Hôn nhân hạnh phúc của người phụ nữ đồng ý lấy chồng ngồi xe lăn
Một cô gái cao ráo, xinh xắn, siêng năng và chàng trai gắn liền với xe lăn đã vượt lên những cấm cản của gia đình, lời đàm tiếu để cùng xây tổ ấm.
Đó là câu chuyện của anh Thái Duy Đức (31 tuổi) và chị Bùi Thị Chinh (30 tuổi), hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Đôi vợ chồng “không chăn gối” nhưng vẫn sống vô cùng hạnh phúc hẳn sẽ khiến nhiều người có thêm niềm tin vào tình yêu, về sự gắn kết thật đẹp đẽ.
Câu chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng “không chăn gối”. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Nghị lực phi thường của chàng trai gắn liền với xe lăn
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thái Duy Đức cho biết, năm 2015 anh từ một thanh niên khỏe mạnh, chịu khó chẳng may gặp sự cố lao động khiến từ phần bụng xuống đến chân hoàn toàn bị mất cảm giác. Sinh hoạt của anh đều phụ thuộc vào mẹ và bạn gái cũ. Tuy nhiên, trước tình cảnh ấy, cô bạn gái đã quen 2 năm cũng dần lảng tránh và rời xa anh.
Anh Đức từng có khoảng thời gian tuyệt vọng khi đang lạnh lặn bỗng trở thành khiếm khuyết sau 1 ngày làm việc. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Sau khoảng thời gian đó, 2 năm anh Đức luôn tự ti, tuyệt vọng với cơ thể khiếm khuyết của bản thân. Có thời điểm anh không ăn uống 10 ngày vì đau buồn. Những rồi anh đã vực dậy tinh thần và quyết định sống thật tử tế thay vì buông xuôi trước nghịch cảnh. Anh bắt đầu ăn uống, sinh hoạt điều độ, chủ động chăm sóc bản thân để bớt phụ thuộc vào mẹ.
Bất chấp sự phản đối, quyết tâm yêu chàng trai bại liệt
Anh Đức nên duyên với người vợ hiện tại là nhờ một người bạn thân, cô bạn đã cho chị Bùi Thị Chinh xem những bài viết, phóng sự về anh. Được biết mẹ chị Chinh bị bệnh, khuất núi sớm nên từ nhỏ chị luôn cảm thấy bản thân bất hạnh và rất hiếm khi cười nói vui vẻ.
Khi người bạn đưa cho chị đọc câu chuyện về nghị lực của anh Đức, người bạn đã nói với chị: “Nhìn người ta mà xem. Anh ấy như vậy còn sống vui vẻ, biết giúp đỡ người khác thế này, bạn lành lặn, khỏe mạnh, có gì mà phải chán nản”.
Nghị lực của anh Đức đã tiếp thêm động lực cho chị Chinh. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Cảm thấy tò mò, chị chủ động kết bạn trên mạng xã hội với anh Đức. Hai người bắt đầu kết nối, dưới mỗi bài viết của anh, chị đều bấm ‘like’ và bình luận vì cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực. Anh Đức vui vẻ trêu đùa: ‘Anh đa tình mà, thấy chị tương tác vậy anh cũng chủ động tấn công lại’.
Cứ vậy, hai người thường xuyên nói chuyện qua tin nhắn. Chị Chinh thừa nhận: ‘Mỗi khi đọc tin nhắn và trò chuyện với anh Đức đều khiến chị cảm thấy rất vui vẻ’.Chị yêu anh Đức lúc nào không hay.
Đối với anh Đức, chị Chinh là người vô tư, dễ thương và nụ cười của Chinh như giúp anh được chữa lành những tổn thương trên cơ thể lẫn tâm hồn.
Anh Đức đã chủ động tán chị Chinh. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Hai người có cuộc hẹn gặp mặt trực tiếp đầu tiên tại sân bay Nội Bài sau 3 tháng trò chuyện qua tin nhắn. Anh Đức chủ động bay ra Hà Nội. Lần đó, chị Chinh xin nghỉ phép 1 tuần và đưa anh Đức đi chơi nhiều nơi.
Video đang HOT
Tuy thương chị nhưng anh Đức hiểu tình cảnh của mình không như nhiều người khác, nếu ở cùng nhau thì sẽ khổ. Anh từng ngỏ lời với chị Chinh rằng hãy thử về quê của anh sống cùng vài tháng để hiểu được sống chung với người khuyết tật sẽ khó khăn ra sao. Anh cũng thẳng thắn nói với chị Chinh về việc bản thân không còn khả năng đàn ông sau sự cố.
Cả hai đã yêu ngay từ những ngày đầu gặp gỡ. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Trước những điều này, chị Chinh đã xin thôi việc rồi gọi điện với gia đình để thông báo về quyết định của mình. Ban đầu, gia đình chị phản đối vì thật khó chấp nhận việc một cô gái khỏe mạnh, đang có công việc đi yêu một anh chàng ngồi xe lăn nhưng chị vẫn kiên quyết đi theo tiếng gọi của trái tim.
Khi về nhà anh Đức, chị không nề hà việc chăm sóc bạn trai trong những lúc anh không thể kiểm soát. Ngoài ra, chị còn theo mẹ của anh ra đồng cắt cỏ, vắt sữa bò.
Chứng kiến cô gái trẻ yêu thương con trai mình, mẹ anh Đức tâm sự: “Nhìn cách mà Chinh chăm sóc con tôi, cố gắng hòa nhập với cuộc sống ở đây, tôi tin vào tình cảm của hai đứa”.
Cả 2 nghe theo tiếng gọi của tình yêu, bất chấp sự ngăn cản của gia đình. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Đôi đũa lệch dệt tình yêu cổ tích
Chỉ vọn vẹn sau 5 tháng quen biết và tìm hiểu, chị Chinh và anh Đức chính thức nên duyên vợ chồng. Lúc đám cưới, chỉ có họ nhà trai vì bố chị Chinh vẫn chưa thể chấp nhận. Biết rằng còn nhiều thử thách ở phía trước, hai vợ chồng càng nỗ lực chứng minh tình yêu của mình cũng như chăm chỉ để cải thiện cuộc sống. Anh Đức bắt đầu kinh doanh để tăng thu nhập, còn nàng dâu phụ mẹ chồng nuôi bò lấy sữa.
Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, anh chị đã nên duyên vợ chồng. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Sau đám cưới, năm 2017 hai vợ chồng được bệnh viện ở TP.HCM hỗ trợ hoàn toàn miễn phí làm thụ tinh ống nghiệm để sinh con. Sau 3 lần thất bại thì hiện tại, chị Chinh đang mang thai cô công chúa đầu lòng. Sau khi có em bé, chị Chinh cũng đã ở nhà giúp anh đóng hàng và phụ công việc nhẹ nhàng.
Chẳng những không cảm thấy thiệt thòi khi ở cạnh người đàn ông khiếm khuyết, chị Chinh còn thấy cuộc sống vô ưu, vô nghĩ, nhẹ nhàng khi mọi việc lớn trong nhà, anh và mẹ đều lo toan, gánh vác.
Chị Chinh cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được ở bên người chồng như anh Đức. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Để vợ được nghỉ ngơi trong lúc bầu bì, anh Đức ngồi xe lăn chủ động lo việc nhà như nấu cơm, giặt giũ. “Anh lúc nào cũng gọi vợ, bảo ăn hết thứ này đến thứ khác, cần gì đáp ứng tận tay’, chị vợ không giấu được hạnh phúc chia sẻ.
Sau 3 năm chăm chỉ làm việc rồi được mẹ giúp sức, năm 2020 đôi vợ chồng xây được nhà mới đầy đủ tiện nghi với chi phí gần 1 tỷ đồng. Nhờ nỗ lực vươn lên, hai người đã dần ổn định cuộc sống. Hàng tháng công việc kinh doanh và làm trang trại cũng giúp gia đình có thu nhập đủ chi tiêu. Với phương châm “Yêu thương là hạnh phúc”, anh Đức và chị Chinh đã chứng minh cho mọi người thấy tình yêu cổ tích giữa đời thường của mình.
Đôi vợ chồng hạnh phúc chuẩn bị đón con gái đầu lòng. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Về gia đình chị Chinh, khi thấy con gái sống hạnh phúc và anh Đức có trách nhiệm với vợ nên bố chị dần thay đổi suy nghĩ. Năm 2021, chàng rể Lâm Đồng lần đầu ra Phú Thọ để gặp gia đình nhà vợ, ăn bữa cơm ấm cúng.
Khi được hỏi về chuyện không có khả năng sinh con, anh Đức cho biết: “Với chúng tôi, chỉ cần ôm nhau, hôn nhau, dành sự chăm sóc, yêu thương chân thành cho nhau thì đã đủ hạnh phúc rồi’. Hai vợ chồng quan niệm “chuyện chăn gối” là điều quan trọng trong hôn nhân nhưng đó không phải là điều duy nhất quyết định hạnh phúc.
Sau một thời gian dài, anh Đức cũng đã có dịp về quê vợ ra mắt. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Nói về dự định tương lai, anh Đức cho biết: “Chỉ mong cuộc sống có thật nhiều sức khoẻ, sinh con ra khoẻ mạnh chứ cũng không đặt hi vọng vào những khát vọng quá lớn, sẽ làm mình phải thất vọng nhiều”.
Mong rằng trong tương lai cặp đôi sẽ mãi hạnh phúc như hiện tại. (Ảnh: Thái Duy Đức)
Sau bao sóng gió, giờ đây họ đã có được nhau, xây dựng một tổ ấm nhỏ đầy ắp tiếng cười. Bản thân chị Chinh cũng cảm thấy may mắn vì cuộc đời chị gặp và lấy được anh Đức < một người đàn ông đem động lực sống và niềm tin vào tình yêu cho chị.
Giận chồng bỏ hai con nhỏ từ bé, hơn 40 năm sau người phụ nữ đi tìm nhưng đã muộn màng
Hôn nhân không hạnh phúc, người phụ nữ dứt áo bỏ 2 con nhỏ cho chồng nuôi để tìm bến đỗ mới.
Hơn 40 năm sau, bà hối hận đi tìm.
Bà Hai (hay còn tên gọi khác là Trần Thị Thúy Nga ở xã Khánh Hội, huyện U Minh, Cà Mau). Bà sống gần bãi biển lúc bán chè khi thì lại làm cá, kiếm tiền mưu sinh. Người đàn bà ở độ tuổi lục tuần, khuôn mặt khắc khổ suốt bao nhiêu năm qua vẫn trăn trở một nỗi niềm.
Như bao người phụ nữ khác, đến độ tuổi cập kê bà Hai lập gia đình. Bà học ít nhưng chồng là người tri thức, học rộng, biết nhiều. Cuộc hôn nhân hạnh phúc được 10 năm, đôi vợ chồng có với nhau hai người con gái thì đau khổ ập đến.
Nguyên nhân tan vỡ hôn nhân được bà Hai chia sẻ là do sự khác biệt về lối sống, không hòa hợp được. Đỉnh điểm là người đàn ông đó đã phản bội khiến bà phải đưa đến quyết định dứt áo ra đi, bỏ hai con nhỏ.
Đến giờ bà vô cùng hối hận vì đã sai lầm giao hai con nhỏ cho chồng. " Giao trong sự bực tức, không suy nghĩ thấu đáo được và lúc đó còn quá trẻ mới có hai mươi mấy tuổi. Tôi nói nếu người ta đã phản bội thì giao con cho chồng làm gì thì làm. Sau này mình lập gia đình mình có chồng khác. Không hạnh phúc thì không miễn cưỡng".
Bà Hai giận chồng bỏ hai con, hơn 40 năm sau hối hận đi tìm
Hận mẹ bỏ rơi, người phụ nữ vẫn mong được gặp 1 lần
Cùng lúc, chị Bảo Ngọc (49 tuổi, định cư ở Đức) cũng mòn mỏi đi tìm người mẹ đã rời đi khi chị mới 2 tuổi. Không nhớ mặt mẹ cũng chẳng có chút ký ức nào, hành trang tìm kiếm của đứa con chỉ nhen nhóm 1 số thông tin "Mẹ tên Nga".
Tuổi thơ của chị Ngọc là chuỗi ngày bất hạnh: Cha mẹ ly hôn, dì ghẻ đánh đập, đến bà nội cũng không thương. Ngày cha mẹ đường ai nấy đi, chị Ngọc và chị gái tên Tâm được cha nuôi dưỡng. Sau đó, người cha đi bước nữa.
Ký ức của chị bắt đầu bằng những trận đòn roi của người mẹ kế. Khi đó đứa trẻ tủi hờn hỏi tại sao suốt ngày bị đánh đập thì người mẹ kế trả lời: " Tao không phải mẹ ruột của tụi bay".
Kể từ đó, chị trăn trở một câu hỏi vậy mẹ ruột của mình là ai? Nhiều lần chị Ngọc hỏi cha là ông Ngô Viết Đức: " Mẹ con đâu? Sao không thấy thì ba bảo ba mẹ ly dị rồi. Lý do thì lớn lên con tự biết chứ ba không kể gì hết".
Sau này, khi ông Đức biết hai con bị vợ lẽ hành hạ đã bỏ người đàn bà này rồi dẫn con về Sài Gòn sinh sống. Một thời gian sau, ông lại lập gia đình với người vợ thứ 3 và có thêm 1 con gái. Nhưng sợ các con bị đánh đập nên ông không ở chung mà chỉ chạy qua, chạy lại.
Năm 1978, ông Đức dắt hai con gái và gia đình riêng vượt biên thì bị công an phát hiện. Trước khi bị bắt, ông dặn chị Ngọc và chị Tâm về địa chỉ nhà bà nội nương nhờ. Tuy nhiên, bà nội không thương cũng thường xuyên đánh đập các cháu.
Chị Ngô Thị Bảo Ngọc đi tìm mẹ
Sống trong cảnh éo le này 2 năm, chị em chị Ngọc bỏ lên Sài Gòn đi làm thuê ở các quán cơm, sống qua ngày. Quá cực khổ, nhìn bạn bè xung quanh ai cũng có gia đình, người thân còn mình thì không, chị Ngọc luôn tự hỏi không biết giờ mẹ mình đang ở đâu? Tại sao lại bỏ đi khiến hai chị em khổ sở như vậy?
Cuối năm 1984, ông Đức qua đời do bệnh. Một năm sau, chị gái tên Tâm cũng mất. Lúc đó chị Ngọc mới 16 tuổi rơi vào cảnh mồ côi, không người thân. Cô gái sau đó cũng tìm được bến đỗ. Đến năm 1992, hai vợ chồng chị Ngọc đi định cư ở Thụy Điển, được 20 năm thì đến Đức lập nghiệp.
Sống nơi xứ người, trong lòng chị luôn có nhiều câu hỏi đặt ra nhưng mãi không có câu trả lời. Từ nhỏ đến khi trưởng thành luôn giận và hận mẹ nhưng trong lòng vẫn ao ước được gặp mẹ 1 lần.
Nhờ vào những thông tin trùng hợp, bà Hai và chị Bảo Ngọc đã nhận ra nhau. Sau hơn 40 năm, bà Hai vẫn nhớ con gái lớn của mình là Ngô Thị Bảo Tâm, tính đến Tết 2021 là tròn 52 tuổi, còn con gái thứ 2 sinh ngày 13/2 tại Cà Mau năm nay 49 tuổi.
Chị Ngọc và bà Hai đoàn tụ sau hơn 40 năm
Được biết, có lần bà cũng đi tìm các con nhưng những người thân biết tung tích đã qua đời nên mất hết thông tin. Một lần khác người cháu của bà nói ông Đức có gửi thư về nhưng không rõ để đâu mất.
Gặp lại con gái, bà Hai kể lại, sau ly hôn bà về quê lấy lại họ gốc là Nguyễn thay tên Hai. Bà Hai cũng đã có gia đình mới và có 4 người con khác. Trong khoảng thời gian này, bà vẫn đinh ninh chồng, con đã ổn định cuộc sống. Giờ mới biết, chồng mất, hai đứa con mồ côi khổ sở làm thuê làm mướn ở bến xe, một người mất một người tha phương.
Hình ảnh bà Hai và ông Đức hồi còn mặn nồng vẫn được giữ lại
" Cuộc chia ly nào cũng đau thương, giận chồng bỏ con giờ thấy đau đớn quá trời quá đất. Đó là sai lầm lớn lao trong đời của mình. Phải như ngày đó không mềm lòng thì đâu có mất 2 đứa con", bà Hai nghẹn ngào nói.
Vợ xót xa khi nghe chồng nói hối hận vì kết hôn, còn thương người cũ Tình yêu vốn là một câu chuyện dài, chẳng ai giống ai. Mỗi người đều có một tình yêu riêng cho mình và khi tình yêu đủ lớn, họ sẽ bước vào hái trái ngọt đầu tiên của mình, đó chính là hôn nhân. Với nhiều người, hôn lễ chính là đích đến của tình yêu. (Ảnh minh họa: O'Bon Paris) Tuy nhiên,...