Hòn đảo tiệc tùng ưa thích của các tỷ phú và ngôi sao
Đảo Mykonos ở Hy Lạp là nơi thường xuyên diễn ra các bữa tiệc hào nhoáng của giới tỷ phú, người nổi tiếng. Mọi tiện nghi ở hòn đảo rộng hơn 8.500 ha này đều rất đắt đỏ.
Đảo Mykonos trước kia là vùng đất vô cùng bình thường, không có gì đặc biệt. Nhưng khi cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy đến đây vào năm 1961, làn sóng người nổi tiếng du lịch đến Mykonos bắt đầu nở rộ.
Trong những thập niên tiếp theo, hòn đảo là nơi nghỉ dưỡng ưa thích, và diễn ra các buổi tiệc tùng của cộng đồng LGBT. Trong những năm gần đây, Mykonos nổi lên như một địa điểm nghỉ mát được ưa chuộng của giới siêu giàu và ngôi sao, người nổi tiếng.
Đường sá tại đây tương đối chật chội, và không có vỉa hè. Chỉ có khoảng 31 xe taxi trên đảo để phục vụ đi lại.
Vào mùa cao điểm trong khoảng tháng 7, tháng 8, những nơi rẻ nhất ở hòn đảo xa xỉ này có giá trung bình lên đến 110 euro (gần 123 USD) mỗi đêm.
Được biết đến với biệt danh “hòn đảo của những cơn gió”, trò chơi nổi tiếng nhất ở Mykonos là dù lượn.
Video đang HOT
Sự xa hoa ở đây có thể được nhìn thấy dọc bờ biển khi hàng loạt du thuyền của giới siêu giàu neo đậu, tiêu biểu là chiếc du thuyền của ông trùm thời trang Stefano Gabbana.
Bãi biển nổi tiếng nhất trên hòn đảo này có tên là Psarou, địa điểm vui chơi ưa thích của những ngôi sao ngành giải trí như Russell Crowe, Kendall Jenner, và Lindsay Lohan.
Mykonos có đến 25 bãi biền, và mỗi bãi lại có những nét độc đáo riêng biệt.
Scorpios là quán bar bãi biển nổi tiếng nhất và đắt đỏ nhất tại hòn đảo này. Được khai trương vào năm 2015, Scorpios mang phong cách Địa Trung Hải pha lẫn Morocco, và luôn trong tình trạng chật cứng người.
Ngắm hoàng hôn là một trong những hoạt động phổ biến nhất của các du khách khi đến đây. Bầu trời vào lúc đó sẽ mang những gam màu rực rỡ như vàng, cam, đỏ và tím.
Đặc điểm nổi bật của Mykonos phải kể đến những cối xay bột mì cổ điển có mặt ở khắp hòn đảo, được xây từ thế kỷ 16.
Nhiều cửa hiệu thời trang lộng lẫy nằm trên những con phố chính ở Mykonos, từ các thương hiệu địa phương cho đến những thương hiệu xa xỉ toàn cầu, điển hình là Louis Vuitton.
Nhà hàng Ling Ling Hakkasan trên đảo đã được nhận sao Michelin cao quý dành cho ngành ẩm thực. Mỗi phần ăn 2 người tại đây có giá trung bình hàng trăm USD.
Vào nửa đêm, nhiều du khách giải trí bằng cách đến Cavo Paradiso, một club ngoài trời với sức chứa 2.000 người. Cavo Paradiso đã được nhiều nghệ sĩ DJ nổi tiếng đến trình diễn, đặc biệt là DJ Afrojack. Giá vé tại đây trung bình khoảng 30-60 USD.
Theo news.zing.vn
Ngành F&B Việt Nam phát triển nóng từng năm, song tỷ suất lợi nhuận so với thế giới còn rất thấp
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực".
Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ngành ẩm thực nước có những bước tăng trưởng vượt bậc trong suốt 5 năm qua với số lượng nhà hàng, quán cà phê, Pub và Bar tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng.
Đặc biệt, không ít hơn một lần Việt Nam là điểm đến số 1 trong thị trường F&B khu vực, theo dữ liệu từ Hiệp hội Nhà hàng singapore. Thống kê của Dcorp R-Keeper cũng cho thấy, Việt Nam hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản.
Mặt khác, Việt Nam còn đang đón nhận làn sóng đầu tư chuyển dịch từ Đài Loan. Khi mà, những năm gần đây do ảnh hưởng từ Trung Quốc nên thị trường F&B tại Đài Loan giảm rất mạnh, nhà đầu tư theo đó đi tìm thị trường mới và Việt Nam là điểm đến được ưu tiên lựa chọn.
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Phân tích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết Việt Nam khác thế giới hai điểm:
Thứ nhất, người ta học xong mới làm, Việt Nam thì ngược lại làm xong mới học. Trong đó, những đơn vị kinh doanh ngành hàng F&B thì đa số là có tiền, họ nhìn thấy cửa hàng bên cạnh mở ra và phát triển tốt nên bắt chước làm theo, và chưa được trải qua những bài học gì về lĩnh vực này trước đó.
Thứ hai, người Việt Nam có tư duy giấu nghề. Khác với người nước ngoài, một đơn vị làm tốt sẽ chia sẻ cho đối tác, và các bên cùng phát triển. Ngược lại, tại Việt Nam nếu có một người nào làm tốt thì sẽ giấu đi, coi như bí quyết gia truyền và rất sợ người khác học theo, làm theo và thành công theo. Nhìn chung, người Việt còn theo kiểu mạnh ai nấy làm, dẫn đến không có sự liên kết, cộng hưởng cùng phát triển cùng khai thác thị trường.
Kết quả, tỷ suất lợi nhuận ngành F&B còn rất thấp so với thế giới. Bên cạnh nguyên nhần về tư suy và cách làm như đã nói trên, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với nhiều gánh nặng rất lớn, từ nợ vay, chi phí mặt bằng đến đào tạo nhân sự, thuê chuyên gia ngoại...
Trước những tồn tại này, ông Chử Hồng Minh cho rằng để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đồng quan điểm, ông Lê Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề hiện nay là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước.
Trong đó, các chuyên gia cũng khuyến khích doanh nghiệp làm từng bước thật kỹ càng, không vội vã. Bên cạnh việc đưa ẩm thực thế giới về Việt Nam thông qua du lịch, giao lưu văn hoá... chiều ngược lại khi đưa ẩm thực Việt Nam ra ngoài thế giới, chúng ta cần thử nghiệm, quan sát sự đón nhận của khách bạn và từng bước từng bước mở rộng.
Thảo Anh
Theo Trí thức trẻ
Thiếu nữ Mông Cổ 15 tuổi săn sói và chụp ảnh selfie với đại bàng Ở phía tây Mông Cổ, săn thú cùng đại bàng là phần quan trọng của văn hóa địa phương và là cách để các thanh niên trong thời đại công nghệ kết nối với thế hệ lớn tuổi. Zamanbol, 15 tuổi, là một thợ săn đại bàng. Vào cuối tuần, cô bé thường cưỡi ngựa vào sâu trong những ngọn núi phủ tuyết...