Hôn nhân địa ngục khi cưới chồng mà không yêu
Nhiều khi tôi chẳng màng chuyện chăn gối vì tôi đến với anh hoàn toàn không có tình yêu mà chỉ vì hoàn cảnh gia đình.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi kết hôn được 7 năm có hai bé gái. Bao năm qua, tôi vẫn làm tròn trách nhiệm người vợ, người mẹ còn anh thì vô tâm, hay nói những lời khiến tôi đau lòng, tui thân.
Những lúc tôi muốn yên tinh một mình, chồng lại cho là tôi vô tâm, không gọi điện hỏi thăm chồng làm ăn ra sao. Anh bắt tôi phải vui ve nói chuyện, lúc nào cũng phải cười. Tôi thích lãng mạn, thích được quan tâm hơn nhưng anh thì ngược lại. Tôi bân buôn bán ở nhà, lo cho con cái đi hoc, đôi khi không rảnh nhưng chỉ cần điện thoại mà tôi không bắt máy là anh nổi điên lên rồi giận không liên lạc nữa. Anh còn hay nhắn tin trách móc, nói có thứ vợ gì như tôi, anh biểu từ nay việc tự ai nấy lo, tiền ai nấy xài, anh chẳng thích quỵ lụy ai…
Nghe anh nói được vài câu là tôi im lặng và lại nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhưng tôi không nơ bỏ con, không muốn như ba mẹ ruột bỏ hai chị em. Tôi phải làm sao khi cuộc hôn nhân này nhiều người nhìn vào nghĩ thì thấy hạnh phúc mà thật ra tôi đau khổ ngàn lần, nước mắt rơi mỗi đêm… (Ngọc Trâm)
Trả lời
Chào bạn!
Cuộc hôn nhân bền vững rất cần tình yêu. Nhưng cũng không hiếm các đôi đến với nhau lúc đầu không có tình yêu nhưng khi về sống chung, cả hai cùng vun đắp thì tình yêu lại nảy nở và tạo thành trái ngọt hạnh phúc.
Bạn đến với chồng không có tình yêu, nhưng liệu đã khi nào bạn nghĩ mình cần làm thế nào để có tình yêu với chồng chưa? Bạn sống với chồng suốt 7 năm, có 2 con nhưng bạn chẳng muốn yêu chồng, cũng chẳng màng chuyện chăn gối. Thế thì chồng bạn sẽ nghĩ về bạn như thế nào? Bạn nói mình vẫn hoàn thành trách nhiệm người vợ, người mẹ nhưng trách nhiệm ấy chỉ là hình thức và bạn làm không phải từ tâm của mình. Có lẽ chồng bạn cũng biết bạn không yêu anh ấy.
Video đang HOT
Chồng muốn bạn gọi điện hỏi thăm, tức là anh ấy cũng muốn được bạn quan tâm, muốn bạn thể hiện tình yêu dành cho mình nhưng bạn không làm. Hôn nhân không tình yêu mà bạn không xây nó cũng chẳng muốn vun cho nó thì làm sao có hạnh phúc?
Để giải quyết chuyện gia đình, bạn cần xác định lại xem bạn thực sự muốn gì trong cuộc hôn nhân này. Nếu bạn muốn con bạn có cha, bạn muốn thay đổi cuộc hôn nhân theo hướng tích cực thì bạn cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn trước. Bạn hãy tìm xem anh ấy có những điểm tốt nào để bạn có thể yêu và sống chung được, quan tâm đến anh ấy nhiều hơn, hãy nói những suy nghĩ và mong muốn của mình để chồng hiểu. Bạn càng im lặng thì càng làm cho chồng thêm bực vì nghĩ là bạn coi thường anh ấy.
Chồng bạn nói không muốn quỵ lụy ai, nghĩa là bao nhiêu năm nay anh ấy đã cố gắng nhưng thấy bản thân bất lực khi vẫn không thể có được tình cảm của bạn. Có lẽ những gì đã trải qua lúc còn nhỏ – khi bị cha mẹ bỏ rơi – đã làm cho bạn không có niềm tin vào cuộc sống gia đình và vì thế bạn cũng chưa nỗ lực cho cuộc hôn nhân của mình. Bạn phải có niềm tin thì mới dám hành động để có hạnh phúc.
Ngược lại, nếu bạn hoàn toàn không thể hay không muốn cố gắng vun đắp nữa, có thể nghĩ tới phương án giải thoát để cả hai thực sự tìm hạnh phúc mới. Các con bạn có lẽ cũng không được hưởng lợi gì nếu cha mẹ chung sống nhưng không có tình yêu mà chỉ có sự đau khổ, trách móc và oán giận dành cho nhau.
Theo VNE
Địa ngục trần gian của người dâu út "một cổ hai tròng"
Dường như sự xuất hiện nàng dâu út là chị đã trở thành cái gai lớn trong mắt chị dâu cả.
Nhìn gia đình người ta hạnh phúc, đoàn kết, mối quan hệ trong gia đình chồng vui vẻ, thoải mái, chị Ngân (Nguyễn An Ninh, Hà Nội) muốn ứa nước mắt khi nói về nhà chồng mình.
Ngoài bố mẹ chồng, vợ chồng chị còn sống cùng gia đình của anh chồng. Theo chị, nếu nhận xét một cách khách quan, mẹ chồng và chị dâu chị không phải là người xấu nhưng họ lại quá ư soi mói, thích đặt điều.
Chị Ngân là người tính tình rất vui vẻ, thoải mái. Chị rất yêu anh Quân - chồng mình. Chị biết tình yêu lớn của anh là gia đình. Vì thế ngay từ khi bước chân vào cánh cửa nhà chồng, nhận phận làm dâu, chị biết mình phải trưởng thành hơn, cần phải có trọng trách khiến gia đình đoàn kết, thuận hòa, vui vẻ. Chị tự hào bảo mình là người thoải mái, biết điều, ai cũng quý thì chắc chắn sớm muộn gì nhà chồng cũng sẽ yêu mến chị.
Thời gian đầu tiếp xúc với các thành viên trong gia đình chồng, chị thấy mọi người rất đỗi hiền lành, quan tâm tới nhau. Thế nhưng khi sống cùng, chị mới thấy mẹ chồng và chị dâu vô cùng phiền phức. Mỗi người một ý, mỗi người một tính, chẳng ai chịu nghe ai. Thêm vào đó, dường như sự xuất hiện nàng dâu út là chị đã trở thành cái gai lớn trong mắt chị dâu cả.
Giờ chị mới thấm thía câu nói ở đâu lắm đàn bà thì ở đó siêu phức tạp.
Sinh ra ở phố cổ, được gia đình chiều từ nhỏ nên Ngân xinh đẹp, trẻ hơn tuổi, tính tình vui vẻ, nhí nhảnh, vô lo vô nghĩ. Ngay từ khi bước vào gia đình chồng, chị đã tỏ thiện chí và mong muốn được thành viên đặc biệt là chị dâu giúp đỡ.
Thế nhưng ngay hôm đầu tiên, chị dâu đã rủ rỉ vào tai Ngân: "Chú Quân đòi lấy cô về là bố mẹ mất ăn mất ngủ bao lâu đấy!". Hỏi ra, Ngân buồn rười rượi khi biết lý do mẹ chồng không ưng chị là bà chê chị xương to, mông to sau này bắt nạt chồng, ăn hết đồ của chồng và dễ già trước chồng vì hai vợ chồng bằng tuổi nhau.
Thế rồi nhiều hôm thấy dâu út mặc váy xúng xính đi làm, chị dâu cũng chạy ra căn dặn: "Em ăn mặc phải hợp tình hợp lý một chút. Nhà có lắm đàn ông mà sao em mặc váy ngắn thế kia, không hay ho tẹo nào. Em nên lịch sự như chị, kín cổng cao tường, quần và áo, chấm hết".
Ngân không bằng lòng, chị thầm nghĩ: "Mình mặc cũng toàn đồ công sở, đâu có hở hang gì đâu, mà thi thoảng mẹ chồng vẫn mặc váy vóc mà".
Rồi Ngân phát mệt với những lời cảnh báo của chị dâu: "Em ngực lớn, em đừng mặc áo cổ rộng, nhìn kinh chết đi được. Đàn bà con gái phải ý tứ chứ! Hàng họ cứ hơ hớ ra thế". Hay lúc thì chị dâu nói: "Biết em giàu rồi, em không phải ngày nào cũng xách hàng tá túi to túi nhỏ về để ra oai đâu. Mà biếu mẹ thì biếu kheo khéo chứ ai lại biếu sỗ sàng thế, chẳng khác nào khoe"; "Quần áo của nhà cô thì cô phơi trong ban công phòng đi, phơi lên sân chung một là chật chội, hai là không văn minh"...
Mới đầu, thấy chị dâu hiền hòa, dễ chịu, biết lắng nghe, bao nhiêu chuyện vui buồn, chuyện tình yêu từ thời con nít, Ngân cũng lôi hết ra kể với chị dâu. Chẳng hiểu thế nào, hôm trước kể, ngay hôm sau mẹ chồng biết chuyện, mắng Ngân là loại đàn bà hư hỏng, có chồng mà vẫn vấn vương tình cũ.
Dù chị rất cố gắng thể hiện mình là người đúng mực nhưng gần như chẳng chuyện gì chị làm hoàn toàn đúng ý bà. Dường như bà cố tình không ưa con dâu út. Chị Ngân làm tốt đến mấy bà và chị dâu cũng chê là dở ẹc. Mẹ chồng còn đặt cho chị biệt danh "con công ba hoa" khiến chị ấm ức vô cùng.
Là người nhanh quên, chị cũng tự động rút ra kinh nghiệm không kể lể gì nữa. Nhờ vậy, có một thời gian chị đã tránh được ít nhiều rắc rối do mâu thuẫn với mẹ chồng, với chị dâu mang lại.
Nhưng tới khi chị mang bầu thì mâu thuẫn giữa hai nàng dâu nhà chị tăng mạnh. Chả là bố mẹ chồng có đúng hai người con trai. Vợ chồng anh chị cả đã sinh 3 bé toàn là gái, bố mẹ chồng chị luôn ao ước được bế cháu đích tôn.
Từ ngày biết em dâu út mang bầu con trai, chị dâu vốn đã không ưa nay còn ghét chị Ngân ra mặt. Chị rất hay góp ý các việc riêng của em dâu, mà thực ra là áp đặt.
Chị dâu suốt ngày chê trách chị Ngân là "mẹ tồi" rồi mách với mẹ chồng, khiến mẹ chồng xót cháu cũng quay ra đay nghiến chị hết lời. "Con có hiểu là có bầu thì phải đi dép không? Sao vẫn cứng đầu cố làm điệu đi guốc 2 phân thế kia?", "Có bầu rồi, sắp làm mẹ tới nơi rồi mà vẫn đỏng đảnh váy bó với chẳng quần soóc? Cô làm điệu cho trai ngắm à? Hay thế nào?".
Dù là người sởi lởi, thoải mái song chị Ngân không sao chịu đựng được khi mẹ chồng và chị dâu luôn chĩa mũi nhọn vào mình.
Đến việc chị mua đồ trang trí phòng cho con sắp sinh, tủ màu gì, sơn tường như thế nào, mua sữa gì, mẹ chồng và chị dâu cũng can thiệp. Chị Ngân thích màu xanh nhạt, mẹ chồng và chị chồng lại nằng nặc đòi màu vàng cho hợp mệnh với bé. Chị Ngân không chịu, mẹ chồng chị tỏ thái độ gay gắt với chị ngay lập tức.
Hôm trước sơn xong màu xanh, hôm sau về nhà chị tá hỏa khi thấy bà nằng nặc gọi thợ vào sơn lại màu vàng. Bà quyết tâm can thiệp vì: "Chị dâu và mẹ vừa đi xem bói rồi, cu Tí hợp màu vàng, xanh là bệnh tật ốm yếu ngay".
Chị Ngân giận lắm tâm sự: "Mình không biết phải làm sao khi đến cái quần, cái tã cho bé, mẹ chồng và chị dâu cũng can thiệp phải thế này, thế kia".
Giọt nước tràn ly khi một ngày đi làm về, chị không thấy cái quần chip nào của mình đâu. Chưa kịp hỏi, mẹ chồng đã bảo: "Con đang bầu, con mặc những cái quần thun to to như của mẹ mặc ấy cho thoải mái. Mẹ vứt hết mấy cái quần bé tin hin của con cho người dọn nhà rồi. Nhìn những cái đồ lót con dùng vừa bé, vừa hư hỏng lại bất tiện".
Chị Ngân biết chẳng bao giờ tự dưng mẹ chồng lại xét nét cả những đống đồ ấy. Có lẽ, tất cả là "nhờ phước" chị dâu?Đến nước này, chị tự nhủ không thể nhịn thêm nữa. Giờ con chưa sinh ra đã bị đối xử như thế, sau này con ra đời, chị sẽ còn phải chịu đựng bao ấm ức nữa?
Trong đầu chị nghĩ ngay đến giải pháp ra riêng. Chị sẽ cố gắng thuyết phục chồng mua nhà riêng càng sớm càng tốt bởi thứ nhất nhà anh không quá rộng rãi, thứ 2, anh chị có đủ điều kiện để ở riêng. Chị nghĩ đó cũng chính là biện pháp duy nhất lúc này để vừa giải thoát mình khỏi ách áp bức một cổ hai tròng vừa giữ yên ấm gia đình.
Theo Phunutoday
Tội gì không lấy chồng giàu "Đằng nào cũng là yêu thì tội gì không yêu người có tiền! Đằng nào cũng chẳng biết trước được ngày mai lòng người sẽ đổi thay ra sao thì tội gì không lấy chồng giàu có!" - một người vợ trẻ vừa lấy chồng giàu bày tỏ quan điểm của mình. ảnh minh họa Hải Yến (28 tuổi) là một cô gái...