Hôn nhân đặc biệt của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là người đàn ông hiếm hoi được vợ trao cho cô em gái để nối duyên, ngay trước khi bà qua đời.
Người vợ đầu tiên của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký tên là Bùi Thị Nhiễu, là một cô giáo nhan sắc có tiếng ở thành phố Nam Định. Lúc sinh thời, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký kể, hai người để lại ấn tượng với nhau bằng những tia sét ái tình mãnh liệt từ hai phía trong lần gặp đầu tiên. Họ chia tay nhau và hẹn 15 ngày sau để ông anh kết nghĩa tiếp tục dẫn cô giáo trẻ xuống nhà chàng trai tật nguyền chơi.
Ngày đó, anh thanh niên Nguyễn Ngọc Ký mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, cũng có những băn khoăn khi nghĩ về hạnh phúc lứa đôi vì không muốn người con gái đến với mình phải khổ. Nhưng chỉ qua một lần gặp mặt, cô giáo Nhiễu đã thấy ở người con trai có đôi tay tật nguyền ấy chứa đựng sự quả cảm.
Vào ngày tái ngộ, Nguyễn Ngọc Ký không khỏi bất ngờ khi chỉ thấy cô gái trẻ một mình đạp xe vượt 30 cây số xuống thăm mình, không cần “ông mai”. Về hình ảnh đó, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký từng hài hước ví von: “Thúy Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya một mình, còn bà ấy xăm xăm băng lối đường xa ba mươi cây số để đến với mình”.
Đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt, song cặp đôi đã vấp phải sự phản đối từ phía gia đình cô giáo Nhiễu. Mấy ai tin được một người con gái xinh đẹp chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt cả hai cánh tay. Nhưng rồi, nhờ sự vun đắp lặng lẽ mà đầy hiệu quả của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: “Cụ cứ gả cô Nhiễu cho chú Ký đi, trên đời này ai cũng sẽ chết hết, chỉ riêng mỗi nhà văn nhà thơ không chết”. Nhờ đó mà bố vợ đã đồng ý cho Nguyễn Ngọc Ký được làm đám cưới cùng con gái mình.
Tình yêu đẹp của Nguyễn Ngọc Ký đơm hoa kết nụ được 3 người con, đều nối nghiệp mẹ cha làm nghề giáo. Nhưng hai người đã không thể cùng nắm tay nhau đến đầu bạc răng long trọn vẹn. Năm 1994, khi đang công tác trong Nam, hay tin vợ bị tai biến, ông vội vã trở về Hà Nội chăm sóc vợ. Nhưng sau 7 năm chăm sóc và chữa trị, bà bỏ ông ra đi.
“Nối duyên” với em gái của vợ
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, trong cảnh thập tử nhất sinh, bà Bùi Thị Nhiễu cầm tay chồng nhắn nhủ: “Nếu như em có mệnh hệ nào thì anh cố gắng thương lấy cái Đậu vì chồng nó cũng mất sớm. Giúp dì dạy dỗ các con”. Theo lời phó thác của chị gái, bà Đậu lặng lẽ tìm vào TP HCM với anh rể, thay chị chăm sóc ông những khi trái gió trở trời. Cả hai người đã phải vượt qua nỗi ái ngại ban đầu của nhau, sự phản đối của các con để sau đó về chung sống dưới một mái nhà cho đến khi ông qua đời.
Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký – Bùi Thị Đậu
Với nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, cả hai người vợ đều là những người phụ nữ tuyệt vời, là những cánh tay thật ấm, dẫn dắt mình tiếp bước trước mỗi ngã rẽ của số phận. Nói về người vợ thứ hai, lúc sinh thời, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký cho rằng bà Đậu như một cánh én, báo hiệu mùa xuân mới cho mình khi ông đang đắm chìm trong sự mất mát của tình yêu. Trong khi đó, bà Đậu bày tỏ: “Chúng tôi đến với nhau vì tình nghĩa, để chăm sóc, an ủi, động viên nhau”.
Video đang HOT
Vào năm 2021, khi xuất hiện trong một chương trình truyền hình, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã không ngần ngại bày tỏ những lời yêu thương, đậm chất “ngôn tình” dành cho bà xã U70 khiến khán giả phải ngưỡng mộ. Ông cũng dành cho người vợ của mình mình những câu thơ tình cảm, tha thiết: “Trước khi sương gió mù trời/Ngổn ngang lá rụng/Nhớ người cõi xa/Em là cánh én trong ta/Thức xuân dậy sớm/Đóa hoa ngỡ tàn”.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi. Bảy tuổi, ông quyết tâm đến trường và dùng chân để viết. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi lần thứ hai.
Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê làm giáo viên. Năm 1992, ông được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Sau đó một năm, thầy Ký cùng gia đình chuyển vào sinh sống và chữa bệnh tại TPHCM, đồng thời chuyển công tác làm việc tại Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp.
Cuộc đời và quá trình luyện viết của ông được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho vào những trang sách giáo khoa như lời động viên, khích lệ cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Suốt cả cuộc đời, thầy Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò với nghị lực, quyết tâm phi thường và ra mắt nhiều tác phẩm để lại tiếng vang như hồi ký Tôi đi học, hồi ký Tôi học đại học, hồi ký Tôi đi dạy học, Tâm huyết trao đời…
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời vào rạng sáng ngày 28/9/2022, thọ 75 tuổi.
Về Nam Định đừng bỏ lỡ món ngon gia truyền này
Xôi là thức quà sáng phổ biến ở khắp mọi nơi, nhưng đến với thành phố Nam Định, xôi xíu còn được biết đến là một món ăn níu giữ hương vị gia truyền và nơi tình yêu bắt đầu.
Xôi xíu được rắc thêm vừng và hành khô khi chưa thêm sốt.
Món ngon nổi tiếng ở Nam Định: Nơi tình yêu bắt đầu
Xôi xíu Nam Định là một món ăn mà hễ ai là người Nam Định cũng hết sức tự hào vì mang một hương vị riêng, đó là hương vị của tình yêu.
Ông Vũ Văn Xuân, 55 tuổi, phường Bắc Ninh, thành phố Nam Định cho biết: "Khoảng 40 năm trước, món quà sáng phổ biến nhất ở thành phố Nam Định là xôi xíu, cứ mỗi sáng, các đôi trai gái đang tuổi "cập kê" lại hẹn hò nhau ở các quán xôi xíu, từ đó dần dần mà nên duyên vợ chồng.
Ngay như tôi và bà xã, gặp nhau ở quán xôi xíu Thái Liên rồi yêu nhau cũng bên bát xôi xá xíu, đến nay vợ chồng tôi đã gần 40 năm chung sống, hằng ngày vẫn đến quán Thái Liên ăn xôi xíu và trở thành những "vị khách gia truyền" của quán". Ông Xuân chia sẻ.
Khách hàng quen thuộc của các quán xôi xíu còn là học sinh, sinh viên và người đi làm. Họ thường ghé vào tiệm xôi xíu bên đường để ăn vào mỗi sáng, họ thích xôi xíu bởi món ăn này cung cấp nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng và cả hương vị đặc trưng.
Xôi dẻo, thơm, được làm bằng gạo nếp trắng hòa quyện với thịt xíu mềm, đậm đà, hơi mặn mặn nhưng thiếu nước sốt thì độ ngon của xôi xíu đã mất đi một nửa. Nước sốt được làm từ nước xương và nước của xá xíu sền sệt dải đều lên bề mặt của xôi, ăn vừa dẻo vừa thơm lại chút ngầy ngậy.
Xôi xíu sau khi được thêm nước sốt từ xương và thịt.
Anh Hoàng Văn Thoại, quê huyện Ý Yên, Nam Định làm công nhân trên thành phố chia sẻ: "Ăn một bát xôi xá xíu với giá 15 nghìn đồng vào buổi sáng sẽ giúp tôi có đủ năng lượng đến trưa. Nhiều người nghĩ xôi là của nếp khó ăn, nhất là ăn nhiều. Nhưng riêng đối với tôi, xôi xíu tôi có thể ăn nhiều, ăn nó như ăn cơm hàng ngày, bởi hương vị xôi xíu vừa ngọt, vừa mặn lại hơi cay cay rất dễ ăn, nước sốt làm mềm xôi".
Đối với người dân Nam Định, xôi xíu ngày nào từ một món quà sáng dân dã, phổ thông thì nay đã là ẩm thực đặc trưng của Nam Định. Hễ ai đi xa đều quảng bá về xôi xíu quê hương, khách đến chơi nhà chẳng tiếc công làm nồi xôi xíu ăn cả ngày không chán, không thì ra quán làm bát nhỏ "cho quên lối về".
Món ngon nổi tiếng ở Nam Định: Xôi xíu giữ hương vị truyền thống
Xôi xíu Nam Định có mặt trên tất cả các con phố, ngóc ngách, có những quán thâm niên đã gần nửa thế kỷ đến nay vẫn giữ được hương vị gia truyền không lẫn vào đâu được.
Tuy vậy, món xôi xíu cũng không phải quá khó làm, du khách có thể làm tại nhà và thưởng thức sản phẩm do chính tay mình làm ra.
Xôi xíu là món ngon đặc trưng ở thành phố Nam Định.
Cô Liên, chủ quán xôi xíu Thái Liên nức danh ở thành phố Nam Định chia sẻ: "Để làm được xôi xá xíu, trước hết phải chọn được nguyên liệu tốt, yếu tố này quyết định 50% độ ngon của xôi xíu.
Đầu tiên, đó là phải chọn được gạo nếp đầu mùa, hạt tròn, mẩy, chọn theo địa lý thì nên chọn gạo vùng Hải Hậu là ngon nhất.
Thịt lợn có thể là ba chỉ hoặc nạc thăn tùy vào ý thích của mỗi người, chỉ không nên chọn thịt mỡ quá cùng các loại gia vị phổ biến.
Thịt lợn thái thành miếng dài và to rồi đem ướp cùng gia vị gồm tỏi, ngò nhuyễn và ướp ít nhất 8 tiếng thì gia vị mới thấm và không bị bay mùi khi đun chín.
Sau đó, bắc chảo lên bếp rồi cho vào một muỗng canh dầu, đợi dầu nóng gắp thịt cho vào rán sơ qua hai mặt khoảng 3 phút. Tiếp tục đổ hết nước sốt ướp thịt cùng nước trắng, đậy nắp rim với lửa nhỏ.
Trong lúc rim, thỉnh thoảng lật thịt để thịt thấm nước và chín đều, quan sát thấy nồi thịt sốt sánh là tắt bếp. Phần nước sốt có thể để vào chén ăn kiểu bánh mỳ kẹp và chấm xá xíu, phần thịt thái mỏng là đã xong phần xíu.
Khâu chế biến gạo có lẽ đơn giản hơn bởi ngày nay hầu hết mọi người thổi xôi bằng nồi cơm điện, vì thế chỉ cần gạo nếp vo sạch, cho vào nồi cơm điện cùng ít muối, nấu như nấu cơm hàng ngày là xong.
Tuy nhiên với xôi xíu Nam Định thì còn giữ được cách thổi cơm nếp theo cách truyền thống, đó là chõ xôi hoặc nồi gang với bếp củi, nên cơm nếp cũng có mùi thơm và hương vị đặc trưng hơn nơi khác.
Cuối cùng là cho xôi ra đĩa và xếp xíu lên, trét mỡ hành, hành phi cùng ít củ cải chua ngọt, có thể thêm chút hạt tiêu hoặc ớt tươi tùy vào ý thích mỗi người.
Một bát xôi xíu bốc đầy hơi ấm trong màu trắng tinh khôi của gạo nếp đầu mùa, của lạp xưởng đỏ hồng, của vị nước sốt béo ngậy sẽ xua tan đi nhanh chóng cái đông giá mỗi buổi sáng sớm.
Ăn xôi xíu Thành Nam cũng cần có "kỹ năng" đặc biệt, đó là phải dàn đều nước sốt khắp xôi, để sốt "lách sâu" và thấm đẫm qua từng hạt xôi, mỗi miếng xôi là kẹp một miếng xíu, cắn vào mà vấn vương mãi không thôi đặc sản Thành Nam".
Nếu có cơ duyên ghé qua Nam Định, hãy tranh thủ làm bát xôi xíu để thưởng thức món ngon Thành Nam và biết đâu lại nên duyên tương ngộ tại các quán xôi xíu nhỏ xinh.
Madam Pang khen đồ ăn Việt Nam cực ngon, U.23 Thái Lan lại nhớ món quê nhà Nữ tỉ phú Nualphan Lamsam, thường gọi là 'Madam Pang', vừa bí mật về nước mang sang thành phố Nam Định cho đội U.23 Thái Lan nhiều đồ ăn quen thuộc từ quê nhà để các cầu thủ thưởng thức. Trả lời phỏng vấn với phóng viên tờ Siamsport ngày 11.5, Madam Pang cho biết: "Để chuẩn bị cho U.23 Thái Lan trước...