“Hồn ma báo oán” – kịch kinh dị với câu chuyện quả báo rùng rợn
“Giết người thì phải đền tội” – câu châm ngôn về quả báo từ xa xưa của cha ông đã được đặt đúng chỗ trong vở kịch kinh dị “ Hồn ma báo oán” của Công ty CP Đầu tư giải trí Phước Sang.
Vở kịch “ Hồn ma báo oán” – tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Hữu Nghĩa, Giám đốc sản xuất Lưu Phước Sang trước khi tham gia Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012 đã từng làm mưa làm gió với nhiều suất diễn cùng số lượng khán giả vào rạp xem rất đông ở TP HCM. Đến Huế trong liên hoan, vở kịch đã được người dân Huế đón nhận với lượng người đi xem đông còn hơn cả vở “ Làm…” – hiện tượng sân khấu khi ùn ùn khán giả xem kín rạp.
Tuy đông người ngồi trong rạp nhưng khi màn kịch bắt đầu nổi lên thì tất cả có cảm giác rờn rợn về một không gian u ám ở bãi vàng – nơi gia đình vợ chồng anh Ba đào được một khối vàng cực lớn. Trong đêm đó, anh Ba uống rượu ăn mừng và vô tình tiết lộ cho người hàng xóm thân cận là chú Hùng (đang qua nhà mượn tiền cho vợ đi sinh) về việc mình đã giàu lên bất ngờ vì đào được của quý. Tà tâm nổi lên, Hùng lợi dụng lúc anh Ba say rượu vào ngủ đã bóp cổ cho đến chết. Vô tình lúc đó, vợ anh Ba đi về thì cũng bị Hùng tàn nhẫn dùng dao giấu trong người đâm chết chị Ba lẫn đứa con đang mang trong bụng. Sau đó, Hùng lấy hết số vàng của vợ chồng anh Ba rồi phóng hỏa đốt cả nhà vợ chồng Ba để phi tang.
Một cảnh rờn rợn người trong kịch
Những tiếng động của côn trùng rả rích của vùng đào vàng hoang vắng thập niên 70 kết hợp những tiếng động bất ngờ tạo cảm rùng rợn đến nổi da gà trong màn giết người của Hùng đã khiến nhiều khán giả Huế thót tim, ngồi yên phăng phắc tại chỗ không dám cử động vì quá sợ. Và vở diễn chuyển sang cảnh mới khi gia đình Hùng đã trở thành đại gia khi Hùng chiếm được số vàng của chú Ba sau 20 năm.
Tuy nhiên, những biến cố lại bắt đầu xảy ra tại đây khi Minh – đứa con út của Hùng (sinh ra vào ngày mà Hùng dắt vợ con rời khỏi bãi vàng sau khi giết chết vợ chồng Ba) bị điên điên khùng khùng và có những hành động như anh Ba đã nhập vào người. Đứa con đầu của Hùng thì theo con đường xã hội đen, đâm thuê chém mướn đòi nợ thuê, may thay đứa con gái quen một kỹ sư học ở bên Tây về và có một tình yêu rất đẹp.
Nhưng vào buổi đêm, Hùng luôn gặp ác mộng và những cảnh bóng ma đến hù dọa, y nổi khùng và có lần đã suýt bóp cổ chết đứa con trai út vì vào giường ngủ của y tìm đồ chơi. Sau khi biết vợ chồng chú Ba bị chết cháy trong vụ cháy ngày nào, vợ Hùng cầu nguyện hàng ngày, trái lại Hùng vô cùng kinh sợ khi ai nhắc đến vợ chồng chú Ba.
Ông Hùng bị tâm thần không ổn định khi nghĩ về tội lỗi tày trời mà mình đã gây ra
Vào ngày sinh nhật con út, vợ Hùng cũng lập bàn cúng, Hùng về nhà mà bủn rủn tay chân. Tối đó, một tai nạn bất ngờ khi người con trai đầu của Hùng đang ngủ trên ghế salon thì bị cây đèn chùm rò điện và rơi xuống làm chết ngay tại chỗ. Vợ Hùng nghe con kêu cứu chạy vào thì cũng bị giật điện và chết luôn. Sau đó vài ngày, người con gái của Hùng cũng bị chết bất đắc kỳ tử.
Đau đớn đến tột độ, Hùng van xin vong hồn vợ chồng chú Ba và con tại sao không giết mình đi và hoảng sợ bỏ chạy ra khỏi nhà trong tiếng kêu vọng lại của đứa con út: “mãi mãi về sau liệu có chạy thoát hay không?”
Với sự diễn xuất thăng hoa của 2 nhân vật chính là Mạnh Tràng (vai chú Ba và vai Minh), Bảo Trí (vai Hùng), dù có nhiều đoạn hài chọc cười khán giả trong các cảnh đối thoại, tuy nhiên phần ấn tượng nhất của vở diễn là đem tới sự nổi da gà cho toàn bộ khán giả Huế lần đầu xem kịch kinh dị. Trong những cảnh tối, bỗng chốc vài bóng trắng thoắt ẩn hiện hay lao ra như điện giật. Vài bóng ma vụt qua trên trần căn phòng hay tiếng nói từ cõi khác của chú Ba đã chết nói với ông Hùng làm tê lạnh thần kinh mọi người. Vở diễn cũng được sự tán thưởng nhiệt liệt của khán giả bởi những yếu tố hài hay kinh dị bất ngờ rất sáng tạo của đoàn kịch. Đọng lại cuối cùng vẫn là một câu chuyện báo oán có thể đã xảy ra thực trong xã hội về: kẻ nào làm việc ác ắt phải đền tội không chỉ gánh hậu quả trực tiếp lên bản thân, gia đình mà còn phải cắn rứt lương tâm cả đời.
Video đang HOT
Anh Ba đào được số vàng lớn, hai vợ chồng mừng rỡ vì sẽ được giàu có trong nay mai
Nhưng cũng ngay tối đó, màn thảm kịch đã xảy ra với anh Ba khi Hùng tình cờ biết được câu chuyện đào được vàng khối do chính anh Ba kể trong lúc say
Hùng ra tay giết 2 vợ chồng anh Ba, kể cả đứa con nằm trong bụng chị Ba cũng chết theo mẹ
Hiệu ứng sân khấu cảnh nhà anh Ba bị Hùng phóng hỏa đốt phi tang trong đêm
Gia đình của ông Hùng sau 20 năm đã thành đại gia nhờ số vàng chiếm được
Nhưng rồi những dằn vặt, trăn trở đã tìm về với kẻ sát nhân
Những cảnh kinh dị với hồn ma báo oán làm thót tim khán giả
Con đầu của ông Hùng tử nạn vì dính phải chùm đèn rơi xuống
Tiếp đến là cái chết của vợ ông Hùng
Và người con gái
Những chuỗi ngày dằn vặt trong đau đớn của kẻ sát nhân, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Ác giả thì phải nhận ác báo
Khán giả không rời mắt khỏi sân khấu nửa phút vì vở kịch mang hơi hướng kinh dị đã làm khán giả bị “chôn chặt” trên ghế
Theo Dân trí
Sân khấu nháo nhác vì kịch "16+"
Tự trang trải thì phải cch
Cả hai vở Làm..." n"ều khai thác khá kỹ cảnh phòng the trên su. Nó khiến khán giả lầnầu xem có chút lạ lẫm, nhất là khán giả Huế. Nhưng cũng từ hai vở diễn này, lượng khán giảến xem bu diễn tại Nhà văn hóa Huế tăngột biến, nhất lào buổi tối. Cóu ngưi phải bỏ về vì không có chỗ ngồi do ng nực.
NSƯT Hồng Vn chia sẻ:Dù i cch hay không, quan trọng là sựánh giá tác phẩm từ phía khán giả. Khán giảkhô lắm nên không thể i cchơn giảnược, dù anh có cởi truồng cũng chẳng ai xem".
Những cảnh nhạy cảm trong vởLà. Ảnh: L.Đ.Dũng
Hai vở tham gia ln hoan lần này của su Phú Nhuận là mộtn hình nhất cho phong cách su Sài Gòn. Nhnh phòng the, cảnhược diễn tả chi tiết, thậm kéo dài. Trong vởLà là cảnh nhn vật Đào Xun, Huyền ăn mặc hở hang, những tiếng rên rỉ của phòng the, cảnh Đào Xun xoa xoa vòng một của Huyền... Vở, cảnh phòng the giữa cô vợ anh bác sĩ, cô vợứa cháu trai của chồng diễn ra khá dàiu nàyã khiến BTC Nhà văn hóa Huế phải lưu ý hạn chế khán giả dưi 16 tuổi ti xem những vở kịch có cảnh. Những ngưi trong gii thì xem một sự táo bạoúng cái kuchất Sài Gò.
NS Hồng Vn khá thẳng thắn:Trongu kiện khó khăn hiện nay, việc làm mi cách diễn kị tất yếu, phải gần gũi sống kéoược khán giả ti xem. Vi nhữngoàn kịch xã hội hóa như Phú Nhuận,ến những cáinh vít phục vụ bu diễn cũng phải tự trang trải thì thương mại cu tất yếu, dù muốn dù khô.
Thực tế, tại su Phú Nhuận, dù những vở diễn do cácạo diễn trẻ tự tay dàn dựng cũng phảạt tu diễnược từ 30-40 suất mược cất. Trongó, có những vở nhưSốỏ"ãược diễn từ 10 năm nay,ến nay vẫn tiếp tục diễnó là cách mà NS Hồng Vnặt ra, vừa tạoộng lực cho cácạo diễn sáng tạo những kịch bản hay, nhưng trên hết làáp ứ nguồn thu kinh tế.
Trên su chỉ diễn tả ưc lệ
Hiện vẫn có sự khác biệt về quan niệm bu diễn su giữa Hà Nội TPHCM. Gii su mn Bắc vẫn cho rằngã là su thì làng kinhn. Nghĩa rằng như ln quanến những cảnh phòng the, bạo lực...thì chỉ cần ưc lệ, tự khắc khán giả sẽ hu. Su mn Nam thì cho rằng, cần nhất là khán giả, ai cũng có thể thích thú xemược. Những vở kịch phải làm sao làm khán giả thấyược mình ở trongó, thấy mình sẽ giải quyếtược gì khi là nhn vật trongó.Diễn theo cách ưc lệ có lẽ chỉ hợp cáchy 10 năm. Còn gi phải hòaoi sống mi cóược sự hấp dẫn,ó là sự phồn thực. Ở nưc ngoài, thậm ngưi ta cònưa nưc lửa lên su nữa kia" - NS Hồng Vn bộc bạch.
Đứng ở một cách nhìn khác, nhà bn kịch Lê Quý Hn cho rằng, su nêu lên những vấnề chung mang tính xã hội. Ởó không có những số phận cụ thể. Như vậy, hình thức gợi ý ưc lệ trong diễn tả trên su làu tất nhn. Còn muốn chi tiết hayi su thì có báo, cóiện ảnh...
Như vậy, dù muốn hay không thì việc thương mại hóaã dầnio các su, mà hiện tại là các su phía nam. Và như thế, việcánh giá một tác phẩm nghệ thuật, dựa trên việc thu hút khán giả hay dựa trên phong cách bu diễn truyềng, hiệnạang là vấnề lnặt ra cho nền sch nưc nhà.
Theo Laoộng
"Anh tài" TP.HCM tham gia Hội diễn Sân khấu kịch chuyên nghiệp Dù ba sân khấu lớn của TP.HCM là Idecaf, Hoàng Thái Thanh và Nhà hát Kịch TP.HCM không tham gia Hội diễn nhưng kịch thành phố vẫn khá rôm rả với bảy vở diễn của năm đơn vị: Nhà hát Kịch Sân khấu Nhỏ, SK kịch Hồng Vân, SK Thế giới trẻ, SK Nụ cười mới và Kịch Sài Gòn. Đời như ý...