Hỗn loạn chính trị ở Libya làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng dầu toàn cầu
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm một số nước Trung Đông nhằm tăng sản lượng dầu vào thị trường toàn cầu, bất ổn chính trị ở một khu vực khác của OPEC có nguy cơ làm suy giảm nỗ lực này.
Lybia tiếp tục rơi vào bất ổn chính trị. Ảnh: Aa.com.tr
Sản lượng dầu của Libya đã sụt giảm kể từ giữa tháng 4 sau khi những cuộc biểu tình khiến cho một số mỏ dầu và cảng buộc phải đóng cửa. Một cuộc xung đột nội bộ tranh giành quyền lực hiện chưa có dấu hiệu kết thúc, trong khi các cuộc biểu tình về tình trạng thiếu nhiên liệu và điện đang lan rộng. Vì vậy, sản lượng dầu của nước này có thể suy giảm hơn nữa nếu không có giải pháp.
Bob McNally, Chủ tịch của công ty tư vấn Rapidan Energy Group và từng là một quan chức Nhà Trắng, cho biết: “Chúng ta đã mất một nửa nguồn cung của Libya và nguy cơ mất nửa còn lại có khả năng tăng cao trong những tuần tới”.
Cuộc khủng hoảng xảy ra đúng lúc các nhà nhập khẩu dầu mỏ kêu gọi cung cấp thêm cho thị trường. Giá dầu thô tăng trên 100 USD/thùng sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, kéo theo việc phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva, gây ra sự gián đoạn lớn nhất cho thị trường trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù giá dầu đã giảm trong tháng qua trong bối cảnh lo ngại về suy thoái ở các nền kinh tế lớn, nhưng chúng vẫn tăng gần 30% trong năm nay, với chi phí nhiên liệu tăng cao dẫn đến lạm phát leo thang và làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng giá sinh hoạt.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Biden sẽ tìm cách thuyết phục các quốc gia vùng Vịnh bơm thêm dầu khi ông đến thăm Saudi Arabia ngày 15/7. Ông Biden cũng cho biết sẽ giải quyết “bế tắc chính trị” của Libya.
Illiasse Sdiqui, Phó Giám đốc công ty quản lý rủi ro Whisnking Bell, cho rằng: “Xung đột ở Libya đã đạt đến mức độ phức tạp cao. Trong tất cả các kịch bản, triển vọng của ngành dầu mỏ sẽ vẫn ảm đạm và việc duy trì được mức sản xuất là khó có thể xảy ra”.
Xuất khẩu từ nước này, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất châu Phi, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng là 610.000 thùng/ngày vào tháng 6, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) đã đình chỉ xuất khẩu các chuyến hàng từ các cảng chính Es Sider và Ras Lanuf hai tuần trước. Các bến gần đó như Brega và Zueitina đã không xử lý bất kỳ thùng dầu thô nào trong gần hai tháng, mặc dù NOC đã dỡ bỏ điều khoản bất khả kháng – một điều khoản pháp lý cho phép họ tạm dừng xuất khẩu – trong tuần này.
Libya đã sa lầy vào cuộc xung đột kể từ sự sụp đổ của nhà lãnh đạo Moammar Al Qaddafi vào năm 2011, với việc các mỏ dầu thường xuyên bị các bên tham chiến khai thác để làm đòn bẩy. Các bên đã đạt thỏa thuận hòa bình kể từ khi ngừng bắn vào giữa năm 2020, nhưng nó dường như ngày càng mong manh sau khi cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới bị hoãn lại.
Thị trường dầu mỏ có thể đối mặt với viễn cảnh 'ngày tận thế'
Việc ngừng sản xuất dầu ở Libya và tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn nếu không tìm được nguồn cung mới.
Thế giới nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Ảnh: Reuters
Theo Tiến sĩ Cyril Widdershoven, nhà quan sát lâu năm về thị trường năng lượng toàn cầu, thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ rất biến động trong những tháng tới nếu năng lực hạn chế từ nhà sản xuất chính của OPEC được xác nhận. OPEC sẽ họp lại trong những ngày tới để thảo luận về các thỏa thuận xuất khẩu sau khi công bố Bản tin thống kê thường niên (ASB) 2022.
Trong nhiều năm, các nước OPEC là nhà sản xuất chính trên thị trường dầu mỏ. Với công suất dự phòng khoảng 3-4 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) luôn được coi là điểm đến cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng lớn trên thị trường dầu khí.
Trước đây, khi thị trường dư thừa, dường như không gì có thể đe dọa thị trường dầu mỏ, ngay cả khi xung đột lớn nổ ra ở Libya, Iraq hoặc những nơi khác. Tuy nhiên, sự mở cửa trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên lo ngại rằng các nhà sản xuất dầu hàng đầu, bao gồm Mỹ và Nga, không thể cung cấp đủ khối lượng cho thị trường. Các nhà sản xuất hàng đầu của OPEC là Saudi Arabia và UAE hiện đang được cho là sẽ tăng sản lượng lên mức cao trong lịch sử và do đó giúp hạ giá dầu.
Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn làm giảm 4,4 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỗi ngày trong những tháng tới, đã khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Tuần này, một kịch bản về "ngày tận thế" có thể xuất hiện trên các thị trường dầu mỏ, không chỉ do các chiến lược xuất khẩu của OPEC mà còn do bất ổn nội bộ gia tăng ở Libya, Iraq và Ecuador. Những bất ổn chính trị và kinh tế có thể xảy ra ở những nơi khác cũng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, trong khi việc khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sản lượng tăng đáng kể trong những tháng tới.
Các thị trường dầu mỏ toàn cầu từ lâu đã tin rằng OPEC có đủ năng lực sản xuất dự phòng để ổn định thị trường, đặc biệt là Saudi Arabia và UAE. Tuy nhiên, không có bằng chứng thực tế nào cho thấy OPEC đã tăng năng lực sản xuất trong ngắn hạn.
Một nghiên cứu của nhà phân tích hàng hóa Tobin Gorey của Ngân hàng Commonwealth lưu ý rằng hai nhà lãnh đạo trên của OPEC đang sản xuất với giới hạn công suất trong ngắn hạn. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Năng lượng UAE Suhail Al Mazrouei đã gây áp lực lên giá dầu khi ông tuyên bố rằng nước này đang sản xuất công suất gần tối đa dựa trên hạn ngạch 3,168 triệu thùng/ngày (bpd) theo thỏa thuận với OPEC và các đối tác.
Tổng thống Pháp Macron cũng thừa nhận rằng Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed cho biết UAE đang đạt công suất sản xuất tối đa trong khi tuyên bố rằng Saudi Arabia có thể tăng sản lượng thêm 150.000 thùng/ngày.
Do đó, áp lực sẽ gia tăng trong những ngày tới. Khả năng thiếu hụt năng lực sản xuất dự phòng hoặc không còn khả năng cung cấp, kết hợp với việc công ty dầu mỏ nhà nước Libya cho biết họ có thể tạm ngừng xuất khẩu từ vịnh Sirte - nơi chứa nhiều cảng chính của các thành viên OPEC và việc ngừng sản xuất dầu của Ecuador (520.000 thùng/ngày) trong những ngày tới do các cuộc biểu tình chống chính phủ, có khả năng dẫn đến giá dầu tăng đột biến.
Trong khi đó, nếu nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trên toàn cầu và nhiệt độ cao hơn trong những tuần tới, kết hợp với mức cao điểm bình thường về nhu cầu do Mỹ và EU vào mùa du lịch (sử dụng nhiều ô tô), tất cả đều có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
Dông bão chưa qua ở Sri Lanka Việc nhà lãnh đạo Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phải từ chức tổng thống và rời khỏi đất nước được coi là kết quả khó tránh khi hòn đảo 22 triệu dân này phải chứng kiến cuộc khủng hoảng kép chính trị, kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Sri Lanka giành độc lập năm 1948. Ông Ranil Wickremesinghe khi đương nhiệm chức...