tới khoảng 100 triệu túi khí lắp đặt trên các mẫu ô tô của 19 hãng chế tạo ô tô trên thế giới, bao gồm cả Honda.
Tháng 1/2020, Honda cho biết sẽ thu hồi thêm 2,7 triệu ô tô cũ tại thị trường Bắc Mỹ vì có khả năng bị lỗi túi khí. Đợt thu hồi này bao gồm các mẫu xe Honda và Acura được sản xuất từ năm 1996-2003.
Kể từ năm 2008, Honda đã thu hồi gần 13 triệu ô tô sử dụng túi khí lỗi Takata ở thị trường Mỹ và tiến hành thay thế hơn 16 triệu túi khí bị lỗi.
Được thành lập vào năm 1933, công ty sản xuất túi khí Takata buộc phải tuyên bố phá sản vào năm 2017 do cuộc khủng hoảng lỗi túi khí.
Sử dụng màn hình chạm trên xe hơi rất dễ gây tai nạn
Các hãng xe có khả năng xóa bỏ các tác vụ trên màn hình cảm ứng, được xem là trung tâm điều khiển xe hơi để chuyển sang ra lệnh bằng giọng nói nhằm giúp sự an toàn cho hành khách trong khoang.
Mới đây, hãng Honda đã buộc phải bỏ một số chức năng trên màn hình cảm ứng để chuyển qua các nút bấm vật lý nhằm tránh gây sự xao lãng của tài xế trong quá trình di chuyển.
Theo một nghiên cứu mới đây của Phòng nghiên cứu về giao thông TRL (Anh), các hệ thống thông tin giải trí hay điều khiển các chức năng trên xe hơi được thực hiện bằng màn hình cảm ứng gây mất tập trung cho lái xe hơn cả việc sử dụng điện thoại hay uống rượu bia khi điều khiển xe.
Các nghiên cứu từ Mỹ và châu Âu cũng chỉ ra, sử dụng màn hình cảm ứng trong lúc lái xe khiến tài xế không thể phản ứng kịp các tình huống trên đường. Tài xế mất rất nhiều thời gian để định hình tình huống. Với việc xao lãng như vậy đã dấn đến 93% tai nạn xe hơi tại Mỹ.
"Bạn chỉ cần rời mắt khỏi đường trong vòng 2 giây đã có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ gây ra tai nạn, trong khi đó người lái xe có thể mất đến 20 giây thực hiện các tác vụ đơn giản nhất trên màn hình cảm ứng", TRL cho biết.
Do đó, nhiều hãng xe cho biết, để cải thiện tiêu chuẩn an toàn cho việc lái xe thì việc bổ sung và trang bị hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, thay vì thực hiện các động tác chạm trên màn hình để điều khiến các chức năng trên xe là vô cùng cần thiết.
Doanh số bán xe mới của Nhật Bản giảm 9,3% trong tháng 3/2020 Doanh số bán xe mới của Nhật Bản trong tháng 3/2020 đã giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước và là tháng giảm thứ sáu liên tiếp do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Doanh số bán xe của Nhật Bản giảm. (Nguồn: mainichi) Ngày 1/4, Hiệp hội Các nhà Kinh doanh Ôtô Nhật Bản và Hiệp hội Phương tiện nhỏ...