Hơn một tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp
Hơn 1,2 tỷ người trên toàn cầu mắc bệnh tăng huyết áp, tăng gấp đôi so với năm 1990, theo một nghiên cứu lớn ở 184 quốc gia.
Kết quả được công bố trên tạp chí Lancet hôm 24/8, dựa trên dữ liệu từ 1.201 nghiên cứu liên quan đến 104 triệu người ở 184 quốc gia. Các nhà nghiên cứu ước tính có 652 triệu nam giới và 626 triệu phụ nữ bị tăng huyết áp, tính đến năm 2019. Gần một nửa trong số họ không biết về tình trạng của mình, hơn một nửa không được điều trị.
Phác đồ điều trị và kiểm soát bệnh tăng huyết áp đã được cải thiện ở nhiều quốc gia, khoảng 45% người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc để điều trị bệnh. Chỉ 1/4 người kiểm soát được bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Tăng huyết áp được coi là kẻ giết người thầm lặng. Bệnh hiếm khi có triệu chứng nhưng có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim và suy thận.
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số: huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên khi tim co bóp; huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới khi tim thư giãn. Chỉ số huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu: 120-129 mmH và/hoặc huyết áp tâm trương: 80-84 mmHg. Khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg thì bạn bị tăng huyết áp.
Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm cân. Nếu điều này không đủ để cải thiện tình trạng, bệnh nhân có thể được kê thuốc.
Khỏe mạnh tại nhà: Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc (Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19.
GS.TS.BS Trương Quang Bình khám cho người bệnh tim mạch. ẢNH: BVCC
Một nghiên cứu trên người nhiễm COVID-19 cho thấy, tỉ lệ tử vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có. Nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho Bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định.
Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp... Trong trường hợp có chỉ định tái khám, phải đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.
Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn... thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Phụ nữ có thai nhiễm Covid-19 được chăm sóc ở bệnh viện dã chiến thế nào?
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất.
Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích.
Người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc và thực hiện tốt 5K Trong đại dịch COVID-19, đối với người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tốt 5K để phòng ngừa dịch bệnh... Người bệnh cao huyết áp không nên tự ý dừng thuốc vì lo ngại COVID-19. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên...