Hôn nhân và sự trần trụi…
Chưa lấy nhau thì háo hức đưa đón, gọi điện, nhắn tin cho nhau đến “cháy máy” chưa hết chuyện. Ngồi cả đêm mà vẫn còn quyến luyến không rời.
Lấy nhau rồi, ngồi cạnh nhau còn chả buồn mở miệng, nhìn rồi cụp mắt, nếu có chuyện “giao lưu” thì phần lớn là cãi cọ, tranh luận, dè bĩu, thất vọng đến chán ngán đời nhau. Đó là hôn nhân đấy ư? Có bạn không?
Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc hôn nhân đi về đâu? – Ảnh: minh họa
1 năm 3 năm hay 5 năm? Mình đồ rằng chắc chưa tới mốc 5 năm là “lột truồng” mọi thứ trước mắt nhau, những lời yêu “có cánh”, hẹn hò lãng mạn, món quà bất ngờ, những “dành hết cả thế giới cho em” sẽ biến đi.
Có mấy ai vượt qua được sự thật trần trụi của hôn nhân. Bởi khi đã về chung một nhà, cũng có nghĩa là lột trần tính cách nhau ra để sống. Có nhiều người rất khó để thích nghi nhau, và hoảng hốt nhận ra người ta đang gọi là vợ là chồng không giống người ta đã từng yêu trước khi cưới.
Theo các chuyên gia, giai đoạn 5 năm đầu hôn nhân được xem là giai đoạn chông chênh nhất. Giai đoạn mà giới tâm lý thường gọi đó là giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn vỡ mộng. Vỡ mộng về tính cách, vỡ mộng về cách ứng xử và vỡ mộng cả về… tình cảm của người bạn đời. Và ta như “rơi” từ giấc mộng đêm hè của những người đang yêu xuống thực tế của một cuộc sống chung với bao nhiêu chi tiết đời thường trần trụi.
Khi còn yêu nhau, chúng ta thường tranh thủ thời gian hẹn hò, gặp nhau. Khi ấy, mọi hành động tốt đẹp, cử chỉ lịch sự, đẹp đẽ sẽ được trưng ra. Còn khi đã về ở chung một nhà, những điều “khách sáo”, giữ ý ấy dường như không còn nữa, thay vào đó, những thói quen tật xấu của mỗi người sẽ dần lộ ra, đặc biệt là ở các đức ông chồng.
Video đang HOT
Để rồi bạn nhận ra, bủa vây quanh mình là hiện thực trần trụi, với bao lo toan vất vả. Người bạn đời từng nồng nàn yêu thương với dáng dấp thanh thoát, giờ chỉ thấy một đống thù lù, đi làm về thì vứt cặp táp ngồi nhoáy nhoáy bật ti vi hay bấm game trên điện thoại hay lướt facebook để mặc vợ đầu bù tóc rối chổng mông lau nhà, nấu ăn, chăm con… Rồi cởi trần như nhộng lượn qua lượn lại với thân hình bụng… bia. Trong mắt các ông chồng còn đâu nàng thơ dịu dàng thỏ thẻ tóc dài thướt tha, nói gì cũng mắt chớp chớp ngác ngơ… giờ chỉ hiện nguyên một con mụ nói nhiều, hay cằn nhằn, bất cứ gì cũng có thể ngoắc miệng nói, nói liên hồi, liến thoắng…
Rồi áp lực tài chính cơm áo gạo tiền, mà có lần mẹ mình từng nói khi mình trở thành thiếu nữ ‘kinh tế quyết định đến 90% cuộc hôn nhân bền vững con ạ”. Những ai kết hôn rồi sẽ thấy, có rất nhiều vấn đề phải sử dụng đến tiền. Tuốt tuồn tuột những chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, tiền học cho con, việc thăm hỏi gia đình nội ngoại, họ hàng, đến việc mua nhà, đổi xe… sẽ khiến cho các cặp vợ chồng chết ngộp trong mớ mòng mòng ấy và 24/24 cứ phải căng óc vắt não ra chạy đua kiếm tiền. Cuối cùng thứ cảm xúc thi vị của tình yêu, tình vợ chồng cũng bị vùi xuống tám tầng địa ngục…
Rồi những va chạm, mâu thuẫn của các thành viên khi sống chung trong gia đình chồng hoặc vợ là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào. Việc khác nhau về tính cách, thói quen, nhu cầu, sở thích, văn hóa, lối suy nghĩ khác nhau do độ tuổi giữa các thành viên trong gia đình sẽ làm cuộc đời chúng ta như ngộp thở.
Những tích tụ cứ tích tụ, những bực dọc cứ bực dọc, những bế tắc cứ bế tắc, rồi chán ngán đời nhau, rồi cáu cẳn bực dọc, dần dà ít chia sẻ, như cô bạn tôi từng nói ‘ít truyền thông’ với nhau. Những tích tụ lắng đọng. Những hờn trách lắng đọng. Những bực dọc lắng đọng. Và rồi cuộc hôn nhân ấy sẽ đi về đâu?
Chỉ có bạn là người mới quyết định nó đi về đâu?
Kết lại đoạn viết này bằng chia sẻ của nữ văn sĩ Deborah Moggach trên tạp chí Madame Figaro (Pháp) rằng: “Mười năm tôi không sống chung với người đàn ông tôi yêu. Vài lần một tuần, tôi đạp xe đến thăm anh. Chúng tôi đã dành cả buổi tối với nhau, và buổi sáng đi ăn sáng tại một quán cà phê gần đó với bạn bè. Sau đó, tôi lại trở về nhà mình và bắt đầu làm việc. Điều này diễn ra trong vòng mười năm và đó là mười năm hạnh phúc nhất của đời tôi. Chúng tôi yêu nhau điên cuồng, nhưng chúng tôi không đến sống cùng nhau. Và thậm chí không bao giờ nói về chuyện đó”.
Tôi, có lúc đã từng nghĩ muốn giải thoát bởi cuộc hôn nhân với quá nhiều áp lực và sự vỡ mộng về người đàn ông như một giấc mơ của mình. Nhưng rồi lời mẹ nói vẫn luôn vang trong bộ não bé nhỏ của tôi “Hôn nhân để cùng hoàn thiện đời nhau và làm cho mọi thứ tốt lên con ạ, hãy tin như vậy”.
Tịnh Thu (bài viết theo góc nhìn riêng của t/g)
Mệt mỏi vì làm "mẹ của hai đứa trẻ" khi lấy phải ông chồng to đầu mà trẻ con
Tôi mới có một con trai nhưng dường như trở thành mẹ của "hai đứa trẻ" bởi chồng cũng chẳng khác gì đứa trẻ dù tóc đã điểm hoa râm mà tính tình vẫn còn trẻ con.
Tôi từng đọc được câu nói rằng "Cuộc đời đàn bà dù đã từng sắc nước hương trời, có giỏi giang chu du đến đâu thì trạm dừng chân cuối cùng vẫn chỉ là một mái nhà có chồng có con đủ đầy. Bao nhiêu người theo đuổi, có qua bao mối tình đi chăng nữa cũng chỉ mong có một người chồng để yêu thương họ bền vững". Thế nhưng sự yêu thương và trân trọng đó mãi chỉ là "món đồ sa sỉ" với những người phụ nữ có được một người chồng trẻ con như tôi.
Ngày còn trẻ, tôi có rất nhiều người theo đuổi nhưng vẫn một mực lấy cho bằng được anh Hưng - chồng tôi bây giờ. Khi đó, bố mẹ, anh chị em trong nhà phản đối kịch liệt tính anh trẻ con, lấy về tôi phải làm chồng. Sau khi cưới nhau, tôi mới thấm thía được cái gọi là lấy chồng trẻ con mà mọi người đã cảnh báo trước cho mình là thế nào.
Không hẳn là hối hận nhưng đôi lúc cảm thấy cuộc sống gia đình thật sự mệt mỏi, chán nản, bế tắc khi thường xuyên phải nín nhịn chồng. Động chút, chồng lại dỗi như một đứa trẻ. Và mỗi lần cãi nhau, chồng dỗi, nếu vợ không xuống nước có lẽ chẳng biết bao giờ cuộc chiến tranh lạnh vợ chồng mới kết thúc. Người thiệt vẫn chỉ là mình.
Tôi với anh cùng là con út trong gia đình. Thế nhưng, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn nên ngay từ nhỏ, tôi đã phải làm nhiều việc. Còn nhà anh điều kiện hơn, được bố mẹ và các chị chiều chuộng nên hầu như chẳng động tay làm gì. Ngày mới về làm dâu. Sáng dậy tôi đi chợ, dọn dẹp nhà cửa rồi lên gọi năm lần bẩy lượt, anh vẫn vặn vẹo trên giường không chịu dậy.
Lúc đó chỉ nghĩ là mới cưới nên anh vẫn chưa quen, dần rồi anh sẽ thay đổi. Ngày ngày trôi qua, anh vẫn vậy. Đến khi vợ có bầu, anh hầu như chẳng đỡ vợ việc gì. Chỉ cần có bạn gọi đi chơi là lấy xe đi ngay mặc vợ ở nhà muốn làm gì thì làm. Ngày bầu bí to, tôi muốn anh đưa đi làm thì anh bảo "em đi taxi đi, anh đưa tiền chứ em đi sớm vậy, anh không dậy được đâu". Nghe vậy mà tủi thân vô cùng.
Đến giờ, khi đã làm bố của một cậu con trai, trên đầu tóc đã điểm hoa râm mà anh vẫn trẻ con như ngày nào. 10 năm lấy anh, tôi trở thành trụ cột chính trong gia đình, một mình vừa tất tả chăm sóc con cái vừa xoay xở gánh nặng kinh tế. Anh kệ hai mẹ con, kệ vợ lo toan mọi việc, gồng gánh công việc nội ngoại. Nếu có nói đến anh, anh lại dỗi bỏ đi vài ngày, nếu không cũng nằm giãy đành đạch bù lu bù loa khóc như đứa trẻ.
Quả thực, có chồng nhưng tôi luôn cảm thấy cô đơn. Nhiều lúc thèm một lời động viên, thèm một cái ôm từ chồng trong những lúc mệt mỏi nhưng anh không làm được điều đó. Ngược lại, tôi lại phải thường xuyên dỗ dành anh, chỉ sợ anh phật ý. Mà biết được, bố mẹ chồng nhiếc móc lại thêm khổ.
Vợ chồng tôi đã chạm tuổi 40, bố mẹ chồng vẫn khuyên vợ chồng tôi sinh thêm một đứa nữa vì không còn trẻ để lâu sẽ khó sinh, phần cho con trai tôi có thêm em. Thế nhưng tôi rất sợ, sợ có thêm một đứa nữa sẽ không biết phải lo thế nào khi giờ mới có một đứa con nhưng vô cùng mệt mỏi vì làm "mẹ của hai đứa trẻ". Tôi vẫn cố duy trì cuộc hôn nhân vì con. Chỉ có điều cũng chưa biết mình sẽ chịu đựng được đến đâu vì giờ lòng cũng đã muốn buông bỏ lắm rồi.
Hà My
Theo giadinh.net.vn
Cà phê chủ nhật: Tình yêu đến khi 60 xuân Mỗi lần nghĩ đến câu chuyện của chị Tiến, người chị họ mà tôi luôn có dịp gần gũi, là tôi lại không thể nào buồn được. Ảnh minh họa. Tôi cứ nghĩ, cuộc đời này vẫn còn những điều sao mà kỳ diệu đến thế. Bất kể lúc nào, ta cũng có thể yêu thương, có thể sống vui vẻ và tràn...