Hồn nhiên mua bán rác thải công nghiệp nguy hại
Rác thải công nghiệp nguy hại như can, phuy sắt – nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải tiêu hủy nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), việc buôn bán các loại rác thải nguy hại này vẫn la… “chuyên thương ngay ơ huyên”!
Đu cac loai can, thùng, phuy vơi đa dang dung tích từ 10 – 300 lít, được bày bán công khai đê đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách: Tư dung đê chứa các sản phẩm nông nghiệp, làm phao kết bè nuôi cá, chứa nước sinh hoạt, chứa nước tưới cây… thậm chí chứa thực phẩm, hoặc cắt ra làm máng, chậu chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cơ sở thu gom rác thải công nghiệp nguy hại dưới hình thức thu mua phế liệu
Theo tim hiêu cua PV Dân tri, nguôn gôc loai “rác thải” công nghiệp nguy hại này hầu hết được sử dụng chưa, đưng cac loại hóa chất như: Axit, dung môi, sơn điện di… trong các nhà máy, công ty, xí nghiệp…
Con các cơ sở kinh doanh rác thải chủ yếu nằm dọc theo quốc lộ 1A (đoạn từ ngã ba Trị An đến công viên 30/4 phường Tân Biên, TP Biên Hòa), tuyến đường Nguyễn Ái Quốc, Bùi Văn Hòa (TP Biên Hòa)…
Trong vai khách hàng nghé vào một cơ sở kinh doanh thùng, phuy gần công viên 30/4, phường Tân Biên, TP Biên Hòa. Chúng tôi thấy các loại can, thùng, phuy được bày la liệt từ ngoài vào trong. Ngoài số can, thùng, phuy súc rửa đem bán còn có một lượng lớn thùng, phuy mới nhập về chưa kịp súc rửa với mùi hôi nồng nặc của hóa chất.
Vừa thấy khách, bà chủ đon đả giới thiệu: “Em cần mua gì, các loại thùng, phuy lớn nhỏ chị bán ở đây đều được súc rửa bằng bột giặt, sau đó súc rửa lại bằng nước lên rất đảm bảo vệ sinh”.
Video đang HOT
Khi thấy khách đặt vấn đề muốn mua số lượng lớn phuy để kết bè nuôi cá trên hồ Trị An, người bán nhanh nhảu: “Em muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu phuy kết bè nuôi cá khỏi cần súc rửa, lên chị lấy giá mềm thôi và chuyên chở miễn phí từ bãi tập kết xã Hố Nai 3 (Trảng Bom) tới tận nhà”.
Một số cơ sở kinh doanh loại rác thải công nghiệp nguy hại dọc theo Quốc lộ 1A (đoạn từ ngã ba Trị An đến Công viên 30/4, phường Tân Biên, TP Biên Hòa) lại tiến hành dưới hình thức thu, mua phế liệu.
Trong khi đo, theo tiết lộ của một chủ cơ sở thì nguồn cung chủ yếu từ các công ty, xí nghiệp trong vùng rồi bán lại trực tiếp cho người có nhu cầu hoặc các cơ sở kinh doanh mà không qua tẩy rửa. Để mua được can, phuy, thùng phải móc nối với công nhân ở các công ty cũng như các mối trung gian thì mới mua được hàng.
Theo môt đại diện Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, việc mua bán các loại rác thải công nghiệp nguy hại như bao bì, can, thùng, phuy có thể gây rủi ro về sức khỏe cho người sử dụng, gây tổn thương nghiêm trọng đối với các cơ quan nội tạng, thậm chí là tử vong. Ngoài ra có thể gây ung thư, đột biến gen, gây độc hại cho sinh sản thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc tiếp xúc qua da. Cơ quan chưc năng cua đia phương cung đa không it lân khuyến cáo người dân không lên mua, và sử dụng các loại rác thải công nghiệp nguy hại như bao bì, can, thùng, phuy dùng chứa nước, đựng các loại vật dụng thực phẩm nhằm tránh ảnh hưởng đáng tiếc đến sức khỏe.
Đo la chưa noi đên viêc khi suc rưa cac loai thung phuy nay, nhưng ngươi kinh doanh đa “vô tư” thai ra môi trương sinh hoat cua cac khu dân cư đu cac loai hoa chât nguy hai như axit Sunfuric, Axit Clohidric, Axit Nitric, Nari Hydroxit, Chất tẩy đồng kẽm, chất tẩy bề mặt kim loại, benzen, toluen… se gây anh hương không hê nho đên cây trông, vât nuôi… tai cac khu dân cư gân cac cơ sơ nay.
Các loại rác thải công nghiệp nguy hại như can, thùng, phuy được bày bán công khai.
Ông Nguyễn Ngọc Thường – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai – chia se thêm, thời gian tới Sở sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra từ nguồn thải đến các cơ sở thu gom, vận chuyển nhằm hạn chế thất thoát rác thải công nghiệp nguy hại ra môi trường. Nhằm tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Cùng với đó là việc kiểm tra các các cơ sở kinh doanh, thu mua phế liệu, di dời, đình chỉ các cơ sở không có giấy đăng ký kinh doanh và thủ tục về môi trường trên địa bàn TP Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch…
Quang Đạm
Theo Dantri
Nhức nhối nạn 'cát tặc' ở Hà Nội: Vì đâu lộng hành?
Cát tặc lộng hành công khai khiến đất sụt, nhà trôi, đê kè sạt lở, người dân "đánh đu" với Hà Bá nhưng việc xử lý vi phạm lại rất ít. Trước tình trạng lộng hành của "cát tặc", dư luận cho rằng có sự "chống lưng" của chính quyền. Song chính quyền khẳng định nguyên nhân là do khó khăn trong việc thực thi pháp luật
Lợi nhuận lớn
Tại các bãi kinh doanh cát ở An Dương, Nhật Tân, Tứ Liên, Bạch Đằng, một số đầu nậu ở đây tiết lộ: Với cách lén lút trộm cát như hiện nay, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, một chiếc thuyền loại vừa, với công suất hút cát trung bình, có thể "móc" từ dưới lòng sông lên khoảng 100m3 cát. Kinh phí cho 1m3 cát đen hạt mịn phù sa hoặc hạt đều khi khai thác kiểu này chỉ dao động khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng. Nhưng khi cập bến, chủ tàu "đổ buôn" lượng cát ăn cắp cho chủ các bến bãi hợp pháp hoặc không phép dọc theo hai bờ sông Hồng có thể kiếm lời gấp chục lần. Nếu "găm" hàng lại, đợi vào mùa kiệt nước, thì với sự khan hiếm về vật liệu xây dựng, cát sẽ "đội" giá tới 280.000 đồng/m3 - 350.000 đồng/m3. Trong khi đó, các mối tiêu thụ sẵn sàng thu mua cát lậu khai thác tại chỗ do giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cát được vận chuyển từ xa đến. "Chỉ sợ không có mà bán chứ khai thác được bao nhiêu cũng tiêu thụ được hết" - một đầu nậu cho hay.
Cùng với sự lộng hành của "cát tặc", nhiều đối tượng lợi dụng sự buông lỏng trong hoạt động cấp phép bến thủy nội địa, sự tùy tiện mở bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng. Có địa phương còn cho thuê một phần đất nông nghiệp để làm bến bãi hoặc ẩn nấp dưới dạng liên doanh liên kết, ký kết các hợp đồng cho thuê đất ven sông để kinh doanh vật liệu xây dựng mua bán, tiêu thụ cát đen không rõ nguồn gốc và không thực hiện các thủ tục pháp lý bảo vệ môi trường. Đáng lo ngại, tại những điểm nóng này, phần lớn các bãi tập kết vật liệu xây dựng đều nằm trong hành lang thoát lũ.
Thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho thấy, toàn thành phố có 200 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng; riêng tuyến đê hữu Hồng có 112 bãi, tập trung chủ yếu ở các huyện Từ Liêm, Thường Tín, Ba Vì, Phú Xuyên, Sơn Tây. Quá trình kiểm tra việc sử dụng đất ven sông làm bãi chứa vật liệu xây dựng đối với 34 tổ chức, cá nhân tại các địa phương này phát hiện có 19 bãi chứa khoảng 161.000 m3 cát đen không rõ nguồn gốc. Quá trình khai thác, tập kết, các doanh nghiệp, cá nhân bất chấp quy định, vẫn chất cát sỏi cao như núi, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của kè, bờ sông. Ngoài ra, có nhiều hợp đồng cho thuê đất trái phép bị hủy, nhưng một số tổ chức, cá nhân vẫn sử dụng đất làm bãi chứa.
Tàu thuyền chở cát lưu thông trên sông Hồng, đoạn qua địa phận xã Chung Châu, Đan Phượng.
Không có chuyện "chống lưng", bảo kê để cho cát tặc lộng hành
Sẵn sàng chống trả
Lợi nhuận lớn, cát khai thác bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu nên những đối tượng khai thác cát trái phép rất manh động và liều lĩnh. Chúng thường hoạt động theo phương thức: Hút trộm, chạy trốn và nếu bị vây bắt thì sẵn sàng chống đối. Như vụ "cát tặc" trên sông Đáy lao thẳng tàu vào phương tiện của cơ quan chức năng; hoặc vụ "cát tặc" Dương Văn Tùng, ở huyện Ninh Phúc, tỉnh Ninh Bình, điều khiển tàu NB - 6365 trọng tải gần 1.000 tấn, đã chống trả quyết liệt lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy Hà Nội khi bị vây bắt ở khu vực kè Thụy Phú, huyện Phú Xuyên; hay như chủ tịch xã Việt Long (Sóc Sơn) khi làm nhiệm vụ chống "cát tặc" đã bị "xã hội đen" đánh trọng thương.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (PC68) - Công an Hà Nội cho biết, chiều dài hơn 280km của hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ và sông Đà, đoạn chảy qua Hà Nội khiến công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát gặp nhiều khó khăn. Thành phố lại có nhiều điểm khai thác cát lưu động không có giấy phép, tập trung dọc sông Hồng, sông Đuống ở các quận, huyện: Từ Liêm, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai, Phú Xuyên.
Việc phát hiện, bắt giữ đối tượng khai thác cát trái phép đã khó nhưng xử lý được càng khó hơn. Các tàu thuyền khai thác cát đều không số, không tên và từ địa phương khác dạt về Hà Nội. Chủ phương tiện ít khi xuất hiện. Trên tàu thuyền thường là lao động làm thuê, thậm chí có cả đối tượng nghiện hút, không hiểu biết về pháp luật. Chúng sẵn sàng giằng co, chống đối, không xuất trình giấy tờ, đóng cửa tàu không cho vào, để phương tiện trôi tự do... gây khó khăn cho việc xử lý. Nhưng khó hơn nữa là việc thiếu bến bãi tạm giữ phương tiện vi phạm. Bởi mỗi chiếc tàu dài gần 20 mét, rộng 3 mét, cả dàn thuyền, tàu vi phạm bị tạm thì không biết sẽ cần đến bao nhiêu diện tích mới đáp ứng đủ. Thực tế này khiến nhiều địa bàn rất "ngại" xử lý tàu, thuyền hút trộm cát, ngay cả khi chế tài áp dụng phạt là tương đối nghiêm khắc.
Có hay không tình trạng "bảo kê"?
Tình trạng đáy sông bị "khoét trộm" đã dấy lên dư luận, có xã hội đen đứng ra bảo kê "cát tặc" nên người dân biết cũng không dám tố giác, còn chính quyền địa phương lại thiếu sự quyết liệt xử lý vi phạm. Như vừa qua, "cát tặc" Vũ Anh Toàn (tức Toàn "cụt", ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lộng hành ở huyện Phúc Thọ nhiều năm, dư luận bức xúc song vẫn chưa bị "sờ gáy", Bộ Công an phải vào cuộc mới triệt phá được.
Nhưng đề cập đến vụ "cát tặc" lộng hành này, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú lại cho rằng, lực lượng hạn chế, thiếu kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị, các đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc để hút cát trái phép, khiến công tác kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. "Về trách nhiệm quản lý Nhà nước, lãnh đạo huyện có quan điểm xử lý quyết liệt, không hề nương tay với các đối tượng khai thác cát trái phép. Chúng tôi liên tục có văn bản báo cáo UBND thành phố, đồng thời cố gắng hết sức thể hiện trách nhiệm với nhân dân. Cán bộ ăn lương Nhà nước để làm việc, nhưng phương tiện của chúng tôi rất ít, nhiều khi phát hiện lại bó tay đứng nhìn...", ông Hoàng Mạnh Phú cho hay.
Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho rằng: Cát lậu cho lợi nhuận quá lớn nên vi phạm vẫn xảy ra. Lực lượng quản lý đê đã phát hiện và báo cáo Sở, báo cáo với chính quyền nhưng chính quyền nói ngoài tầm kiểm soát, không có phương tiện, không có lực lượng. Rõ ràng là họ chưa làm hết trách nhiệm. Người đứng đầu phải nắm được diễn biến trên địa bàn quản lý, phải có biện pháp. Nếu vượt thẩm quyền phải có báo cáo đề xuất. "Vi phạm cũng như xây nhà, phải đào móng rồi mới lên tầng. Nói thẳng là có một số quận huyện chưa thực sự vào cuộc, ngại va chạm. Không thể trốn trách đùng đẩy trách nhiệm mãi được!" - Ông Thịnh nói.
Theo Bao Tin Tưc
Bắt 5 sà lan bơm, hút cát trái phép Ngày 5/1, thông tin từ thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành vừa bắt giữ 5 sà lan trọng tải lớn đang bơm, hút cát trái phép trên sông Tiền. Trước đó khoảng 22h đêm 4/1, Phòng Cảnh sát Môi trường và Phòng Cảnh sát Đường thủy - Công an tỉnh Vĩnh...