Hơn nửa tỷ đồng cho một… phần mộ
Một nghĩa trang nhân dân hiện đại bâc nhất ĐBSCL vừa được đưa vào sử dụng. Để có một chỗ an nghỉ cho người đã khuât ở đây, người sống phải bỏ ra hơn… nửa tỷ đồng.
Nghĩa trang nhân dân với tên gọi “Sơn trang tiên cảnh” với số vốn đâu tư 20 triệu USD vừa được khánh thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng vào ngày 28/7, tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ông Trịnh Quốc Trung – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Fairy Park – MêKông (đơn vị đầu tư xây dựng) – cho biết, mức giá cho một phần mộ (từ 1- 2 người) ở đây trung bình từ 64 triệu đồng đến hơn 500 triệu đồng (đã bao gồm phí xây dựng phong thủy).
Theo ông Trung, mức giá trên gồm diện tích đất, phí chăm sóc bảo quản, chi phí khuôn viên đường phía trước, xây kim tĩnh, phí xây dựng phong thủy. Trong đó, chỉ riêng phí xây dựng phong thủy đã chiếm đến 2/3 tổng giá tiền.
Để được sở hữu môt phần mộ này phải bỏ ra nửa tỷ đồng. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua tìm hiểu của PV Dân trí, con số hơn 500 triệu đồng chưa phải là mức giá tối đa cho một phần mộ ở nghĩa trang này. Tại đây còn có một số ít phần mộ chưa tính phí xây dựng phong thủy đã hơn 700 triệu đồng, nếu tính thêm phí này thì có thể đến cả tỷ đồng.
Ngoài ra, tại đây còn có khu hài cốt với mỗi ô có giá vài chục triệu đồng tùy theo từng vị trí. Như khu hài cốt đơn có công viên là hơn 40,5 triệu đồng; khu hài cốt đôi có công viên trên 51,2 triệu đồng…
Mức giá trên là con sô khá “khủng” đôi với phân đông người dân vùng ĐBSCL bởi mức sống chung của người dân trong vùng còn khá thấp. Viêc mua một phần mộ ở đây với nhiêu người là không thê. Như vây, nghĩa trang nhân dân này có thực sự dành cho nhân dân?
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi trên của PV Dân trí, ông Trịnh Quốc Trung cho rằng, so sánh giữa nghĩa trang này với các nghĩa trang nhân dân khác sẽ thây sự khác biệt rất rõ ở không gian của nghĩa trang. Theo ông Trung, không gian ở đây được thiết kế là không gian xanh không chỉ là nơi lý tưởng cho người chết an nghỉ mà còn phục vụ thân nhân của người đã khuất đến đây như là một nơi thư giãn.
“Nhìn vào con số giá thì thấy cao nhưng dịch vụ phục vụ cho việc an táng, cải táng của nghĩa trang có những ưu thế riêng như được chăm sóc bảo quản lâu dài, bảo vệ 24/24h, hỏa táng bằng lò thiêu công nghệ cao không ô nhiễm môi trường… tạo tâm lý yên tâm nhât cho người thân của người chết”, ông Trung lý giải.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Không để đồng đội cô đơn
83 tuổi - ở cái tuổi xưa nay hiếm nhẽ ra phải được nghỉ ngơi, nhưng ông Phạm Văn Quỹ, ở xã Lam Hạ (Phủ Lý - Hà Nam) vẫn ngày ngày ra nghĩa trang liệt sỹ chăm sóc từng ngôi mộ một cách chu đáo, công việc ấy ông đã làm tròn 30 năm nay.
Tri ân các anh hùng liệt sỹ
"Tôi cũng là một người lính"
"Nhiều người gọi tôi là "lão gàn". Tôi không giận họ, vì đơn giản tôi cũng là một người lính, tôi sống sót qua chiến tranh và tôi muốn được chăm sóc những phần mộ của đồng đội để luôn nhớ về họ, về những chiến công mà họ đã dành cho đất nước", ông Quỹ chia sẻ.
Ông Quỹ, sinh năm 1930 ở Hà Nam, cách mạng tháng Tám 1945 thành công, vì có bằng Sơ học yếu lược nên cậu thiếu niên Phạm Văn Quỹ được dạy bình dân học vụ cho bà con. Năm 19 tuổi ông Quỹ xung phong đi bộ đội nhưng vì thân hình nhỏ nhắn nên không được.
Đến 1952, ông Quỹ tiếp tục xung phong đi bộ đội chiến đấu tại Quân khu 3. Đầu năm 1954, ông và đồng đội tham gia chiến dịch đường 10 Nam Định. Do quân Pháp còn mạnh nên chúng phản công, nã đạn pháo dữ dội vào quân ta. Trận ấy, ông Quỹ bị cụt ngón tay cái bên trái, một mảnh pháo xuyên vào vai và một mảnh xuyên vào chân, phải điều trị trong một thời gian dài. Nhưng khi lành vết thương, ông xin trở lại chiến trường để sát cánh cùng đồng đội. Những lúc bản thân cận kề cái chết, chứng kiến sự hy sinh của đồng đội, ông luôn tự nhủ: Nếu may mắn được trở về sau giải phóng, nhất định phải làm việc gì đó có ích cho những đồng đội đã ngã xuống.
"Đến năm 1958 tôi tham gia vào ngành giáo dục, đến năm 1981 thì về hưu. Khi ấy, nghĩa trang quê tôi còn rất hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Sau nhiều đêm thức trắng, tôi quyết định viết đơn xin xã cho tôi được chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ", ông Quỹ chia sẻ.
Năm 1983, khi nghĩa trang đã xây dựng xong, việc quy tập mộ liệt sỹ cũng hoàn thành, ông Quỹ xin UBND xã Lam Hạ được trông coi nghĩa trang để thuận tiện hương khói cho những người đồng đội của mình. Ủng hộ tâm nguyện của người thương binh hạng 1/4, chính quyền địa phương đã đồng ý giao cho ông nhiệm vụ thiêng liêng này.
Những năm ấy, nghĩa trang chỉ có 42 ngôi mộ liệt sỹ nhưng bây giờ đã quy tụ được 100 mộ. Trong số ấy có 10 cô gái Lam Hạ anh hùng đã được vinh danh là các cô: Thu - Thi - Tâm - Tuyết - Lan - Phương - Thuận - Thẹp - Chung - Oánh.
"Trong những ngôi mộ ấy, cũng có nhiều mộ là các liệt sỹ vô danh, họ đã chiến đấu anh dũng và nằm xuống tại quê hương chúng tôi. Tôi tâm niệm, các anh hùng đã anh dũng hy sinh, bản thân là một cựu chiến binh, tuy là thương binh nhưng dù sao vẫn may mắn sống sót. Vậy mình phải chăm sóc những phần mộ ấy, một phần để tri ân đồng đội, phần nữa để cho tâm hồn được thanh thản" - ông Quỹ bộc bạch.
Niềm vui của ông là 30 năm chăm sóc nghĩa trang đồng đội
"Khoẻ vì được gần đồng đội"
Với người dân xã Lam Hạ, tròn 30 năm nay người ta thấy ông Quỹ dành thời gian sống ngoài nghĩa trang bên những mộ đồng đội dường như nhiều hơn ở nhà. Những công việc ở nghĩa trang liệt sỹ như nhổ cỏ, trồng cây và hương khói cho 100 phần mộ liệt sỹ đều do một tay ông đảm nhiệm.
Trò chuyện với ông Quỹ trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Quang Ấm, ông cho biết từ năm 1983, chính quyền địa phương cấp cho gia đình ông một sào ruộng để ông có chỗ trồng cấy. Ít ai biết, tất cả thu nhập từ sào ruộng ấy được ông Quỹ dành hết vào việc hương khói và các chi phí khác phục vụ việc chăm sóc nghĩa trang.
Ông Quỹ cho hay: "Ngày nào cũng được tận tay cắm hương cho các đồng chí của mình và được trò chuyện với họ ngoài nghĩa trang tôi thấy khoẻ ra. Tôi cứ ngỡ đồng đội của mình chưa hy sinh, họ vẫn sống và chứng kiến tất cả những đổi thay của quê hương đất nước".
Không chỉ thắp nhang, làm cỏ và giữ vệ sinh cho các mộ phần liệt sỹ, ông Quỹ còn kiêm luôn người chỉ dẫn cho những thân nhân liệt sỹ đến thắp hương. Đồng thời, ông còn tận tình chỉ dẫn cho những đoàn khách đến nghĩa trang tìm mộ người thân.
Trong ngôi nhà mộc mạc, giản dị ở thôn Quang Ấm, trên bốn bức tường, người ta chẳng thấy ông Quỹ treo gì đáng giá ngoài rất nhiều huân huy chương, còn có cả huy hiệu Bác Hồ mà ông Quỹ được tặng trong Hội nghị Gương quản trang và thân nhân Anh hùng liệt sỹ tiêu biểu toàn quốc năm 2001. Tất cả những phần thưởng ấy được ông treo rất trang trọng.
Tôi theo ông Quỹ ra nghĩa trang liệt sỹ, giữa mênh mang ruộng đồng. Thắp hương, làm cỏ, quét vôi mới cho từng ngôi mộ xong, ông Quỹ quay sang tôi giới thiệu từng liệt sỹ. Có những ngôi mộ vô danh mà ông đã đi khắp nơi để tìm tên tuổi mà không hiệu quả, cũng có những ngôi mộ là anh em họ hàng của ông.
Chiều xuống, ông Quỹ vẫn cặm cụi bên những ngôi mộ liệt sỹ để thắp cho mỗi đồng đội một nén nhang. Bóng ông đổ dài trên thềm nghĩa trang, bên khoé mắt của ông, giọt lệ nóng theo những nếp nhăn chảy xuống gò má.
Theo ANTD
Thôn nữ bị ép "chiều" 30 khách/ngày nói về "động qủy" phố núi Không chịu nổi cảnh mỗi ngày phải tiếp đón hàng chục khách làng chơi, thiếu nữ 17 tuổi rủ bạn bỏ trốn về quê. "Tú bà" cùng nhóm "giang hồ" đã vượt chặng đường 700 km tìm về tận nhà thiếu nữ để bắt cóc, ép quay lại "làm việc". Trên đường trở về, nhóm bắt cóc bị cảnh sát bắt. Một đường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong

Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an

Cháy ở chung cư HH1A Linh Đàm lúc nửa đêm, hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4
Có thể bạn quan tâm

Ngại gì thể hiện phong cách cá tính với mũ lưỡi trai ngày hè
Thời trang
12:19:43 01/04/2025
TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
Sức khỏe
12:17:56 01/04/2025
Walker lấy Messi dằn mặt Felix
Sao thể thao
12:15:46 01/04/2025
Bắt nghi phạm đâm tử vong chiến sĩ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở ở Đồng Nai
Pháp luật
12:14:12 01/04/2025
Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Thế giới
12:11:47 01/04/2025
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
11:58:41 01/04/2025
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?
Làm đẹp
11:37:45 01/04/2025
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ
Ẩm thực
11:09:19 01/04/2025
Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời
Lạ vui
10:59:49 01/04/2025
Trồng hai loại cây này trong nhà có nhiều tác dụng thần kỳ, vừa đuổi được muỗi lại còn tỏa hương thơm ngát
Sáng tạo
10:56:20 01/04/2025