Hôn nhân và đồng tiền như dao hai lưỡi
Câu nói ‘Tiền không mua được hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc thì phải có tiền’, có lẽ đã đúng với cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Tôi và anh yêu nhau từ thuở còn đại học, chúng tôi cùng nhau trải qua quãng sinh viên nghèo khó. Khoảng thời gian mà cả tôi và anh đều phải chật vật đi làm thêm, kiếm từng đồng tiền để trang trải cuộc sống ở nơi đắt đỏ này. Thấm thoát cũng đến ngày cả hai ra trường, xin được một công việc gọi là “đủ ăn” ở Hà Nội.
“Trái ngọt” cho tình yêu của chúng tôi là một đám cưới nhỏ nhưng chứa đựng niềm hạnh phúc tràn ngập. Tôi và anh sau khi kết hôn vẫn quyết định vẫn ở Hà Nội để lập nghiệp. Cuộc sống hôn nhân của tôi bắt đầu.
Ảnh minh họa.
Với số tiền lương chẳng đáng là bao của cả hai, chúng tôi “ bóp mồm bóp miệng” lắm mới có thể bám trụ tại nơi đất khách quê người này. Mọi thứ êm đẹp trôi qua đến khi chúng tôi có đứa con đầu lòng. Những tưởng con cái là điều gắn kết vợ chồng, khiến chúng tôi thêm gắn bó và yêu thương nhau hơn. Nhưng đây lại là khởi nguồn của những trận cãi vã.
Video đang HOT
Khi đứa trẻ được sinh ra, bên cạnh niềm vui vì được làm cha làm mẹ, là những nỗi lo canh cánh về tiền bạc. Đồng lương ít ỏi của chúng tôi chẳng thấm vào đâu so với chi phí nuôi một đứa bé.
Tôi đã từng đứng trước cửa hàng sữa “cân đo đong đếm” một hồi lâu xem nên mua loại nào tốt nhất cho con. Nhưng rồi tôi lại chọn loại rẻ tiền hơn, bởi vì cả danh sách đồ cần mua còn dài mà số tiền trong túi có hạn.
Chúng tôi đã từng cãi nhau rất to về việc chọn trường cho con. Chẳng phải là chọn trường nào tốt hơn, mà là học trường nào cho rẻ? Tôi cũng đừng chứng kiến cảnh chồng tôi “chạy ngược, chạy xuôi” vay từng đồng tiền một để đóng viện phí cho con.
Cuộc sống xoanh quanh đứa con nhỏ đã vất vả, lại thêm áp lực về tiền bạc, tôi như hóa điên. Vợ chồng tôi tranh cãi rất nhiều vì không có tiền để trang trải cuộc sống sinh hoạt. Mỗi lần nhắc đến tiền, chồng tôi trở nên cáu gắt. Có lẽ vì thế mà không khí gia đình luôn bí bách và ngột ngạt.
Ma lực đồng tiền đã “hút” tình yêu của chúng tôi xuống vực sâu. Mỗi lần chúng tôi chạm mặt nhau không còn là lời nói ngọt ngào mà thay vào đó là sự bực dọc, học hằn.
Mơ ước về “một túp lều tranh hai trái tim vàng” của tôi sụp đổ. Tôi đã nhận ra được giá trị của đồng tiền ở cuộc sống hôn nhân. Đừng vội nghĩ tôi thực dụng, mà hãy nhìn vào thực tế. Tôi có tình yêu và sự cảm thông, sẻ chia cho chồng, nhưng nỗi lo tiền bạc đã cuốn trôi những điều đó.
Hôn nhân là câu chuyện thiêng liêng của cả một đời người. Câu chuyện đó viên mãn hay u khuất đó là lựa chọn của bạn. Nhưng cần nhớ rằng, bước vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta không chỉ sống cho riêng mình, mà còn có trách nhiệm với con cái và gia đình của nhau. Để tình yêu trong hôn nhân không bị lu mờ trước vòng xoáy cơm áo gạo tiền, hãy chuẩn bị cho mình một nền tài chính vững chắc. Xét cho cùng, đồng tiền có 2 mặt, như con dao hai lưỡi cắt đứt mọi yêu thương, mọi điều thiêng liêng nhất cũng chỉ vì “tiền”. Vậy nên, để duy trì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, chúng ta cần tỉnh táo, cân bằng giữa “tình” và “tiền”.
Khi hôn nhân không thể cứu vãn
Có hàng tá lý do để phụ nữ ngập ngừng trước cánh cửa ly hôn: Thương con, mất đi một chỗ dựa, sợ tài chính không đủ, sợ người đời ném những cái nhìn soi xét...
Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát đã gần 3 năm kể từ ngày tôi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Giờ nói nghe nhẹ tênh. Nhưng khi đó lòng tôi đã đau như cắt.
Năm ấy, tôi đã ký trước rồi đưa tờ đơn ly hôn cho chồng cũ. Anh ta hỏi "Cô đã nghĩ kỹ chưa?" và tôi đã gật đầu một cách dứt khoát.
Cho dù khi quyết định ly hôn là lúc người ta đang muốn giải phóng mình khỏi bất mãn và khổ sở nhưng giây phúc hạ bút ký vào tờ A4, cảm giác đau đớn tưởng chừng có thể bóp chết trái tim vẫn xuất hiện.
Ảnh minh họa.
Ly hôn với tôi như một cúc sốc, chính xác thời điểm đó tôi đã nghĩ đời mình "xong" rồi. Khi đang gánh nặng vì tổn thương tình cảm, việc ảnh hưởng kinh tế lúc này càng dễ khiến người ta muốn ngã quỵ. Nhất là đối với một người phụ thuộc vào kinh tế chồng như tôi. Dắt theo con rời khỏi nhà chồng cũ, tôi thuê một căn nhà mới và bắt đầu nghĩ đến chuyện làm thế nào để "sống sót" sau ly hôn.
Điều đầu tiên tôi làm là dẹp mọi suy nghĩ tiêu cực sang một bên, không giận dữ hay hận chồng cũ, tôi dành mọi tâm trí và nỗ lực để làm sao cho cuộc sống của mình tốt hơn. Chăm chỉ làm việc, cố gắng dần ổn địn về tài chính, quan tâm hơn tới con, chăm chút cho bản thân mình nhiều hơn. Tôi cố gắng thay đổi, không phải để dằn mặt chồng cũ mà thay đổi vì chính bản thân tôi. Cuộc đời tôi còn dài, con tôi còn nhỏ, tôi còn có bố mẹ và những người bạn. Những điều ấy không đủ để cố gắng ư? Dẫu sao thì ly hôn cũng tốt hơn một cuộc hôn nhân không hạnh phúc! Sai thì sửa, chọn sai rồi thì chọn lại, không phải sao?
Vết thương dù đau đến mấy rồi cũng sẽ lành. Sau một cuộc hôn nhân, chắc chắn ta sẽ bản lĩnh hơn, vững vàng hơn, có thể khó khăn vẫn còn nhưng tâm thế nay đã khác.
Không ai chọn hôn nhân với suy nghĩ, một ngày nào đó sẽ phải chia tách nhau ở tòa. Thế nhưng, với một cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì giải thoát cho nhau chính là lựa chọn tốt nhất. Đừng xem ly hôn như là một thảm họa hoặc việc gì đó bất thường mà hãy nhìn nhận nó đúng với hoàn cảnh. Và quan trọng hơn, giữa sự hỗn loạn của hàng loạt cảm xúc tiêu cực, hãy nghĩ đến tương lai của chính mình, vạch ra một kế hoạch thực sự nghiêm túc và tự tạo cho mình một cuộc sống mới hạnh phúc hơn.
Ghen... Nhiều người quan niệm rằng, ghen là gia vị để đời sống tình yêu, hôn nhân thêm phong phú bởi có yêu thương thì mới có ghen. Tuy nhiên, ghen cũng như dao hai lưỡi, nếu sử dụng không khéo, sẽ tạo nên những vết thương không bao giờ lành. Ghen tuông, rượu chè, bạo lực là những nguyên nhân dẫn đến gia...