Hôn nhân lâu dài khi chồng hơn tuổi
Hai năm sau kết hôn là quãng thời gian hạnh phúc nhất.
Để có một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc, nhiều phụ nữ tin rằng nên lấy chồng hơn mình ít nhất là 5 tuổi. Thật ra chẳng có quy định nào về khoảng cách tuổi tác giữa vợ và chồng nhưng những nhận định bất thành văn như trên tồn tại trong các nền văn hóa khác nhau. Các chuyên gia đến từ trường kinh tế Geneva (Thụy Sĩ) đã tìm hiểu về điều này và khẳng định: Cơ hội có một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc tăng thêm 1/5 lần khi bạn lấy chồng lớn tuổi.
Thế nào là một cặp đôi hạnh phúc?
Một trong những cặp chồng già – vợ trẻ điển hình nhất phải nhắc đến từ trước đến nay là vợ chồng nữ hoàng và công tước xứ Edingburgh. Ở tuổi 83, nữ hoàng trẻ hơn chồng 4 tuổi 10 tháng và cuộc sống gia đình vô cùng hạnh phúc.
Cuộc nghiên cứu của các chuyên gia trường kinh tế Geneva được thực hiện với 1.074 cặp vợ chồng ở độ tuổi từ 19-75 đã kết luận rằng bằng cấp và sự thông minh không có ý nghĩa nhiều lắm trong các gia đình có chồng già – vợ trẻ. Có tới 27% người vợ có bằng cấp, địa vị xã hội cao hơn chồng. Tuy nhiên, lấy người đã trải qua một đời vợ làm giảm cơ hội có được hôn nhân bền vững.
“Nếu mọi người chịu lắng nghe và làm theo lời khuyên bảo trong việc lựa chọn đối tác thì có thể làm tăng 20% cơ hội có đời sống hôn nhân lâu dài”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Thời gian hạnh phúc
Video đang HOT
Một nghiên cứu khác cùng đề tài cũng đã tiết lộ rằng khoảng hai năm sau khi kết hôn là quãng thời gian hạnh phúc nhất của các cặp vợ chồng. Kết quả này được đưa ra từ cuộc khảo sát có 4.000 người tham gia. Trong vòng 2-3 năm đầu tiên, các cặp vợ chồng tỏ ra dễ chấp nhận những thói quen xấu của nhau và thường xuyên lên kế hoạch rõ ràng cho mọi hoạt động gia đình. Đời sống tình dục và các hành động lãng mạn cũng được duy trì ở mức ổn định trong suốt thời gian này.
“Ba năm đầu tiên, các cặp vợ chồng thường xuyên cùng nhau làm mọi việc. Họ sẽ trải qua quãng thời gian tuyệt vời khi ở bên nhau mỗi tối, dành cho nhau những cử chỉ nhỏ đầy âu yếm như người chồng đề nghị nấu bữa tối hoặc giúp vợ rửa bát”, chuyên gia Carol Richardson cho biết.
Bí mật cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc
Theo kết quả nghiên cứu, bí mật của một cuộc hôn nhân hạnh phúc không liên quan đến những món quà đắt tiền, thú chơi xa hoa mà nó được quyết định bởi những khoảnh khắc đặc biệt dành cho nhau. Điều này được cụ thể hóa bằng các hành động qua thời gian. Cụ thể là:
- Trong 2 năm đầu, đời sống tình dục lành mạnh, những bữa tối lãng mạn, tiệc tùng với bạn bè làm tăng mức độ hài lòng về hôn nhân.
- Trong 2,5 – 3 năm sau khi kết hôn, người vợ đánh giá cao hành động tặng hoa, chocolate hay những lời khen có cánh của chồng.
- Sau 3 năm kết hôn, nếu người chồng vẫn ân cần giúp vợ làm các công việc gia đình như rửa bát, quét nhà thì đó là dấu hiệu tốt cho một cuộc hôn nhân lâu dài.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hiểu bạn đời, "sợi dây" giữ chặt quan hệ
Thông thái nắm bắt tâm tư và hiểu biết người bạn đời có thể khiến mối quan hệ của hai người tồn tại lâu dài. Vì lý do này, ai cũng nên hiểu được mong muốn của người bạn đời khi sống với nhau.
Hiểu được nhu cầu của vợ/chồng mình là có thể hiểu bất cứ điều gì mà người đó mong muốn. Tuy nhiên, đây không phải là một điều dễ dàng.
Điều đó cần sự nhạy cảm giữa cả hai người để hiểu mong muốn của mỗi cá nhân. Kết quả là quan hệ gắn kết được giữ gìn vững chắc hơn cả.
Nếu bạn muốn thực hiện điều đó đối với mối quan hệ của bạn, những gì mà trang Howtodothings cung cấp là những tham khảo cần lưu ý.
Hãy lắng nghe mong muốn của người ấy
Lắng nghe là phần quan trọng nhất trong truyền thông. Điều này không có nghĩa là chỉ để nghe mà là thực sự hiểu những gì người ấy nói ra. Khi nửa kia của bạn có dấu hiệu không lời, bạn cũng cần phải nhạy cảm lắng nghe được ngôn ngữ cơ thể của người ấy. Hãy cố gắng hiểu những mong muốn của người bạn đời thông qua những thông điệp ngầm
Chú ý khi người kia nói
Đôi khi người vợ/chồng nói chuyện, bạn thường không chú ý đến chi tiết của cuộc hội thoại thì từ bây giờ bạn hãy thay đổi thói quen. Bằng cách lắng nghe cuộc trò chuyện, bạn sẽ hiểu những gì anh ấy đã nói, và dù là với các tín hiệu phi ngôn ngữ và là ngôn ngữ không lời.
Hãy hỏi để được tư vấn hoặc hỏi ý kiến người kia
Đôi khi, bạn có thể kéo sự có mặt của người kia vào trong vấn đề của bạn. Ví dụ, khi bạn đang phải đối mặt với một sự lựa chọn, bạn có thể tìm lời khuyên của vợ/chồng về những điều quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu ý kiến của cô ấy/anh ấy. Đôi khi, bạn cần phải cho cô ấy/anh ấy một cơ hội nói chuyện và thể hiện nhu cầu của cô ấy/anh ấy. Bằng cách này, cô ấy/anh ấy sẽ không cảm thấy bắt buộc phải nói chuyện với bạn về điều gì đó.
Đừng bỏ qua những việc nhỏ
Trong trường hợp khác, vợ/chống của bạn có thể quá lo lắng về một điều gì đó có vẻ tầm thường, chẳng hạn như quên mua một vài món hàng gia dụng hay quên trả các hóa đơn hoặc có vấn đề với hàng xóm... Khi điều này xảy ra, đó có thể đó là một dấu hiệu chứng tỏ có một vấn đề gì đó gây mất tập trung hoặc gây lo lắng cho cô ấy/anh ấy
Tạo sự kết nối với nhau
Tìm hiểu về các tín hiệu phi ngôn ngữ đôi khi sẽ bao gồm cả việc phân tích về tính logic của vấn đề. Ví dụ, nếu anh ấy/cô ấy im lặng hoặc tránh các chủ đề nhất định, có thể, anh ấy/cô ấy đang có vấn đề nghiêm trọng với bạn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đợi Nước mắt cô rơi... đau hơn khi nhớ lại quãng thời gian sống bằng sự chờ đợi, mong ngóng... Cô sắp có một sinh nhật buồn, buồn và đơn côi. Có lẽ cuộc đời cô giống như một cuốn phim tình cảm thấm đẫm nước mắt. Từ sau ấy, sau cái ngày mà người cô yêu nhất rời xa. Cái cảm giác trống...