Hỗn loạn sau khi hoãn phiên tòa xét xử 8 bị cáo cưa 12 cây tràm
Khoảng 9 giờ ngày 24.11, sau khi chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đọc quyết định tạm hoãn xét xử vụ án đối với Đinh Trọng Thúc, cùng 7 bị cáo khác về tội “hủy hoại tài sản”, những người dự khán đã la ó, đập bàn… để phản đối, gây hỗn loạn tại TAND TP.Biên Hòa (Đồng Nai).
Quang cảnh hỗn loạn trong phòng xử sau khi chủ tọa công bố quyết định hoãn xét xử – Ảnh Gia Khánh
8 bị cáo đưa ra xét xử gồm, Đinh Trọng Thúc (48 tuổi), Nguyễn Thị Anh (42 tuổi, vợ Thúc), Vũ Thị Mộng Thu (49 tuổi), Nguyễn Tồn Chí (52 tuổi, chồng Thu), Ngô Quang Tuyên (35 tuổi), Vũ Thị Mộng Huyền (42 tuổi, em ruột Thu), Đỗ Thị Le (64 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Hường (24 tuổi, cùng ngụ tại TP.Biên Hòa).
Theo cáo trạng, vào ngày 26.10.1992, Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa ký hợp đồng với ông Ngô Văn Y. trồng và chăm sóc bảo vệ rừng với diện tích 1 ha tại KP.8, phường Long Bình (TP.Biên Hòa). Năm 2001, Trung tâm lâm nghiệp khai thác và trồng lại keo lai trên diện tích khai thác.
Ngày 4.12.2001, ông Y. nhượng lại hợp đồng cho Nguyễn Đức H. để tiếp tục chăm sóc và hưởng lợi sản phẩm.
Năm 2005, ông H. sang nhượng cho vợ chồng Vũ Mộng Thu và Nguyễn Tồn Chí 4.800 m2 với giá 260 triệu đồng; sang nhượng cho vợ chồng ông Đinh Trọng Thúc và Nguyễn Thị Anh 243 m2 với giá 100 triệu đồng (tất cả đều bằng giấy tờ viết tay).
Video đang HOT
Đến năm 2006, vợ chồng Thu và Chí sang nhượng (cũng bằng giấy tờ viết tay) cho Đỗ Thị Le 499,5 m2 với giá 150 triệu đồng; sang nhượng cho Nguyễn Quang Tuyên 270 m2 với giá 100 triệu đồng; sang nhượng cho Vũ Mộng Huyền 150 m2 với giá 20 triệu đồng.
Ngay tại bãi giữ xe, nhiều người la ó, phản đối cơ quan tiến hành tố tụng – Ảnh Gia Khánh
Vào ngày 13.10.2013, Thúc, Thu, Chí, Tuyên, Huyền, Le, Anh và Hường đến cưa 12 cây keo lai có độ tuổi trên 12 năm để dọn đất thì bị Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa phát hiện, lập biên bản và chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Biên Hòa xử lý.
Qua trưng cầu, Phòng Tài chính – Kế hoạch TP.Biên Hòa kết luận, 12 cây keo lai trị giá trên 10,6 triệu đồng. Ngày 4.3.2014, Cơ quan CSĐT Công an TP.Biên Hòa đã khởi tố vụ án “hủy hoại tài sản”; đến ngày 7.5.2014 thì khởi tố 8 bị can nêu trên, 5 người bị bắt tạm giam từ đó cho đến nay.
Tại phiên tòa, do 1 trong 3 luật sư bào chữa cho 8 bị cáo và luật sư bảo vệ cho nguyên đơn dân sự cũng như nguyên đơn dân sự (Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa) vắng mặt không có lý do nên chủ tọa quyết định hoãn phiên tòa.
Ngay lập tức, bên dưới nhiều tiếng la lối vì Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa, đơn vị tố cáo 8 bị cáo hủy hoại tài sản, nhưng không dám đến tòa.
Chưa hết, nhiều người còn đập bàn, la ó cơ quan tiến hành tố tụng bắt bỏ tù các bị cáo oan sai; nơi 8 bị cáo cưa tràm đã biến thành đại công nhà xưởng từ lâu nhưng không ai bị xử lý…
Đặc biệt, nhiều người dự khán lớn tiếng yêu cầu Hội đồng xét xử cho bị cáo Thu và Huyền được tại ngoại về chịu tang mẹ (mất ngày 23.11) nhưng không được chấp thuận.
Nhân viên bảo vệ tòa án và cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an TP.Biên Hòa phải vất vả ngăn cản, để lập lại trật tự. Nhưng trật tự chỉ được vãn hồi khi Cảnh sát 113 được điều động đến tòa án để giải tán đám đông.
Theo thông báo, phiên tòa sơ thẩm dự kiến mở lại vào ngày 15.12.
Gia Khánh
Theo Thanhnien
Sẽ 'trảm' nhà thầu để chậm tiến độ thi công đường Hồ Chí Minh
Những nhà thầu năng lực yếu sẽ bị theo dõi sát sao, nếu chậm tiến độ sẽ bị thay thế bằng đơn vị khác.
Trong chuyến kiểm tra dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên từ ngày 14 đến 16/11, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường đã yêu cầu Ban quản lý đưa một số nhà thầu vào diện theo dõi đặc biệt. Trong tháng 11 này nếu các đơn vị không có biến chuyển sẽ cho dừng thi công và thay thế bằng đơn vị khác.
Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh Lâm Văn Hoàng báo cáo, tiến độ thi công hiện cơ bản đảm bảo, sản lượng xây lắp đạt hơn 30%, giải ngân được 814 tỷ đồng. Ban quản lý đã rà soát năng lực các nhà thầu có nguy cơ chậm tiến độ, đưa vào diện theo dõi đặc biệt.
Vị tổng giám đốc cũng xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải về việc có thể "trảm" nhà thầu trước rồi báo cáo về Bộ sau nếu để chậm tiến độ. "Ban sẽ theo dõi các chủ đầu tư và báo cáo tiến độ hàng tháng, nếu cảm thấy không đạt sẽ cho cắt luôn", ông Hoàng nói.
Dự án đường hồ Chí Minh đang trong giai đoạn triển khai quyết liệt. Ảnh: Lam Hồng
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hoàng Công Lự cho biết phần giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành và yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trong mùa khô, đồng thời phải đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến. "Hiện tại ô tô đi từ Gia Lai đến Đăk Lăk mất hơn 6 giờ, tức gấp đôi thời gian khi chưa nâng cấp. Đây là tuyến đường huyết mạch nên nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, địa phương sẽ tạo điều kiện tốt nhất" ông Lự phát biểu.
"Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải kết thúc trước ngày 30/6/2015. Đây là tiến độ cuối cùng, không gia hạn thêm vì đã được thủ tướng thông qua. Trong tháng 11 này, đề nghị Ban quản lý dự án giải quyết dứt điểm những nhà thầu yếu kém", Thứ trưởng Giao thông kết luận.
Lam Hồng
Theo VNE
Giao thông hỗn loạn vì nam thanh niên kẹt dưới gầm xe buýt Sáng nay, giao thông ở mũi tàu Trường Chinh - Cộng Hòa (TP HCM) bị rối loạn suốt 3 giờ khi nam thanh niên bị xe buýt cán chết, kẹt cứng dưới bánh xe. 6h, xe máy do người đàn ông (chưa rõ danh tính) chạy trên làn ôtô đường Trường Chinh với tốc độ cao, theo hướng An Sương đi đường Cộng...